Doanh nghiệp xã hội được hiểu như thế nào

Một trong những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2014 là quy định về tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội. Sau rất nhiều năm chờ đợi, cộng đồng doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam đang đứng trước một cơ hội mang tính chất bước ngoặt, lần đầu tiên doanh nghiệp xã hội được công nhận về mặt pháp lý. 

DOANH NGHIỆP XÃ HỘI LÀ GÌ?

Vậy doanh nghiệp xã hội là gì, có đặc điểm như thế nào và ở Việt Nam hiện nay có những loại hình doanh nghiệp doanh nghiệp xã hội nào?

Doanh nghiệp xã hội được hiểu một cách chung nhất là những doanh nghiệp hoạt động không vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Nó được thành lập với mục tiêu là để giải quyết một vấn đề xã hội nào đó mà doanh nghiệp đó theo đuổi, phần lớn lợi nhuận thu được dùng để phục vụ mục tiêu xã hội và môi trường.

Doanh nghiệp xã hội được hiểu như thế nào

Một số đặc điểm của doanh nghiệp xã hội:

Doanh nghiệp xã hội có những điểm đặc thù khác với đặc điểm của các hình thức kinh doanh, tổ chức phi lợi nhuận và các cơ quan quản lý nhà nước:

- Trực tiếp giải quyết các vấn đề xã hội và góp phần làm tăng những giá trị tốt đẹp mang bản sắc chung của toàn xã hội thông qua hàng hóa, dịch vụ hoặc hỗ trợ những người gặp hoàn cảnh khó khăn nhưng được doanh nghiệp tuyển dụng. Các vấn đề xã hội thường được quan tâm là bảo vệ giá trị văn hóa, tôn trọng các quan hệ xã hội, bảo vệ môi trường, cứu trợ, quyên góp, hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn, giải quyết các xung đột trong gia đình, cộng đồng…hoặc làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Nghĩa là các doanh nghiệp xã hội góp phần bảo vệ và phát huy những điều hay, lẽ phải và những giá trị xã hội nhưng chúng không phải là những tổ chức từ thiện hoặc tổ chức “cứu tế cứu đói” thuần túy.

- Tạo nguồn thu đáng kể từ các hoạt động mang tính kinh doanh. Đây là điểm gần như tương đồng với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hoặc cả các tổ chức phi lợi nhuận hoặc với doanh nghiệp có mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xã hội có quyền tiến hành kinh doanh để bù đắp chi phí và phát triển các giá trị xã hội, tuyệt nhiên không phải để tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, các doanh nghiệp này cũng cần có chiến lược vận hành nói chung và chiến lược phát triển tổng thể nói riêng khác cơ bản so với các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.

- Lấy việc mang lại những giá trị tốt đẹp đối với toàn xã hội làm mục tiêu cơ bản và bản chất của doanh nghiệp cũng như lợi thế so với các doanh nghiệp khác. Những giá trị tốt đẹp của toàn xã hội được thể hiện ở phát triển quan hệ tình cảm tốt đẹp giữa người với người trong xã hội, những quy tắc ứng xử, chuẩn mực và đạo đức xã hội…được mọi người tôn trọng và tuân thủ như các hoạt động cứu trợ, từ thiện, quyên góp ủng hộ nhân dân vùng bị thảm họa thiên nhiên…

Như vậy, các doanh nghiệp xã hội có phạm vi hoạt động khá rộng và có mối liên kết rộng rãi cũng như liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau. Sự tồn tại của nó gắn liền với các vấn đề xã hội và mục tiêu cơ bản của nó không phải là lợi nhuận mà là để bảo vệ và phát triển những giá trị xã hội, làm sâu sắc thêm hệ số giá trị xã hội cũng như giải quyết các vấn đề phức tạp về mặt xã hội mà các doanh nghiệp hoặc tổ chức lợi nhuận không thực hiện được.

 Doanh nghiệp xã hội có chức năng độc lập nhưng lại có sự phụ thuộc rất lớn vào sự ủng hộ của dư luận xã hội, chính phủ, cộng đồng và các đối tượng hữu quan khác. Từ những đặc điểm trên, có thể thấy quản lý doanh nghiệp xã hội rất phức tạp vì phải đồng thời thực hiện cả mục tiêu tài chính và mục tiêu xã hội trong đó mục tiêu xã hội được ưu tiên nhất. 

LUẬT DOANH NGHIỆP 2014 QUY ĐỊNH NHỮNG GÌ ?

Theo Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội:

 1. Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;

b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

2. Ngoài các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật này, doanh nghiệp xã hội có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Duy trì mục tiêu và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này trong suốt quá trình hoạt động; trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động muốn chuyển thành doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp xã hội muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật;

b) Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;

c) Được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp;

d) Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;

đ) Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

 Xem ngay: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Hà Nội

Doanh nghiệp xã hội được hiểu là một tổ chức có các hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu mang tính xã hội, lợi nhuận thu được sử dụng để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.

  • Theo quan điểm của một số hiệp hội như Ashoka, Echoing Green, Skoll Foundation, Schwab Foundation for Social Entrepreneurship, “doanh nghiệp xã hội là mô hình phát triển các giải pháp sáng tạo, hiệu quả nhằm giải quyết các vấn đề xã hội trên thế giới”
  • Theo các cơ quan chính phủ ở châu Á, “doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được thành lập nhằm tạo cơ hội đào tạo và việc làm cho các đối tượng yếu thế”.
  • Theo chính phủ Anh, “doanh nghiệp xã hội là một mô hình kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, và sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”.
  • Theo tổ chức OECD, “doanh nghiệp xã hội là những tổ chức hoạt động dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau, vận dụng tinh thần doanh nhân nhằm theo đuổi cả hai mục tiêu xã hội và kinh tế. Doanh nghiệp xã hội thường cung cấp các dịch vụ xã hội và việc làm cho các nhóm yếu thế ở cả thành thị và nông thôn. Ngoài ra, Doanh  nghiệp xã hội còn cung cấp các dịch vụ cộng đồng trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, môi trường”
  • Theo tổ chức hỗ trợ sáng kiến vì cộng đồng (CSIP), "doanh nghiệp xã hội là một khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các doanh nhân xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích và điều kiện hoạt động cụ thể; doanh nghiệp lấy lợi ích xã hội làm mục tiêu chủ đạo, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân nhằm đạt được cả mục tiêu xã hội, môi trường và kinh tế"
  • Theo Bambang Ismawan, người sáng tổ chức tín dụng vi mô, Quỹ Bina Swadaya ở Indonesia năm 1967, "doanh nghiệp xã hội là việc đạt được sự phát triển, mục tiêu xã hội (social development) bằng cách sử dụng giải pháp kinh doanh (entrepreneurship solution)”.
  • Theo Wikipedia, "doanh nghiệp xã hội là một tổ chức vì lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận áp dụng các chiến lược kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu từ thiện".

Mặc dù có nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau về doanh nghiệp xã hội. Tuy nhiên, tựu trung lại, doanh nghiệp xã hội có các đặc điểm chính như sau:

  • Doanh nghiệp xã hội đặt mục tiêu, sứ mệnh xã hội rõ nét ngay từ khi thành lập;
  • Sử dụng các hoạt động kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng là phương tiện để đạt mục tiêu xã hội;
  • Sử dụng phần lớn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh để đầu tư trở lại tổ chức, cộng đồng và cho mục tiêu xã hội.

Các doanh nghiệp xã hội hoạt động có những tác động lớn đối với xã hội, đó là: trách nhiệm tài khóa, an toàn, phát triển kinh tế và công bằng xã hội.

Ở Việt Nam, doanh nghiệp xã hội lần đầu tiên được quy định tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014. Theo đó, doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng; sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Doanh_nghiệp_xã_hội&oldid=61732681”

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, các tổ chức, doanh nghiệp vận hành theo mô hình doanh nghiệp xã hội đã có những bước phát triển đáng kể. Những tổ chức, doanh nghiệp này thường được nhận diện như là mô hình kết hợp giữa doanh nghiệp với tổ chức phi Chính phủ/phi lợi nhuận, hoạt động dưới các hình thức pháp lý khác nhau như CT TNHH, CTCP, hợp tác xã, quỹ, hiệp hội, câu lạc bộ…Dù tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, các tổ chức, doanh nghiệp đều có đặc điểm chung là hướng đến thực hiện mục tiêu xã hội ngay từ khi thành lập, với sản xuất kinh doanh là phương hướng hoạt động chủ đạo, nhưng lợi nhuận không phải mục tiêu cuối cùng và được sử dụng để tái đầu tư nhằm gia tăng giá trị xã hội. Vậy doanh nghiệp xã hội là gì? Cùng Luật Phamlaw tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Doanh nghiệp xã hội là một mô hình doanh nghiệp được xuất hiện sớm nhất ở Anh vào năm 1865, và sau đó phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước tư bản Châu Âu và Châu Mỹ Với bản chất là một mô hình kinh doanh được thành lập từ sáng kiến cộng đồng, bắt nguồn từ nhu cầu xã hội, các doanh nghiệp xã hội chủ yếu phát triển trong các lĩnh vực mang tính phúc lợi xã hội hoặc từ thiện mà không đặt nặng vấn đề lợi nhuận

Về cơ bản, thế giới hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm doanh nghiệp xã hội, bởi cách tiếp cận khái niệm này khác nhau.

Trong Chiến lược phát triển doanh nghiệp xã hội năm 2002, Chính phủ Anh định nghĩa: “Doanh nghiệp xã hội là một mô hình kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, và sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng thay về tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu

Khái niệm này đã bám sát được những đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp xã hội (i) Giống như các mô hình doanh nghiệp khác, doanh nghiệp xã hội cũng có hoạt động kinh doanh, (ii) Đặc trưng nổi bật của doanh nghiệp xã hội mà không có ở các doanh nghiệp thông thường khác là tính xã hội, doanh nghiệp xã hội được lập ra vì mục tiêu xã hội, (iii) Lợi nhuận của doanh nghiệp được tải phân phối lại cho tổ chức mà không phải cho bất kỳ cá nhân nào. Với những đặc điểm này, hiện nay, khái niệm này vẫn được cho là toàn diện nhất.

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa như sau: “Doanh nghiệp xã hội là tổ chức hoạt động dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau vận dụng tinh thần doanh nhân nhằm theo đuổi cùng lúc cả hai mục tiêu xã hội và kinh tế, doanh nghiệp xã hội thường cung cấp các dịch vụ: xã hội và việc làm cho các nhóm yếu thế ở cả thành thị và nông thôn Ngoài ra doanh nghiệp xã hội còn cung cấp các dịch vụ cộng đồng trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, môi trường”.

Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng – CSIP của Việt Nam xác định: “Doanh nghiệp xã hội là một khái niệm được dùng để chỉ hoạt động của các doanh nhân xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích và điều kiện cụ thể.”. Với định nghĩa này, CSIP cho rằng doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam lấy lợi ích xã hội làm mục tiêu chủ đạo, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân đạt được cả mục tiêu xã hội, môi trường và mục tiêu kinh tế. Khải niệm này của CSIP gắn doanh nghiệp xã hội với doanh nhân xã hội để nhấn mạnh vai trò của người sáng lập tổ chức. Tuy nhiên, định nghĩa này của CSIP chưa tiếp cận đến vấn đề phân phối lợi nhuận, ngược lại hướng doanh nghiệp xã hội hướng đến cả hai mục tiêu là xã hội và kinh tế.

Luật Doanh nghiệp năm 2020 của Việt Nam tại Khoản 1 Điều 10 cũng có quy định nếu các tiêu chí nhằm xác định một doanh nghiệp xã hội như sau:

“Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;

b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.”

Như vậy, pháp luật Việt Nam nêu định nghĩa về doanh nghiệp xã hội bằng cách nêu các tiêu chí nhận diện doanh nghiệp xã hội. Một doanh nghiệp xã hội muốn được thừa nhận ở Việt Nam phải đảm bảo các tiêu chí nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp xã hội phải lựa chọn hình thức pháp lý của công ty là Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty Hợp danh, hoặc doanh nghiệp tư nhân để đăng ký thành lập, đồng thời phải đặt mục tiêu xã hội và tái đầu tư theo quy định.

Từ những phân tích trên, Luật Phamlaw đưa ra một khái niệm chung nhất về doanh nghiệp xã hội như sau: “Doanh nghiệp xã hội là những tổ chức được thành lập trên cơ sở một doanh nghiệp với các mục tiêu về xã hội, về môi trường và vì lợi ích cộng đồng. Trong quá trình tổ chức và hoạt động phần lớn lợi nhuận của doanh nghiệp xã hội đều được tái phân phối đầu tư để mở rộng quy mô của tổ chức và sự phát triển của mục tiêu chung mà nó hướng tới”.

Đặc điểm của doanh nghiệp xã hội

Tuy có nhiều cách hiểu với nhiều định nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung doanh nghiệp xã hội có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, đặt mục tiêu, sứ mệnh xã hội lên hàng đầu ngay từ khi doanh nghiệp được thành lập.

Mục tiêu xã hội của doanh nghiệp được tuyên bố công khai, rõ ràng, minh bạch Mỗi doanh nghiệp xã hội được lập ra để giải quyết mục tiêu xã hội cụ thể, phục vụ cho một cộng đồng hay nhóm xã hội được công nhận, chứ không phải phục vụ cho cá nhân. Doanh nghiệp truyền thống cũng đem lại những hiệu quả xã hội tích cực, nhưng khác biệt so với cách tiếp cận của doanh nghiệp xã hội. Doanh nghiệp truyền thống sử dụng việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay tìm đến các giải pháp xã hội như một công cụ nhằm đạt được lợi nhuận cho chủ sở hữu của doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp xã hội sử dụng hoạt động kinh doanh như một công cụ để đạt được các mục tiêu xã hội của mình.

Thứ hai, sử dụng hoạt động kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng như một phương tiện để đạt được mục tiêu xã hội.

Hoạt động kinh doanh là nét đặc thù cũng như thế mạnh của doanh nghiệp xã hội so với các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, các quy từ thiện, bởi các tổ chức này chủ yếu nhận tài trợ và thực hiện các chương trình xã hội, đoanh nghiệp xã hội phải cạnh tranh bình đẳng, công bằng với các doanh nghiệp truyền thống trong cùng lĩnh vực. Tuy đó là một thử thách lớn, nhưng đem lại cho doanh nghiệp xã hội vị thế độc lập và tự chủ trong tổ chức và hoạt động của mình. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh có thể không bù đắp tất cả chi phí cho mục tiêu xã hội và doanh nghiệp xã hội có thể dựa một phân vào nguồn tài trợ. Do vậy, xây dựng một chiến lược kinh doanh tốt, có lợi nhuận, bền vững là một yêu cầu thiết yếu để đảm bảo doanh nghiệp xã hội thực hiện hiệu quả mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội.

Thứ ba, tái phân bố phần lớn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trở lại cho tổ chức, cộng đồng và mục tiêu xã hội.

Mô hình doanh nghiệp xã hội đòi hỏi lợi nhuận phải được tái phân phối trở lại cho hoạt động của tổ chức hoặc cho cộng đồng là đối tượng hưởng lợi. Hoạt động kinh doanh và mục tiêu xã hội là những đặc điểm mang tính cơ bản nhất của doanh nghiệp xã hội. Yêu cầu tài phân phối lợi nhuận là tiêu chí để phân định đặc điểm “vì lợi nhuận” hay “vì xã hội” của doanh nghiệp.

Ngoài những đặc điểm trên, hầu hết doanh nghiệp xã hội còn có những điểm khác như:

– Cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp xã hội mang tính xã hội. Cấu trúc sở hữu và quản lý của doanh nghiệp xã hội có sự tham gia của cộng đồng các bên liên quan, các bên hưởng lợi, Điều này cho phép doanh nghiệp xã hội có tính tự chủ cao. Trên thực tế, hầu hết doanh nghiệp xã hội đều có cấu trúc quản lý mỡ và dân chủ doanh nghiệp xã hội với mục tiêu chính là giải quyết các vấn đề xã hội, do đó hoạt động của doanh nghiệp gắn kết chặt chẽ với cộng đồng, các bên hưởng lợi và một số lượng đối tác động. Vì vậy, doanh nghiệp xã hội sẵn sàng chia sẻ “quyền lực” của mình với tất cả các bên liên quan, ví dụ như việc biểu quyết áp dụng nguyên tắc “một thành viên – một phiếu bầu 7 quyền biểu quyết” thay vì “đổi nhân – đối vốn” (quyền bỏ phiếu theo vốn góp).

– Phục vụ nhu cầu của nhóm đáy thấp xã hội. Một trong những sự mệnh đặc thù của doanh nghiệp xã hội là phục vụ nhu cầu của nhóm đáy thấp xã hội (gồm người nghèo, người yếu thế, nhóm người bị lể hóa). Thực tế cho thấy, Nhà nước khi đâm bảo đầy đủ an sinh xã hội cho nhóm đáy thấp xã hội, trong khi khu vực tư nhân cũng thường bỏ qua nhóm này, họ hưởng đến các nhóm có khả năng chi trả cao hơn làm khách hàng mục tiêu. Bởi vậy, doanh nghiệp xã hội đóng vai trò quan trọng, hướng đến những thị trường ngách, góp phần khắc phục “thất bại thị trường” và “thất bại nhà nước” thông qua việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ với giá rẻ cho đối tượng nhóm đáy của tháp xã hội.

– Sáng kiến kinh doanh từ cơ sở. Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp xã hội được hình thành tự phát từ nhu cầu cuộc sống thông qua việc các doanh nhân xã hội tìm thấy vấn đề xã hội và họ lựa chọn giải pháp kinh doanh như cách thức để giải quyết vấn đề. Đây là đối tượng gắn bó với cộng đồng hoặc bản thân cũng thuộc nhóm đối tượng hưởng lợi của sáng kiến đó. Với cách tiếp cận từ dưới cơ sở đã đem lại tính bền vững cho các giải pháp kinh doanh vì mục tiêu xã hội của doanh nghiệp xã hội.

– Tinh cởi mở và liên kết với nguồn lực hạn chế, doanh nghiệp xã hội luôn mong muốn chia sẻ các sáng kiến xã hội nhằm thu hút sự ủng hộ và tăng cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tài trợ cũng như hợp tác với các doanh nghiệp xã hội trong mạng lưới và các đối tác liên quan.

Các doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận thường hoạt động dưới các hình thức như trung tâm, hội, quỹ, câu lạc bộ, tổ/nhóm tự nguyện của người khuyết tật, người chung sống với HIV/AIDS, phụ nữ bị bạo hành. Hầu hết các doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận được phát triển lên từ nền tảng tổ chức phi chính phủ, bên cạnh đó cũng có một số xác định được mô hình ngay từ khi thành lập. Do vậy, tuy rất giống với các tổ chức phi chính phủ truyền thống, nhưng điểm khác biệt ở các doanh nghiệp phi lợi nhuận là khả năng đưa ra được những giải pháp mới và sáng tạo để giải quyết các vấn đề mà cả xã hội đang quan tâm. Nói cách khác, họ đưa ra những giải pháp có tính cạnh tranh cao để giải quyết những nhu cầu xã hội cụ thể, do đó có thể thu hút nguồn vốn đầu tư của những cá nhân và tổ chức đầu tư và tác động xã hội.

Đa số các doanh nghiệp loại này do các doanh nhân xã hội sáng lập, với sứ mệnh xã hội được công bố rõ ràng. Ngay từ đầu, doanh nghiệp đã xác định rõ sự kết hợp bền vững giữa sứ mệnh xã hội với mục tiêu kinh tế, trong đó mục tiêu kinh tế là phương tiện để đạt mục tiêu tối cao là phát triển xã hội. Lợi nhuận thu được chủ yếu để sử dụng tái đầu tư hoặc để mở rộng tác động xã hội của doanh nghiệp. Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận thưởng đăng ký hoạt động dưới các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2020.

Trên đây là bài viết về Doanh nghiệp xã hội là gì? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

Xem thêm: