Độ tuổi thành niên là bao nhiêu

Tuổi vị thành niên là giai đoạn phát triển trong đó tăng trưởng phụ thuộc của trẻ phụ thuộc vào sự đọc lập của người trưởng thành. Trong giai đọan vị thành niên, trẻ em trải qua sự thay đổi rõ ràng về phát triển thể chất, trí tuệ, và cảm xúc. Vậy tuổi nào thì được xem được tuổi vị thành niên? ACC mời bạn tham khảo bài viết Tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi?

Độ tuổi thành niên là bao nhiêu

Tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi?

1. Tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi?

Căn cứ Điều 1 Luật Trẻ em 2016 quy định về trẻ em như sau:

Trẻ em Trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Theo khoản 1 Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thành niên như sau:

Người thành niên

1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.

...

Căn cứ khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:

Người chưa thành niên

1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

....

Như vậy, hiện nay pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể như thế nào là tuổi vị thành niên và chưa vị thành niên. Chỉ có quy định về người chưa thành niên là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và người thành niên là từ đủ 18 tuổi trở lên.

Tuy nhiên một thông tin có thể tham khảo là tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên.

2. Trẻ vị thành niên được chia thành mấy nhóm?

Hiện nay, trẻ vị thành niên được chia thành 3 nhóm:

+ Người chưa đủ sáu tuổi: Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

+ Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi: Khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

+ Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi: Tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

3. Hình phạt áp dụng cho trẻ vị thành niên

1. Cảnh cáo

– Tính chất: là loại giáo dục sâu sắc, gây ảnh hưởng lớn tới tinh thần.

– Điều kiện áp dụng: Phạm tội thuộc loại ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ tại Điều 51 Bộ luật hình sự.

2. Phạt tiền

– Điều kiện áp dụng: Người chưa thành niên có độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi, có thu nhập hoặc có tài sản riêng.

– Căn cứ vào tình chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm, tình hình tài chính của người chưa thành niên, sự biến động của giá cả.

– Mức phạt: không quá ½ mức phạt Bộ luật hình sự quy định.

3. Cải tạo không giam giữ

– Điều kiện áp dụng: Người chưa thành niên có độ tuôi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng; hoặc phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc người từ đủ 14-dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý.

– Không bị khấu trừ thu nhập (nếu có)

– Thời hạn: không quá ½ thời hạn mà điều luật quy định.

4. Tù có thời hạn

– Điều kiện áp dụng: phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, không đủ điều kiện áp dụng hình phạt khác nhẹ hơn.

– Hình phạt áp dụng với người từ đủ 16 – dưới 18 tuổi:

+ Nếu điều luật quy định hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình thì phạt tù không quá 18 năm tù.

+ Nếu điều luật quy định hình phạt cao nhất là tù có thời hạn thì phạt tù không quá ¾ mức phạt.

– Hình phạt áp dụng với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi:

+ Nếu điều luật quy định hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình thì phạt tù không quá 12 năm.

+ Nếu điều luật quy định hình phạt cao nhất là tù có thời hạn thì phạt tù không quá ½ số năm phạt tù.

Thứ ba,xóa án tích:

– Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi;

+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;

+ Người bị áp dụng biện pháp tư pháp

– Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì đương nhiên xóa án tích nếu trong thời hạn 03 năm tính từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới.

Trên đây là bài viết Tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi? Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

18 đến 30 tuổi gọi là gì?

Căn cứ quy định tại Luật Thanh niên 2020 thì thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi; thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ...

Từ 16 đến 18 tuổi gọi là gì?

Tại Việt Nam quy định trẻ em là dưới 16 tuổi (luật bảo vệ trẻ em 2016), thanh niên là từ 16 - 30 tuổi, ngoài ra vị thành niên được xem là lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi. Trẻ em được luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi. Về mặt luật pháp vị thành niên là dưới 18 tuổi.

Từ 20 đến 30 tuổi gọi là gì?

Thanh niên (tiếng Anh: young adult), hay còn gọi là người trẻ hoặc người trẻ tuổi, là thuật ngữ chung chỉ một người trong độ tuổi từ khoảng 18-20 cho đến những năm 30 tuổi, mặc dù các định nghĩa và quan điểm về độ tuổi này vốn rất đa dạng, phong phú, ví dụ như lý thuyết các giai đoạn phát triển tâm lý xã hội của nhà ...

18 đến 25 tuổi là gì?

– Từ 17, 18 tuổi đến 25 tuổi : giai đoạn tuổi thanh niên. Vị thế xã hội của lứa tuổi thanh niên có nhiều thay đổi so với lứa tuổi trước đó. Một mặt các quan hệ xã hội của thanh niên được mở rộng.