Để chạy chương trình ta sử dụng tổ hợp phím nào

Câu 1 : Trong các tên sau đây, tên nào là hợp lệ trong ngôn ngữ Pascal.

A. 8a                         A. tamgiac            C. program           D. bai tap

Câu 2 : Để chạy chương trình trong Turbo Pascal ta dùng tổ hợp phím nào  ?

A. Ctrl + F9               B. Alt + F9                     C. F9                    D. Ctrl + Shitf + F9

Câu 3 :  Trong Pascal, khai báo nào sau đây là đúng cho khai báo biến ?

A. Var  tb: real;                   B. Type  4hs: integer;     C. Const  x: real;            D. Var  R = 30;

Câu 4 : Biểu thức toán học  (a2 + b)(1 + c)3 được biểu diễn trong Pascal như thế nào ?

A. (a*a + b)(1+c)(1 + c)(1 + c)                                   B. (a.a  + b)(1 +  c)(1 + c)(1 + c)

C. (a*a + b)*(1 + c)*(1 + c)*(1 + c)                           D. (a2 + b)(1 + c3

Câu 5: Để nhập dữ liệu ta dùng lệnh:

          A.Clrscr;       B.Readln(x);                 C. X:= ‘dulieu’;         d.Write(‘Nhap du lieu’);                               

Câu 6 : Bốn bạn A, B, C, D  đưa ra kết quả của phép chia, phép chia lấy phần nguyên và lấy phần dư của hai số nguyên 14 và 5 như sau :

A. 14/5 =2;   14 div 5 = 2;   14 mod 5 = 4       B. 14/5 =2.8;  14 div 5 = 2;    14 mod 5 = 4

C. 14/5 =2.8;  14 div 5 = 4;  14 mod 5 = 2      D. 14/5 =3;          14 div 5 = 2          ;   14 mod 5 = 4

Hãy chọn bạn làm đúng

Câu 7. Những từ nào sau đây là từ khoá?

A. Begin, Uses, End, Thong bao                                 B. Program, Begin, char, Uses,

C. Var, Const, Write                                          D. Program, Begin, Uses, end

Câu 8. Trong cấu trúc chương trình Pascal, phần nào là phần bắt buộc phải có?

A. Phần tiêu đề chương trình                                     B. Phần thân chương trình

C. Phần khai báo thư viện                                D. Phần khai báo biến.

Phần 2 : Tự luận

Câu 9 : Viết các biểu thức toán sau đây dưới dạng biểu thức Pascal : (3 điểm)

a. 15x2 + 30 (x+2)               b.                    c.

Câu 10 : (3 điểm)

Viết chương trình nhập vào 2 số nguyên  a, b từ bàn phím, tính trung bình cộng (TB) của hai số a, b và in kết quả ra màn hình.

Pascal là ngôn ngữ lập trình máy tính theo dạng lệnh được phát triển bởi giáo sư Niklaus Wirth (trường đại học kĩ thuật Zurich-Thuỵ Sỹ), tên Pascal được đặt để tưởng nhớ nhà toán học, triết học nổi tiếng người Pháp: Blaise Pascal.

Từ năm 1970 Pascal được phát triển và là kiểu ngôn ngữ đặc biệt thích hợp cho lối lập trình có cấu trúc. Bản chất Pascal dựa trên ngôn ngữ lập trình AlGOL. Pascal có ngữ pháp và ngữ nghĩa đơn giản, mang tính logic, cấu trúc chương trình ngắn gọn rõ ràng và dễ hiểu. Đây là ngôn ngữ thích hợp cho kiểu lập trình theo cấu trúc, đặc biệt dễ sửa chữa và cải tiến.

 

2. Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình Pascal

Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có ba thành phần cơ bản: bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.

a) Bảng chữ cái

  • Là tập hợp các kí hiệu dùng để viết chương trình
  • Trong ngôn ngữ Pascal bảng chữ cái bao gồm các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng anh, các chữ số 0 đến 9 và một số kí tự đặc biệt.

b) Cú pháp: là bộ quy tắc dùng để viết chương trình

c) Ngữ nghĩa: 

  • Xác định ý nghĩa thao tác cần phải thực hiện, ứng với tổ hợp kí tự dựa vào ngữ cảnh của nó.
  • Cú pháp cho biết cách viết một chương trình hợp lệ, còn ngữ nghĩa xác định ý nghĩa của các tổ hợp kí tự trong chương trình.
  • Lỗi cú pháp được chương trình dịch phát hiên và thông báo cho người lập trình biết, chỉ có các chương trình không còn lỗi cú pháp mới có thể được dịch sang ngôn ngữ máy.

 

3. Một số lưu ý khi viết chương trình Pascal

  • Mọi đối tượng trong chương trình đều phải được đặt tên theo quy tắc của ngôn ngữ lập trình và từng chương trình dịch cụ thể.
  • Trong một Turbo Pascal, tên một dãy liên tiếp không quá 127 kí tự bao gồm chữ số, chữ cái hoặc dấu gạch dưới.
  • Trong chương trình dịch Free Pascal tên có thể có độ dài tới 255 kí tự.
  • Ngôn ngữ Pascal không phân biệt chữ hoa chữ thường trong tên. Một ngôn ngữ lập trình khác.
  • Tên không bắt đầu bằng chữ số, không chứa dấu cách, không chứa kí tự đặc biệt

Nhiều ngôn ngữ lập trình, trong đó có Pascal đều phân biệt ba loại tên.

- Tên giành riêng

  • Là những tên được ngôn ngữ lập trình quy định với ý nghĩa xác định mà người lập trình không thể dùng với ý nghĩa khác.
  • Tên riêng hay gọi cách khác là từ khoá
  • Trong ngôn ngữ Pascal: program, var, uses, begin, end
  • Trong ngôn ngữ C++: main, include, while, void...

- Tên chuẩn

  • Là những tên được NNLT dùng với ý nghĩa nào đó trong các thưu viện của NNLT, tuy nhiên người lập trình có thể sử dụng với ý nghĩa khác.
  • Ví dụ một số tên chuẩn:

Trong ngôn ngữ Pascal: Real, Integer, Sin, Cos. Char...

Trong ngôn ngữ C++: cin, cout, getchar...

- Tên do người lập trình đặt

  • Được xác định bằng cách khai báo trước khi sử dụng và không được trùng với tên dành riêng
  • Các tên trong chương trình không được trùng nhau.

 

3.1. Hằng và biến

* Hằng là các đại lượng có giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình

Các ngôn ngữ lập trình thường có:

  • Hằng số học: nguyên hoặc số thực
  • Hằng xâu: là chuối kí tự đặt trong cặp dấu nháy đơn "hoặc trong dấu nháy kép". Trong Pascal hằng đặt trong cặp nháy đơn.
  • Hằng Logic: là các giá trị đúng hoặc sai

Là đại lượng được đặt tên, giá trị có thể thay đổi được trong chương trình

Các NNLT có nhiều loại biến khác nhau

Biến phải khai báo trước khi sử dụng

 

3.2. Chú thích:

  • Trong khi viết chương trình có thể viết các chú thích chco chương trình. Chú thích không làm ảnh hưởng đến chương trình
  • Trong Pascal chú thích được đặt trong (abc) hoặc (*abc*)
  • Trong C++ chú thích đặt trong /* và */

 

4. Cách viết một chương trình Pascal chạy trên máy tính

Bước 1: Gõ vào chính xác các lệnh sau:

Program (a);

Uses crt;

Var (b)

Begin

Clrscr;

(c)

Readln;

End.

Trong đó dấu (a) sau từ khoá program là tên chương trình (tuỳ ý đặt tên miễn là không có khoảng cách và không có số đứng đầu). Các dấu (b) sau var là khai báo tên và kiểu của biến, nếu cần sử dụng thì mới khai báo, còn không sử dụng thì có thể bỏ. Các dấu dưới Clrscr là các câu lệnh của chương trình Pascal để thực hiện các yêu cầu của chương trình.

Bước 2: Đọc ký và phân tích các yêu cầu của chương trình để tìm ra cách giải có thể sử dụng phù hợp với các câu lệnh của chương trình Pascal.

Bước 3: Gõ các câu lệnh đã tìm ra ở bước 2 vào phần (c)

Bước 4: dích và chạy chương trình bằng cách nhấn phím F9 hoặc Ctrl F9. Nếu ra các dòng lệnh viết sai thì phải sửa tới khi không còn lỗi mới chạy được chương trình. Kiểm tra màn hình kết quả, xem kết quả đúng hay sai, nếu đã đúng thì lưu lại theo yêu cầu của đê bài. Trong bước này bước 2 có vai trò rất quan trọng trong việc tìm ra cách giải, để thực hiện tốt bước 3 và 4 ta cần nắm vững lí thuyết ngôn ngữ lập trình Pascal.

Ví dụ viết chương trình xuất số hàng chục, hàng đơn vị của số 96

Ta phân tích làm thế nào để phân tích số 96 thành 2 số hàng đơn vị và chục là 6 và 9

Ta thấy sử dụng phép mod và div khi chia 96 cho 10 sẽ có được 2 số hàng đơn vị và chục. Từ đó dùng lệnh write để xuất kết quả tìm được ra màn hình.

Uses crt;

Begin;

Clrscr;

Writeln('so hang don vi là' , 96 mod 10);

Writeln('so hang tram là' , 96 div 10);

Readln;

End.

 

5. Cách chạy và dịch chương trình Pascal

Phần mềm Turbo Pascal giúp người mới sử dụng làm quen với các chương trình Pascal như khai báo và sử dụng biến, học cách sử dụng nhiều kiểu dữ liệu, thủ tục và các hàm trong lập trình Pascal, viết các câu lệnh.

Có hai cách chạy chương trình Pascal sau khi đã hoàn thiện phần code:

Cách 1: Chạy trực tiếp từ thanh menu: Trên thanh menu của phần mềm, bạn Click vào mục Run, cửa sổ xuống và chọn Run.

Cách 2: Chạy chương trình Pascal bằng cách nhấn tổ hợp phím Crl + F9 trên bàn phím để bắt đầu chạy một chương trình và cũng cho ra kết quả tương tự như click vào menu Run.

Để chạy chương trình Pascal ta nhấn tổ hợp phím Ctrl + F9

Để dịch chương trình Pascal ta nhấn tổ hợp phím Alt + F9

Trong Pascal, mở các bảng chọn bằng cách khác: nhấn tổ hợp phím Alt và phím tắt của bảng chọn (chữ mùa đỏ ở trên bảng chọn, ví dụ phím tắt của bảng chọn File - Nhấn phím F10 để mở bảng chọn, sử dụng các mũi tên để duy chuyển qua lại giữa các bảng chọn là F, bảng chọn Run là R,...)

Sử dụng các phím mũi tên lên và xuống để di chuyển giữa các lệnh trong một bảng chọn.

Nhấn tổ hợp phím Alt + X để thoát khỏi Turbo Pascal

Nhấn tổ hợp phím Alt + F9 để biên dịch chương trình. Khi đó, chương trình được biên dịch

Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F9 để chạy chương trình. Nhấn Enter để quay về màn hình soạn thảo.

 

6. Một số câu hỏi vận dụng

Câu 1: Trong Pascal để dịch chương trình ta sử dụng tổ hợp phím nào?

A. Ctrl + F9

B. F9 + F3

C. Alt + F9 

D. Alt + F5

Câu 2: Đee chạy chương trình trong ngôn ngữ Pascal ta dùng tổ hợp phím nào?

A. Crl + F9

B. Shift - F9

C. Alt - F9

D. F9

Câu 3: Để biên dịch chương trình ta nhấn tổ hợp phím: 

A. Ctrl + F5

B. Ctrl + F9

C. Alt + F5

D. Alt + F9

Câu 4: Lệnh nào quan sát được kết quả mà không cần nhấn tổ hợp phím Alt + F5

A. readln

B. clrscr

C. Begin

D. End

Câu 5: Để chạy chương trình ta nhấn tổ hợp phím:

A. Alt + F9

B. Ctrl + F9

C. Alt + F5

D. Ctrl + F5

Trên đây là chia sẻ của Luật Minh Khuê về cách chạy và dịch chương trình Pascal cùng một số lí thuyết liên quan tới ngôn ngữ Pascal. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích. Trân trọng cảm ơn.

Để chạy chương trình trong Pascal ta sử dụng lệnh gì?

Trong Turbo Pascal: - Để chạy chương trình ta nhấn tổ hợp phím Ctrl + F9.

Trong chương trình Pascal để chạy chương trình ta thực hiện như thế nào?

Cách 1: Chạy trực tiếp từ thanh menu: Trên thanh menu của phần mềm, bạn Click vào mục Run, cửa sổ xuống và chọn Run. Cách 2: Chạy chương trình Pascal bằng cách nhấn tổ hợp phím Crl + F9 trên bàn phím để bắt đầu chạy một chương trình và cũng cho ra kết quả tương tự như click vào menu Run.

Để lưu chương trình Pascal ta dùng phím gì?

Trong Turbo Pascal, để lưu một chương trình ta nhấn phím F2 rồi nhập tên tệp và nhấn phím Enter.

Shift F9 dùng để làm gì?

Shift + F9 Chuyển đổi qua lại giữ đoạn mã và kết quả của một trường trong văn bản.