Dạy trẻ so sánh đề tài của 3 đối tượng năm 2024

Giáo án hội thi giáo viên giỏi cấp trường năm học 2022-2023

Dạy trẻ so sánh đề tài của 3 đối tượng năm 2024

THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG HỌC

Lĩnh vực phát triển: Phát triển nhận thức

Đề tài : Dạy trẻ sắp xếp theo quy tắc của 3 đối tượng.

Chủ đề : Tết và mùa xuân

Đối tượng : Trẻ 5 – 6 tuổi

Ng­­ười thực hiện : Phạm Thị Hải

Đơn vị công tác : Tr­­ường Mầm non Tam Cường

  1. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ biết cách sắp xếp của 3 đối tượng theo quy tắc 1-1-1, 1-2-1, 2-1-2.

- Biết tạo ra mẫu sắp xếp và sắp xếp theo yêu cầu, ý thích.

- Trẻ hiểu cách chơi trò chơi.

2. Kỹ năng:

- Trẻ xếp được 3 đối tượng theo quy tắc 1-1-1, 1-2-1,2-1-2.

- Dạy trẻ kỹ năng xếp và đếm từ trái sang phải.

- Dạy trẻ kỹ năng hoạt động theo nhóm.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.

- Đoàn kết, hợp tác cùng bạn khi tham gia trò chơi

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô:

- Máy tính và giáo án điện tử.

- Các bài hát : It you haapy, hoa lá mùa xuân, how are you….

- Các loại hoa, lá,quả để sắp xếp theo quy tắc của 3 đối tượng, băng vải lỉ.

- Bảng quay 2 mặt 3 chiếc

- Que chỉ

2. Đồ dùng của trẻ:

- Mỗi trẻ 1 rổ có hoa, lá, quả, băng vải lỉ.

- Các tranh lô tô sắp xếp theo quy tắc, 3 bức tranh về tết và mùa xuân

- Các loại hoa, lá, củ, quả rời cho trẻ chơi.

III. Tiến hành

1: Ổn định tổ chức

- Cô trò hát bài : “ Hoa lá mùa xuân”

- Hỏi trẻ: Vừa hát bài gì?

- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề mùa xuân.

2. Nội dung

Hoạt động 1: Ôn cách sắp xếp theo quy tắc của 2 đối tượng

  • Trò chơi:
  • Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi:“ Bé nhanh trí”. + Lần 1: Cách chơi: Trẻ vừa đi vừa hát theo đội hình vòng tròn, khi nhạc dừng thì các con làm theo yêu cầu của cô đó là một bạn đứng, một bạn ngồi lặp lại một bạn đứng, một bạn ngồi, cứ như vậy cho đến hết vòng tròn. Luật chơi: Nếu trẻ nào không làm đúng theo yêu cầu của cô sẽ phải nhảy thêm một bản nhạc bất kỳ. + Lần 2: Trẻ làm theo yêu cầu của cô : Đứng 2 hàng dọc 1 bạn nam, 1 bạn nữ lặp lại 1 bạn nam, 1 bạn nữ. + Lần 3 : Cô yêu cầu , 1 chân co, một chân duỗi lặp lại 1 chân co, một chân duỗi. *Cô hỏi trẻ: Cô vừa cho trẻ sắp xếp mấy đối tượng? và theo quy tắc gì? Hoạt động 2: Dạy trẻ sắp xếp theo quy tắc của 3 đối tượng. + Yêu cầu trẻ quan sát trên màn hình ti vi Lần 1: Quy tắc sắp xếp “ 1 lá, 1 hoa, 1 quả lặp lại 1 lá, 1 hoa, 1 quả. - Yêu cầu trẻ đọc quy tắc theo yêu cầu của cô. Cô nói : Cách sắp xếp 3 đối tượng theo quy tắc nhất định 1 lá, 1 hoa, 1 quả lặp lại 1 lá, 1 hoa, 1 quả” được gọi là cách sắp xếp theo quy tắc 1 – 1 – 1. - Yêu cầu trẻ nhắc lại quy tắc 1 – 1- 1. * Sắp xếp theo mẫu của cô: *Lần 1: Quy tắc 1-1-1 - Yêu cầu cả lớp đi lấy rổ về chỗ. -Cô hỏi xem trong rổ có gì? - Cho trẻ xếp quy tắc 1-1-1 theo yêu cầu của cô .(Cô bao quát sửa sai). - Yêu cầu trẻ đọc lần lượt từng đối tượng. - Trẻ chỉ tay vào bông hoa đầu tiên bên tay trái của mình và đọc đọc lần lượt từng đối tượng. Cả lớp đọc, tổ nam đọc, tổ nữ đọc. Cô y/c trẻ cất đồ dùng đi lần lượt cất từ phải sang trái. + Lần 2: *Quy tắc 1-2-1 Cô đưa ra quy tắc sắp xếp “ 1 lá, 2 hoa, 1 quả lặp lại 1 lá, 2 hoa, 1 quả. -Cô chỉ cho cả lớp đọc quy tắc 1- 2- 1, từ 1 đến 2 lần. -Hỏi trẻ: Cô đã sắp xếp 3 đối tượng theo quy tắc gì đây? Cô nói : Cách sắp xếp 3 đối tượng theo quy tắc nhất định 1 lá, 2 hoa, 1 quả lặp lại 1 lá, 2 hoa, 1 quả” được gọi là cách sắp xếp theo quy tắc 1 – 2 – 1. Cho cả lớp nhắc lại : “Sắp xếp 3 đối tượng theo quy tắc 1 – 2- 1 - Cho trẻ xếp theo quy tắc cô yêu cầu.(Cô bao quát sửa sai). - Trẻ chỉ tay vào chiếc lá đầu tiên bên tay trái của mình và đọc lần lượt từng đối tượng. Cả lớp đọc, từng nhóm đọc. Cô y/c trẻ cất đi lần lượt cất từ phải sang trái. + Lần 3:*Quy tắc 2-1-2 Cô đưa ra quy tắc sắp xếp “ 2 lá, 1 hoa, 2 quả lặp lại 2 lá, 1 hoa, 2 quả -Cô chỉ cho cả lớp đọc 1 – 2 lượt. -Hỏi trẻ: Cô đã sắp xếp 3 đối tượng theo quy tắc gì đây? Cô nói : Cách sắp xếp 3 đối tượng theo quy tắc nhất định 2 lá, 1 hoa, 2 quả lặp lại 2 lá, 1 hoa, 2 quả” được gọi là cách sắp xếp theo quy tắc 2 – 1 – 2. Cho cả lớp nhắc lại : “Sắp xếp 3 đối tượng theo quy tắc 2 – 1- 2 - Cho trẻ xếp theo quy tắc cô yêu cầu.(Cô bao quát sửa sai). - Trẻ chỉ tay và đọc lần lượt từng đối tượng. Cả lớp đọc, 1 – 2 cá nhân đọc.. - Hỏi trẻ: Cô vừa cho sắp xếp 3 đối tượng theo mấy quy tắc? Là những quy tắc nào? * Cho trẻ xếp theo ý thích: Trẻ hãy trang trí, sắp xếp theo ý thích của mình, có thể là sắp xếp theo quy tắc mà cô đã dạy hoặc có thể con sắp xếp theo quy tắc nào mới mà cô chưa đưa ra để dạy ?
  • Ai có cách sắp xếp 1 – 1 – 1
  • Cô lần lượt hỏi theo từng quy tắc. +Cô yêu cầu trẻ cất rổ đi về tập trung gần cô. *Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Ai nhanh mắt” Cách chơi: Trẻ hãy nhìn quy tắc cô đưa ra sau đó chọn 1 trong 3 đáp án đúng. Trẻ chơi cùng cô 2 – 3 lần. Hoạt động 3: Củng cố - ôn luyện Trò chơi 1. Ai thông minh hơn. Cách chơi: Cô chia trẻ ra làm 3 tổ đứng thành 3 hàng dọc, khi có hiệu lệnh, lần lượt từng trẻ lên bật liên tục qua các vòng sau đó lên chọn lô tô gắn lên bảng đúng với quy tắc đã chọn trên tay, sau đó về cuối hàng. Thời gian sẽ được tính bằng 1 bản nhạc, nếu đội nào chọn nhanh, đúng sẽ chiến thắng. Luật chơi: Nếu đội nào gắn sai thẻ lô tô sẽ thua cuộc. Trò chơi 2. Bù chỗ còn thiếu . Cách chơi: Cô chia trẻ ra làm 3 tổ, mỗi tổ một bức tranh ngồi theo nhóm, trẻ lấy các bông hoa, lá, quả rời gắn tiếp vào các quy tắc đã quy định từ trước sao cho đúng. Thời gian sẽ được tính bằng 1 bản nhạc, nếu tổ nào nhanh, đúng, hoàn thiện bức tranh trước sẽ chiến thắng. Luật chơi: Nếu tổ nào gắn chậm, sai sẽ thua cuộc. Hoạt động 4: Trẻ cùng cô hat “ Mùa xuân ơi”. Tam cường, ngày 08 tháng 11 năm 2022 NGƯỜI DUYỆT NGƯỜI THỰC HIỆN PHÓ HIỆU TRƯỞNG Giáo viên Lương Thị Thu Hương Phạm Thị Hải THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG HỌC Đề tài : Tìm hiểu khám phá ngày và đêm Lĩnh vực phát triển: Phát triển nhận thức Chủ đề : Hiện tượng tự nhiên Đối tượng : Trẻ 5 – 6 tuổi Ng­­ười thực hiên: Giáo viên - Vũ Thị Hương Đơn vị công tác : Tr­­ường Mầm non Cường I/ Mục đích – yêu cầu: Kiến thức: - Trẻ nhận biết, phân biệt được ban ngày và ban đêm. - Trẻ biết một số đặc điểm của ban ngày và ban đêm (ban ngày có ông mặt trời, ban đêm có ông trăng và các ngôi sao…...) - Trẻ biết được thời gian xuất hiện của ông mặt trời. Trẻ hiểu được mặt trăng và các vì sao xuất hiện vào ban đêm. - Trẻ nhớ luật chơi và cách chơi khi tham gia trò chơi.
  • Kỹ năng: - Trẻ biết quan sát và phân biệt được bầu trời ban ngày và ban đêm - Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định và phát triển tư duy, suy luận cho trẻ. - Trò chuyện trao đổi cùng cô to, rõ ràng, mạch lạc. - Nói đủ câu, đủ ý, lễ phép.
  • Thái độ: - Trẻ tích cực tham gia hoạt động. - Giáo dục trẻ biết ích lợi của mặt trời, mặt trăng - Giáo dục trẻ yêu quý thiên nhiên. 2. Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: - Slides về sự vật hiện tượng ban ngày và ban đêm. - Tranh vẽ bầu trời ban ngày, ban đêm. - 3 bảng cho trẻ chơi trò chơi. - Các bài hát trong chủ đề. * Đồ dùng của trẻ: - Hình ảnh, hoạt động về ban ngày, ban đêm. - Các biểu tượng ông mặt trời và mặt trăng. III/Tiến hành 1. Ổn định tổ chức . - Cô giới thiệu các cô giáo đến dự. - Cô và trẻ cùng hát bài hát: “ Điều kỳ diệu quanh ta”. 2. Nội dung Hoạt động 1: Trò chuyện cùng bé - Cô giới thiệu chương trình : “Nhà bác học tài ba” - Cho trẻ xem video, quan sát và và cô cùng trò chuyện . Hoạt động 2:Tìm hiểu, khám phá sự khác nhau giữa ngày và đêm. * Trò chơi “ Thử tài của bé Cách chơi: Cô chia trẻ ra làm 3 tổ, cho mỗi tổ một bức tranh và một rổ đồ chơi có nhiều hình ảnh, trẻ ngồi theo nhóm quan sát và tìm những hình ảnh có các hoạt động của con người sao cho phù hợp với bức tranh cô quy định.Thời gian tính bằng một bản nhạc. Luật chơi: Nếu nhóm nào ghép sai sẽ không được tính. * Cô lần lượt cho từng tổ nói về các hoạt động diễn ra vào ban ngày ban đêm, cả lớp kiểm tra . + Tranh 1: Ban ngày: - Hỏi trẻ : Đây là hình ảnh gì? - Bầu trời này vào ban ngày hay ban đêm? - Vì sao biết ban ngày ? - Cho trẻ nhìn ra ngoài trời xem như thế nào? - Cô giải thích cho trẻ nghe. - Cho trẻ nhắc từ “ Ban ngày” - Liên hệ giáo dục trẻ. - Tất cả các hình ảnh trong tranh là đặc điểm đặc trưng của hiện tượng tự nhiên nào? + Tranh 2: Ban đêm. Một trẻ lên giới thiệu và nói về các hoạt động diễn ra vào ban đêm.
  • Cô nhận xét và giải thích cho trẻ hiểu.
  • Khi trời tối thì con người phải làm gì để nhìn rõ?
  • Con người thường làm gì vào ban đêm?
  • Cô liên hệ giáo dục trẻ.
  • Tất cả các hình ảnh trong tranh là đặc điểm đặc trưng của hiện tượng tự nhiên nào? + Tranh 3: Ban ngày và ban đêm:
  • Một trẻ lên giới thiệu và nói về các hoạt động diễn ra vào ban ngày và ban đêm.
  • Cô đàm thoại cùng trẻ, khái quát và nhận xét.
  • Hỏi trẻ đã được học về hiện tượng tự nhiên nào?

*Sau khi trải nghiệm các con thấy ngày và đêm khác nhau như thế nào?

+ Vận động bài: “ Vũ điệu gà con, bài hát “ Chúc bé ngủ ngon”.

* Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Tài năng tỏa sáng”

Cách chơi: Trẻ hãy nhìn hình ảnh cô đưa ra, sau đó chọn 1 trong 2 hoặc 3 đáp án đúng.

Trẻ chơi cùng cô.

Hoạt động 3: Củng cố - ôn luyện.

Trò chơi 1: “ Đội nào nhanh hơn”.

Cách chơi: Cô chia trẻ ra làm 3 tổ, lần lượt trẻ sẽ bật qua vòng, sau đó lên lấy một biểu tượng mặt trăng và mặt trời gắn vào một hoạt động trong tổ mình sao cho phù hợp. Thời gian sẽ được tính bằng một bản nhạc.

Trò chơi 2: “ Ai thông minh hơn”.

Cách chơi: Cô chia cho mỗi trẻ một chiếc bút, 1 bức tranh có các biểu tượng về mặt trời, mặt trăng và các hoạt động diễn ra vào ban ngày và ban đêm của con người. Nhiệm vụ của trẻ hãy lối các biểu tượng vào các hoạt động sao cho phù hợp. Thời gian sẽ được tính bằng một bản nhạc.

Hoạt động 4: Trẻ ra sân quan sát ông mặt trời.

Tam cường, ngày 08 tháng 11 năm 2022

NGƯỜI DUYỆT NGƯỜI THỰC HIỆN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG Giáo viên

Lương Thị Thu Hương Vũ Thị Hương

THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG HỌC (5E)

Đề tài: Khám phá về gió

Độ tuổi: 5 - 6 tuổi

Thời gian: 35 – 40 phút

  1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ biết gió là hiện tượng tự nhiên, biết một số đặc điểm của gió thông qua các hoạt động thí nghiệm, khám phá hướng gió, tiếng gió. Biết tên gọi về gió tự nhiên, gió nhân tạo...

- Trẻ biết sử dụng một số dụng cụ, nguyên vật liệu để khám phá tạo ra sản phẩm hoạt động nhờ gió( chong chóng, diều, quạt giấy...)

2. Kỹ năng

- Kĩ năng làm việc theo nhóm, phân công thảo luận

- Kí năng quan sát, lắng nghe, phân tích, phán đoán

3. Thái độ

- Trẻ chủ động tự tin vui vẻ khi tham gia hoạt động

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG

- Sân chơi rộng rãi thoáng mát, và điều kiện thời tiết có gió cho trẻ hoạt động, trẻ chơi trên sân có bóng râm mát

- Túi nilon, cốc nước, những dải giấy mỏng

- Các đồ dùng cho trẻ thực hiện: Giấy màu, giấy trắng, bút dạ, hồ dán, que, ống hút...

III. CÁCH TIẾN HÀNH

E1- Thu hút

- Các con tìm những vật bay được nhờ có gió xung quang sân trường ( khăn, lá cờ, tóc, lá cây..)

- Đặt câu hỏi thăm dò kiến thức của trẻ:

+ Theo con điều gì khiến khăn, lá cờ, lá cây…bay được?

+ Điều gì khiến con nghĩ là gió giúp những vật đó bay được (lá cờ bay, lá cây đung đưa)

+ Theo con gió từ đâu đến?( Gió đến mọi nơi)

+ Không biết gió có hình dạng như thế nào nhỉ? Vậy hôm nay cô và chúng mình cùng tìm hiểu về gió nhé.

E2- Khám phá

- Cô đặt câu hỏi thăm dò, gợi mở, kích thích, trẻ chia sẻ khám phá, cho trẻ sử dụng các dụng cụ để ghi chép lại.

+ Theo con gió đến được từ đâu qua thí nghiệm với cốc nước này? (con nhúng ngón tay vào cốc nước)

+ Khi con nhúng ngón tay vào cốc nước đưa lên thì con thấy thế nào (ngón tay mát)

+ Vì sao con thấy ngón tay con mát (Vì gió thổi vào tay nên mát)

- Một thí nghiệm về gió cũng rất hay và thú vị đấy

+ Con dùng dải dây, túi nilon để làm gì?( để xác định hướng gió)

+ Vì sao con lại dùng dải dây để xác định hướng gió (Dải dây bay về phía nào thì xác định được hướng gió ở phía đó)

+ Con quán sát xem khi có gió thì bạn ngồi bên cạnh con có gì khác biệt không? ( tóc bạn bay)

+ Ngoài những đồ dùng nguyên vật liệu các con vừa làm thí nghiệm thì các con quan sát xem xung quanh chúng ta còn có gì nữa (lá cờ, khăn..)

+ Làm thế nào mà chúng ta biết được trời đang có gió ( lá cờ bay, khăn bay)

- Cô cho trẻ quan sát lá cờ bay, khăn voan bay

+ Khi các con cảm nhận được gió ngoài trời thì gọi là gió gì?( gió tự nhiên)

+ Gió có tác dụng gì với chúng ta?

\=> Qua ý kiến chia sẻ của các con, đã nhận biết được gió làm khô quần áo, thông thoáng nhà cửa, nhờ có gió mà khinh khí cầu bay lên được,thuyền buồm nhờ có gió mà đi xa, diều có gió mà bay được, gió làm mát cơ thể…( Sử dụng slide trình chiếu)

+ Không biết khi gió mạnh thì điều gì sẽ xảy ra( bão, lốc, xoáy…) (Xem Slide)

+ Theo con chúng ta có thể tạo ra gió không? Làm cách nào để tạo ra gió

+ Gió do con người tạo ra gọi là gió gì?(gió nhân tạo)

- Các con vừa khám phá về gió các nhóm ghi chép lại thông tin những vật có gió bay được và vật không bay được( trẻ có bảng ghi chép thông tin)

E3- Giải thích

- Trẻ chia sẻ những điều trẻ khám phá được

- Trẻ chia sẻ lại bảng ghi chép mà trẻ vừa thực hiện được

E4- Củng cố/mở rộng

- Các nhóm hãy thảo luận và lên ý tưởng xem nhóm mình sẽ thiết kế sản phẩm tạo ra gió

- Nhóm 1: Làm quạt giấy

- Nhóm 2: Làm chong chóng

- Nhóm 3: Làm diều

- Cô động viên, hỗ trợ trẻ trong quá trình thực hiện.

E5- Đánh giá

- Tổ chức cho trẻ chia sẻ thuyết trình về sản phẩm của mình

Cô gợi hỏi trẻ:

+ Các thành viên trong nhóm có bổ sung gì không?

+ Có nhóm nào đặt câu hỏi cho nhóm bạn ?

+ Con có góp ý gì cho sản phẩm của bạn?

- Con muốn thay đổi điều gì nếu được thực hiện làm lại.

NGƯỜI DUYỆT NGƯỜI THỰC HIỆN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG Giáo viên

Lương Thị Thu Hương Vũ Thị Hương

Thứ ba ngày 26 tháng 4 năm 2022

Tên hoạt động học: STEAM: Dự án gió và chóng chóng.

Thuộc lĩnh vực phát triển nhận thức - thẩm mĩ.

S - Khoa học: Trẻ biết gió là tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm của gió: Không màu, không mùi, không vị, không hình dạng, biết một số âm thanh của gió. Trẻ biết và phân biệt được hai loại gió: Gió nhân tạo, gió tự nhiên và gió có ở xung quanh chúng ta, lợi ích và tác hại của gió đối với đời sống. Trẻ biết cấu tạo của chong chóng. Chong chóng quay được là nhờ tác động của gió, chong chóng quay tạo ra gió, chế tạo quạt tạo ra gió.

T - Công nghệ: Trẻ biết sử dụng 1 số dụng cụ, nguyên liệu để khám phá, tạo ra chong chóng hoạt động được từ gió.

E - Chế tạo: Qúa trình trẻ sử dụng các nguyên vật liệu để tạo thành chong chóng theo ý tưởng của trẻ.

A - Nghệ thuật: Trẻ sử dụng các kỹ năng tạo hình đã học để vẽ thiết kế chong chóng, phối hợp màu sắc trang trí cho sản phẩm của trẻ tạo ra đẹp mắt, sinh động.

M – Toán: Trẻ đếm số lượng, hình dạng, đo lường, định hướng trong không gian.

1. Mục đích - yêu cầu

- Trẻ biết được đặc điểm của gió: Không màu, không mùi, không vị, không hình dạng, biết âm thanh của gió. Trẻ biết và phân biệt được hai loại gió: gió nhân tạo và gió tự nhiên, gió có ở xung quanh chúng ta, lợi ích và tác hại của gió đối với đời sống. Trẻ biết cấu tạo của chong chóng. Chong chóng quay được là nhờ tác động của gió. Ứng dụng của chong chóng trong cuộc sống.

- Phát triển khả năng quan sát, phân loại, phán đoán, suy luận, ghi nhớ có chủ định. Kích thích khả năng tìm tòi, khám phá ở trẻ. Kĩ năng hợp tác nhóm.

Phối hợp các kĩ năng như: Cắt, lắp ghép… các đồ vật lại với nhau tạo thành chong chóng.

- Trẻ hứng thú tham gia làm hoạt động cùng cô. Trẻ có ý thức bảo vệ giữ gìn môi trường sạch sẽ. Thích tận hưởng các làn gió tự nhiên và sử dụng hợp lý nguồn gió nhân tạo.

(Đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ: Quốc Việt, Tuấn Kiệt, Long): Trẻ biết được một số đặc điểm của gió, biết làm chong chóng dưới sự giúp đỡ của cô).

2. Chuẩn bị

- Đồ dùng của cô: Video về gió trong tự nhiên: Gió nhỏ, gió dông, gió bão, âm thanh của gió, tác hại của gió. Nhạc bài hát: Gọi gió về chơi. Quạt, 1 hộp nước hoa, hoa giấy.

- Đồ dùng của trẻ: Cốc nhựa, chong chóng, khối gỗ, kéo, thanh tre, ống mút…

3. Tiến hành

* Hoạt động 1: Gọi gió về chơi.

- Cô cùng trẻ hát và vận động nhịp nhàng bài hát: “Gọi gió về chơi”.

- Cô cùng trẻ trò chuyện về bài hát:

+ Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát “Gọi gió về chơi” nói về điều gì?

- Hôm nay cô và chúng mình sẽ tìm hiểu về gió nhé.

* Hoạt động 2: Bé vui khám phá.

+ Thí nghiệm 1: Bật quạt. (Gió nhân tạo và đặc điểm của gió).

- Cô và trẻ gọi: “Gió ơi! Gió ơi! Về đây chơi nào!” (Trẻ nhắm mắt - Cô bật quạt).

- Gió đã về chưa? Vì sao con biết? Con cảm thấy như thế nào khi bật quạt?

- Gió ở đâu thổi ra? Quạt quay nhờ gì? Điều gì xảy ra khi cô để các vật trước quạt (Để hoa giấy, cây, gỗ). (Hoa giấy bay, khối gỗ không bay). Tại sao hoa giấy bay còn gỗ lại không bay được? Khi nào gỗ bay?

\=> Cô khái quát: Khi quạt quay tạo ra gió, gió thổi làm các vật nhẹ hơn sức gió thì bay hoặc đung đưa, còn vật nặng hơn sức gió thì không bay được.

- Gió do quạt tạo ra người ta gọi đó là gió gì? Khi nào sử dụng gió quạt?

\=> Gió nhân tạo là gió do con người tạo ra và tác động vào. Chỉ sử dụng khi cần thiết.

+ Con có nhìn thấy gió không? (Cô bật quạt và tắt quạt, cho trẻ quan sát khi có gió và khi không có gió rồi so sánh). Vì sao các con không nhìn thấy được gió?

+ Các con có cầm được gió không? Vì sao? Gió có mùi gì? Cô xịt nước hoa cho trẻ gửi. Con ngửi và cảm thấy thế nào? Tại sao?

+ Như vậy gió có đặc điểm gì?

\=> Gió không màu, không mùi, không vị, không hình dạng và không nhìn thấy được, không cầm nắm được. Nhưng gió có thể thổi mùi hương bay khắp mọi nơi.

+ Trò chơi chuyển tiếp: “Gió thổi”.

* Thí nghiệm 2: Gió tự nhiên.

- Cô cho trẻ xem video về một số hình ảnh gió thổi đung đưa cây, gió lá cờ bay, gió lốc, gió bão.

- Con nhận xét gì về đoạn video? Cây đung đưa, cờ bay được do cái gì? Gió mà chúng ta vừa xem gọi là gió gì?

- Cho trẻ chơi: Chong chóng thần kỳ. (Khi ta cầm chong chóng đứng yên chong chóng có quay không? Muốn chong chóng quay phải làm gì?).

\=> Gió tự nhiên là gió tạo ra bởi sự chuyển động của các luồng không khí. Các luồng khí chuyển động nhẹ thì tạo ra cơn gió gì? Luồng không khí chuyển động mạnh thì tạo ra cơn gió như nào?

* Âm thanh của gió: Cho trẻ nghe âm thanh gió to, gió nhỏ, gió bão và nhận xét.

* Tác dụng và tác hại của gió:

- Gió có cần thiết với con người và mọi vật không? Vì sao?

- Nếu mùa hè không có gió thì con sẽ cảm thấy thế nào?

\=> Tác dụng: Làm mát, thông thoáng nhà cửa, làm sạch môi trường không khí, làm một số vật tự chuyển động phục vụ con người, giúp hoa thụ phấn tạo ra quả.

- Con có thích những cơn gió mát, trong lành không? Để có những cơn gió mát trong lành con cần làm gì? => Giáo dục trẻ thích tận hưởng cơn gió trong lành và bảo vệ môi trường.

- Gió có gây hại cho con người và mọi vật không? Vì sao? (Trẻ xem video tác hại của gió). Cô cho trẻ nhận xét video.

- Chúng ta có thể làm gì để giảm tác hại của gió?

- Vào mùa đông có gió lạnh con phải làm gì?

\=> Giáo dục trẻ mặc quần áo ấm khi trời lạnh và không đi ra ngoài khi gió dông, gió bão.

* So sánh điểm giống và khác nhau của gió tự nhiên và gió nhân tạo?

- Chúng ta vừa tìm hiểu gió có mấy loại? Chúng giống và khác nhau như thế nào?

- Giống: Đều là gió không màu, không mùi, không vị, không hình dạng, không cầm được.

- Khác: Gió nhân tạo do con người tạo ra có thể tác động và khống chế được. Gió tự nhiên do các luồng không khí tự nhiên tạo thành, con người khó tác động được.

- Vừa rồi cô và chúng mình đã cùng khám phá, tìm hiểu được đặc điểm, ích lợi của gió. Tận dụng những ích lợi của gió chúng ta đã vận dụng sức gió để phục vụ đời sống con người (sử dụng cối xay gió để lấy nước hay xay ngũ cốc và tạo ra điện thời nay).

- Cho trẻ xem hình ảnh, video, clip… về cối xay gió, quạt gió. Giáo viên giới thiệu với trẻ: chóng chóng cũng giống như cối xay gió, quạt gió… Nó cũng hoạt động nhờ vào sức gió. Cô cùng trẻ trò chuyện về chong chóng.

+ Chong chóng có cấu tạo như thế nào? Nó có mấy cánh? Vì sao nó quay được? Khi chong chóng quay có gió mát không?

* Hoạt động 3: Lên kế hoạch thiết kế chong chóng.

- Con sẽ chọn nguyên vật liệu gì để làm chong chóng?

- Con làm chong chóng mấy cánh?

- Làm như thế nào để chong chóng chắc chắn và có thể quay được?

- Để các phần của chong chóng dính vào được với nhau con làm cách gì?

* Hoạt động 4: Thiết kế.

- Bây giờ các con sẽ vẽ bản thiết kế làm chóng chóng theo ý tưởng mà các con thích nhé! (kỹ năng tạo hình: Vẽ nét thẳng, nét cong, nét ngang, nét xiên, cắt).

- Cô quan sát đến các nhóm và hỏi trẻ:

+ Con vẽ bản thiết kế chong chóng có mấy cánh? Bản vẽ của con đã đủ các chi tiết của chong chóng chưa? Con có bổ sung thêm gì không?

+ Sau đó cô sẽ chọn một bản thiết kế phù hợp nhất để trẻ có thể quan sát thiết kế chong chóng.

* Hoạt động 5: Chế tạo

- Trẻ về nhóm thực hiện làm chong chóng theo bản thiết kế của mình. Sử dụng các nguyên liệu phù hợp cắt, ghép lại với nhau để tạo thành chong chóng.

- Cô quan sát, hỗ trợ nếu trẻ gặp khó khăn. Trẻ đếm số cánh chong chóng, sử dụng hình vuông để làm chong chóng.

* Hoạt động 6: Đánh giá

- Cho trẻ giới thiệu về chong chóng của mình:

+ Chong chóng làm bằng chất liệu gì?

+ Chong chóng có mấy cánh? Con làm chong chóng để làm gì? Nếu trẻ chưa làm xong, chưa đủ yêu cầu hoặc chong chóng không quay được. Giáo viên hỏi trẻ nếu được làm lại con sẽ làm như thế nào? Nếu làm tiếp con sẽ làm gì? Cho trẻ thêm thời gian để chỉnh sửa. Kết thúc giờ học: Cô cho trẻ mang chong chóng ra ngoài sân chơi với gió.