Dấu hiệu là gì lập bảng tần số

Ở bài học trước, các em đã học về Thu nhập số liệu thống kê tần số. Tuy nhiên, các em đã bao giờ tự hỏi nếu số liệu quá nhiều thì có cách nào thu gọn số liệu thống kê được không? Câu trả lời là hoàn toàn có. Và trong bài học ngày hôm nay, các em sẽ học về bảng tần số các giá trị của dấu hiệu cũng như các công dụng của nó. Cùng iToan tìm hiểu nhé

Mục tiêu bài học: Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu

Đến với bài học hôm nay, các em cần hoàn thiện các mục tiêu dưới đây. Nào cùng làm với itoan nhé!

  • Hiểu được khái niệm bảng tần số.
  • Hiểu được những công dụng của bảng tần số.
  • Ứng dụng vào trong bài tập.

Lý thuyết bài học: Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu

1. Khái niệm bảng tần số

Dấu hiệu là gì lập bảng tần số

Ví dụ:

  • Dạng “ngang” (dòng):
Giá trị28303550Tần số2873N = 20
  • Dạng “dọc” (cột):
Giá trị (x)Tần số (n)282308357503N = 20

2. Công dụng của bảng Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu

Dấu hiệu là gì lập bảng tần số

Như vậy, itoan đã cùng với các em đi qua những kiến thức trọng tâm của bài học ngày hôm nay. Để nắm chắc kiến thức, các em hãy dành thời gian xem video bài giảng dưới đây. Việc ôn lại bài sau mỗi buổi học sẽ giúp các em tiếp thu bài học hôm sau nhanh hơn và đạt được nhiều điểm cao trong học tập.

Bài tập bảng tần số các giá trị của dấu hiệu trong Sách giáo Khoa

Bài 5 – trang 11 ( SGK toán 7 – tập 2)

Trò chơi toán học: Thống kê ngày, tháng, năm sinh của các bạn trong lớp và những bạn có cùng tháng sinh thì xếp thành một nhóm. Điền kết quả thu được theo mẫu ở bảng sau:

Tháng123456789101112Tần số (n)N = ?

Hướng dẫn giải:

Giả sử, sau khi thu thập ngày, tháng, năm sinh của các bạn trong lớp thì ta lọc ra các tháng sinh của các bạn như bảng sau:

Dấu hiệu là gì lập bảng tần số

Những bạn có cùng tháng sinh xếp thành một nhóm, ta có bảng sau:

Tháng123456789101112Tần số (n)371221262455N = 40

Kiến thức áp dụng

Để làm bài toán dạng này, các em hãy làm lần lươt theo các bước sau:

  • Điều tra ngày, tháng, năm sinh của các bạn trong lớp.
  • Sau khi đã có thông tin, các em hãy tiến hành nhóm các bạn theo tiêu chí tháng sinh.
  • Cuối cùng, lập một bảng gồm 2 dòng với dòng 1 các em ghi tháng và dòng 2 ghi tần số. Và điền thông tin đã thu thập vào bảng.

Bài 6 – trang 11 ( SGK toán 7 – tập 2)

Dấu hiệu là gì lập bảng tần số

Dấu hiệu là gì lập bảng tần số

Hướng dẫn giải:

a) Dấu hiệu cần tìm hiểu là số con của mỗi gia đình.

Bảng “tần số”:

Số con01234Tần số (n)241752N = 30

b) Nhận xét:

  • Số con của mỗi gia đình thuộc vào khoảng từ 0 đến 4 người con.
  • Số gia đình đông con (từ 3 người con trở lên) là 7 chiếm tỉ lệ: 7/30 tức 23,33%

Kiến thức áp dụng

Dấu hiệu là gì lập bảng tần số

Bài 7 – trang 11 ( SGK toán 7 – tập 2)

Dấu hiệu là gì lập bảng tần số

Dấu hiệu là gì lập bảng tần số

Hướng dẫn giải:

a) Dấu hiệu: Tuổi nghề của công nhân trong một phân xưởng. Số các giá trị: 2525.

b) Bảng tần số về tuổi nghề:

Tuổi nghề (năm)12345678910Tần số (n)1316315212N = 25

Nhận xét:

  • Số các giá trị của dấu hiệu: 2525.
  • Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu: 1010.
  • Giá trị lớn nhất là 1010, giá trị nhỏ nhất là 11.
  • Giá trị có tần số lớn nhất là 44 (tần số của giá trị 4 là 6).
  • Các giá trị chủ yếu thuộc 44 năm và 77 năm.

Bài 8 – trang 12 ( SGK toán 7 – tập 2)

Một xạ thủ thi bắn súng. Số điểm đạt được sau mỗi lần bắn được ghi lại ở bảng 1313:

a) Dấu hiệu ở đây là gì ? Xạ thủ đã bắn bao nhiêu phát ?

b) Lập bảng “tần số” và rút ra một số nhận xét.

Dấu hiệu là gì lập bảng tần số

Hướng dẫn giải:

a) Dấu hiệu: điểm số của mỗi lần bắn súng. Như vậy, xạ thủ đã bắn: 30 phát.

b) Bảng tần số:

Điểm mỗi lần bắn78910Tần số (n)39108N = 30

Nhận xét:

  • Xạ thủ đã bắn 30 phát.
  • Số điểm mỗi lần bắn từ 7 điểm đến 10 điểm.
  • Điểm bắn chủ yếu từ 8 điểm đến 10 điểm.
  • Điểm bắn được 9 điểm chiếm tỉ lệ cao nhất (10 lần).
  • Bắn đạt điểm 10 là 8 lần chiếm 8/30≈ 26,7%.

Bài 9 – trang 12 ( SGK toán 7 – tập 2)

Thời gian giải một bài toán (tính theo phút) của 3535 học sinh được ghi trong bảng 1414:

a) Dấu hiệu ở đây là gì? Số các giá trị là bao nhiêu?

b) Lập bảng “tần số” và rút ra một số nhận xét.

Dấu hiệu là gì lập bảng tần số

Hướng dẫn giải:

a) Dấu hiệu: Thời gian giải một bài toán của mỗi học sinh. Số giá trị của dấu hiệu là: 3535.

b) Bảng tần số:

Thời gian (phút)345678910Tần số (n)133451135N = 35

Nhận xét:

  • Thời gian giải 1 bài toán của 35 học sinh chỉ nhận 8 giá trị khác nhau.
  • Học sinh giải bài nhanh nhất hết 3 phút (có 1 học sinh).
  • Học sinh giải chậm nhất hết 10 phút (có 5 học sinh).
  • Thời gian giải chậm nhất hết 10 phút (có 5 học sinh).
  • Thời gian giải xong bài toán chủ yếu là 8 phút (có 11 học sinh).
  • Số bạn học sinh giải toán xong trong vòng 4 phút, 5 phút, 9 phút là bằng nhau: 3 học sinh.

Bài tập tự luyện Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu

Câu 1:

Số cân nặng (tính tròn đến kg) của 10 học sinh được ghi lại như sau. Giá trị 37 có tần số là bao nhiêu?

28352937303537303529

A. 1

B. 2

C. 3

D. 0

Câu 2:

Số học sinh nữ của từng lớp của một trường THCS được ghi nhận lại ở bảng sau. Có bao nhiêu lớp có 29 học sinh nữ ?

1820171814251720161424162018162019281715

A. 1

B. 2

C. 3

D. 0

Câu 3:

Theo dõi thời gian chạy 100m trong 10 lần của một vận động viên, huấn luyện viên đã ghi nhận vào bảng sau (tính theo giây). Tốc độ chạy của vận động viên chủ yếu phân phố ở thời gian bao nhiêu giây?

1111,211,311,511,211,111,211,311,211,1

A. 11 giây

B. 11,2 giây

C. 11,3 giây

D. 11,5 giây

Câu 4:

Điểm kiểm tra Toán của các bạn trong một tổ được ghi lại như sau. Tần số điểm 10 là:

HàHiềnBìnhHưngPhúKiênHoaTiếnLiênMinh87710375867

A. 1

B.4

C. Hưng

D. 3

Câu 5:

Nhiệt độ trung bình của tháng 5 trong năm 2016 tại thành phố Hà Nội được cho trong bảng sau. Số ngày có nhiệt độ 360C chiếm bao nhiêu phần trăm cả tháng 5?

Nhiệt độ2729323436Số ngày437107

A. 22,58%

B. 23%

C. 24,58%

D. 25%

Đáp án

Câu 1. B

Câu 2. D

Câu 3. B

Câu 4. A

Câu 5. A

Kết luận

Bài học về Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu đến đây là kết thúc. Nếu các em còn thắc mắc về kiến thức cũng như cảm thấy khó khăn trong việc giải bài tập nào thì hãy nhắn ngay cho itoan nhé! itoan luôn ở bên cạnh hỗ trợ các em.