Đất xám bạc màu ở đâu

Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá – Câu 1 trang 30 SGK Công nghệ 10. Nêu nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu?

Nêu nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu?

– Hình thành ở vùng giáp ranh giữa đồng bằng và miền núi

– Địa hình dốc thoải nên quá trình rửa trôi mạnh

– Tập quán canh tác lạc hậu dẫn đến đất thoái hóa mạnh

– Chặt phá rừng 

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM

Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

  • Giới thiệu
  • Chính sách
  • Quyền riêng tư
Copyright © 2020 Tailieu.com

Câu hỏi: Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu là do đâu?

A. Chặt phá rừng bừa bãi B. Đất dốc thoải C. Địa hình dốc thoải, tập quán canh tác lạc hậu

D. Rửa trôi chất dinh dưỡng

Đáp án C.

Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu:

– Hình thành do quá trình rửa trôi các hạt sét, keo và các chất dinh dưỡng ở những vùng có địa hình dốc.

– Do tập quán canh tác lạc hậu.

Câu hỏi: Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu:

A.Chặt phá rừng bừa bãi

B.Đất dốc thoải

C.Địa hình dốc thoải, tập quán canh tác lạc hậu

D.Rửa trôi chất dinh dưỡng

Lời giải:

Đáp án đúng: C.Địa hình dốc thoải, tập quán canh tác lạc hậu

Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu do địa hình dốc thoải, tập quán canh tác lạc hậu

Cùng Toplời giải tìm hiểu một số loại đất và biện pháp cải tạo đất nhé!

1. Cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu

a.Vị trí và nguyên nhân hình thành

- Vị trí:

Hình thành ở vùng giáp ranh giữa đồng bằng và miền núi

- Nguyên nhân:

+ Địa hình dốc thoải làm hạt sét, keo, chất dinh dưỡng bị rửa trôi

+ Tập quán canh tác lạc hậu nên đất bị thoái hóa.

+ Chặt phá rừng bừa bãi

b.Tính chất của đất xám bạc màu

- Tầng đất mặt mỏng, thành phần cơ giới nhẹ nên đất thường khô hạn

- Đất chua đến rất chua

- Nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn

- Số lượng vi sinh vật trong đất ít, hoạt động rất yếu

c.Biện pháp cải tạo

-Xây dựng bờ vùng, bờ thửa và hệ thống mương máng bảo đảm tưới tiêu, hợp lí.

-Cày sâu dần kết hợp bón tăng phân hữu cơ, phân bón hoá học hợp lí.

-Bón vôi cải tạo đất

-Luân canh cây trồng: chú ý cây họ đậu, cây phân xanh

-Đất xám bạc màu thích hợp với nhiều loại cay trồng cạn.

2.Cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá

a.Nguyên nhân gây xói mòn đất

-Xói mòn đất là quá trình phá huỷ lớp đất mặt và tầng đất dưới do tác động của nước mưa, nước tưới, tuyết tan hoặc gió.

-Nguyên nhân chính gây xói mòn đất là lượng mưa lớn và địa hình dốc:

+Nước mưa vào đất phá vỡ kết cấu đất

+Địa hình ảnh hưởng đến xói mòn, rửa trôi đất thông qua độ dốc và chiều dốc. Độ dốc càng lớn, dốc càng dài tốc độ xói mòn càng lớn. Tầng bùn mỏng hoặc mất hẳn, bề mặt trơ sỏi đá.

b.Tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá

-Hình thái phẫu diện không hoàn chỉnh, có trường hợp mất hẳn tầng mùn

-Sét và limon bị cuốn trôi đi, trông đất cát, sỏi chiếm ưu thế

-Đất chua hoặc rất chua, nghèo mùn và chất dinh dưỡng

-Số lượng vi sinh vật trong đất ít. Hoạt động của vi sinh vật đất yếu

c. Biện pháp cải tạo

Biện pháp

Tác dụng

Công trình Làm ruộng bậc thang Hạn chế tốc độ dòng chảy rửa trôi
Thềm cây ăn quả Tăng độ che phủ , hạn chế dòng chảy
Nông học Canh tác theo đường đồng mức Hạn chế dòng chảy
Bón phân hữu cơ và N, P, K Tăng độ phì nhiêu, tạo môi trường cho vi sinh vật hoạt động
Bón vôi Giảm độ chua cho đất
Luân canh xen canh gối vụ Hạn chế sự bạc màu
Trồng cây bảo vệ đất Tăng độ che phủ
Nông lâm kết hợp Tăng độ che phủ , hạn chế tốc độ dòng chảy
Trồng cây thành băng Hạn chế tốc độ dòng chảy

3.Cải tạo và sử dụng đất mặn

Đất mặn là loại đất có chứa nhiều cation natri hấp phụ trên bề mặt keo đất và trong dung dịch đất

Chủ yếu phân bố ở vùng đồng bằng ven biển như Nam Định, Thái Bình, Cà Mau

a. Nguyên nhân hình thành

Có 2 nguyên nhân chính hình thành đất mặn:

- Do nước biển tràn vào

- Do ảnh hưởng của mạch nước ngầm nên làm đất nhiễm mặn

b.Tính chất của đất mặn

- Thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét cao 50 – 60%

- Dung dịch đất chứa nhiều muối tan: NaCl, Na2SO4

- Phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm

- Nghèo mùn, nghèo đạm

- Hoạt động của vi sinh vật yếu

c. Biện pháp cải tạo

* Biện pháp thuỷ lợi:

- Đắp đê ngăn nước biển, xây dựng hệ thống mương máng tưới, tiêu hợp lý

- Nhằm ngăn nước biển tràn

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc rửa mặn

* Biện pháp bón vôi

- Bón vôi có tác dụng đẩy ion Na+ra khỏi bề mặt keo đất

- Sau đó tiến hành tháo nước vào ruộng để rửa mặn, sau 1 thời gian cần bổ sung chất hữu cơ cho đất sau khi bón vôi

-Trồng cây chịu mặn:

+ Làm giảm bớt Na trong đất sau đó sẽ trồng các cây trồng khác

+ Làm tăng hiệu quả kinh tế cho sản xuất nông nghiệp

- Đất mặn sau khi được cải tạo có thể sử dụng để trồng lúa [lúa đặc sản], cói

- Nuôi trồng thuỷ sản

- Vùng đất mặn ngoài đê: trồng rừng để giữ đất và bảo vệ môi trường

Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu:

- Hình thành ở vùng giáp ranh giữa đồng bằng và miền núi

- Địa hình dốc thoải nên quá trình rửa trôi mạnh

- Tập quán canh tác lạc hậu dẫn đến đất thoái hóa mạnh

- Chặt phá rừng

Trả lời hay

14 Trả lời · 08:14 19/08

  • Song Ngư

    Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu:

    - Địa hình dốc thoải nên quá trình rửa trôi mạnh

    - Tập quán canh tác lạc hậu

    - Tình trạng chặt phá rừng cũng là một nguyên nhân

    Trả lời hay

    3 Trả lời · 08:15 19/08
  • Mỡ

    Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu:

    – Hình thành do quá trình rửa trôi các hạt sét, keo và các chất dinh dưỡng ở những vùng có địa hình dốc.

    – Do canh tác lạc hậu và trồng lúa lâu đời.

    Trả lời hay

    2 Trả lời · 08:14 19/08
  • Khang Anh

    Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu:

    – Hình thành do quá trình rửa trôi các hạt sét, keo và các chất dinh dưỡng ở những vùng có địa hình dốc.

    – Do tập quán canh tác lạc hậu.

    0 Trả lời · 08:33 22/12
  • Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Đất xám bạc màu được hình thành ở đâu?”kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Công nghệ 10 hay và hữu ích do Top lời giải tổng hợp và biên soạn dành cho các bạn học sinh ôn luyện tốt hơn.

    Trắc nghiệm: Đất xám bạc màu được hình thành ở đâu?

    A. Đồng bằng

    B. Tây Nguyên

    C. Giáp ranh đồng bằng và trung du

    D. Sa mạc

    Trả lời:

    Đáp án đúng:A. Đồng bằng

    Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về “Đất xám bạc màu” nhé!

    Kiến thức tham khảo về “Đất xám bạc màu”

    1. ĐẤT XÁM BẠC MÀU LÀ GÌ?

    - Đất xám bạc màulà đất nghèo dinh dưỡng, tầng đất mặt có màu xám trắng thường bị rửa trôi, độ mùn thấp

    - Khí hậu nắng lắm, mưa nhiều dẫn đến xói mòn rửa trôi mạnh, cùng với nhiệt độ cao đã làm cho quá trình phong hoá, sự phân huỷ các chất nhanh mạnh nên đất bị mất nhiều chất dinh dưỡng ...

    - Yếu tố con người do sử dụng đất không hợp lý, chỉ biết bóc lột đất mà không dưỡng đất; chặt phá rừng phòng hộ nhất là rừng đầu nguồn, đốt rừng làm rẫy

    2. NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH ĐẤT XÁM BẠC MÀU

    Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu là do:

    - Địa hình dốc thoải

    - Khí hậu nắng và mưa nhiều dẫn đến đất bị xói mòn và rửa trôi, các chất bị phong hóa

    - Tập quán canh tác lạc hậu chưa biết cách xây dựng bờ vùng hợp lý đồng thời bờ thửa và hệ thống mương máng chưa bảo đảm cho việc tưới tiêu, chưa biết cách Cày sâu dần kết hợp bón tăng phân hữu cơ, phân bón hoá học…

    - Do chặt phá rừng bừa bãi

    3. TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT XÁM BẠC MÀU

    -Tầng đất mặt mỏng

    - Thành phần cơ giới nhẹ

    - Thường khô hạn

    - Chua đến rất chua

    - Nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn

    - Vi sinh vật ít, hoạt động yếu.

    4. NHỮNG LOẠI CÂY NÀO TRỒNG ĐƯỢC TRÊN ĐẤT XÁM BẠC MÀU

    - Đất xám bạc màu có màu sắc tương ứng với tên gọi của nó, đó là màu xám bạc, loại đất này rất nghèo chất dinh dưỡng, độ mùn và độ pH đều ở mức rất thấp. Với những đặc điểm đó, có thể thấy, đây là loại đất có tầng canh tác mỏng, kết cấu kém, nghèo limon và sét, khả năng giữ và thấm nước kém, các vi sinh vật tốt cho đất cũng vô cùng hạn chế khiến cây trồng trên loại đất này khó mà sống được. Loại đất này xuất hiện nhiều ở những đồi núi có độ dốc cao, đất lâm nghiệp

    - Nguyên nhân hình thành nên đất xám bạc màu có thể do nắng nhiều kết hợp với mưa nhiều làm rửa trôi gây ra xói mòn mạnh, bên cạnh đó có nhiệt độ cao làm đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất khiến đất mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi. Ngoài ra, có thể đất xói mòn hình thành bởi sự canh tác bất hợp lý của con người, trồng cây nhưng không thực hiện những biện pháp để cải tạo và nuôi dưỡng đất, bên cạnh đó còn phá rừng đầu nguồn và đốt rừng làm rẫy làm ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng của đất canh tác.

    - Tuy nhiên, vẫn có một số loại cây có thể trồng được trên đất xám bạc màu, cụ thể:

    - Cây trồng trên đất xám bạc màu

    - Lúa

    - Ngô

    - Sắn

    - Keo lá tràm

    - Keo tai tượng

    - Lạc

    - Đậu

    - Vừng

    - Chè

    5. CẢI TẠO ĐẤT XÁM BẠC MÀU

    * Thuỷ lợi

    - Đây là biện pháp kỹ thuật quan trọng hàng đầu trong việc cải tạo lại đất nông nghiệp bạc màu. Việc chủ động nước tưới tiêu bằng một hệ thống kênh mương hoàn chỉnh nhằm cải thiện độ phì đất bạc màu, tăng độ ẩm, làm cho đất tơi xốp hơn, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.

    * Biện pháp hữu cơ

    - Bao gồm chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý và tăng cường bón lót bằng các nguồn phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phân bắc... để cải tạo và tăng độ phì cho đất. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại chất thải nông nghiệp như rơm, rạ, mùn trấu, rác sinh hoạt, than bùn... để sản xuất phân hữu cơ vi sinh dùng làm chất cải tạo đất rất tốt.

    * Đa dạng hoá cây trồng

    - Trên những vùng đất bạc màu bà con nên trồng xen hoặc luân canh cây trồng chính với các loại cây họ đậu như lạc, đậu tương, đậu xanh, đậu trạch... vì chúng có khả năng cố định đạm, giúp cải tạo độ phì nhiêu của đất rất tốt.

    - Một số công thức trồng trọt có thể áp dụng để cải tạo đất bạc màu như:

    + Công thức 2 vụ: gồm 1 vụ lúa và 1 vụ rau màu như ngô khoai, lạc, đậu đỗ xen với rau.

    + Công thức 3 vụ: gồm 1 vụ lúa, 1 vụ rau màu hè thu và 1 vụ rau đông xuân.

    * Che phủ đất

    - Che phủ đất cũng là một biện pháp rất thích hợp đối với những vùng đất bạc màu giúp hạn chế bốc hơi nước, giữ ẩm cho đất, chống gió rét, hạn chế cỏ dại và giữ ấm cho cây trồng, giúp phân phối đều nước không gây úng thối cho cây trồng, giúp hệ vi sinh vật trong đất hoạt động tốt sẽ làm cho đất tơi xốp, thoáng khí hơn, giúp cho hệ rễ cây trồng phát triển tốt.

    * Biện pháp làm đất

    - Đặc điểm của đất bạc màu thường là khô, cứng do đó hạn chế xới xáo để tránh mất nước do bốc hơi, nhất là vào thời kỳ khô hạn. Chỉ nên kết hợp xới xáo khi làm cỏ, bón phân, tưới nước. Nếu trồnglúa trên đất bạc màu, thì không nên xếp ải dễ làm đất mất thêm nước, hệ vi sinh vật còn sót lại trong đất sẽ bị chết, đất càng trở nên chai cứng hơn; trồng màu thì lên luống cao kết hợp tưới nước theo rãnh là biện pháp cải tạo đất bạc màu tối ưu nhất.