Đặt cọc tiền mua nhà có lấy lại được không

Skip to content

Tôi mua nhà xã hội, tôi đặt cọc để chọn căn là 20 triệu. Nhưng giờ do kinh tế không đủ để mua căn hộ ấy, tôi muốn lấy lại số tiền đặt cọc ấy được không?

Đặt cọc tiền mua nhà có lấy lại được không

Điều 328 – Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đặt cọc như sau: 

“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Khoản 5 – Điều 63 – Luật Nhà ở quy định: “Việc ứng tiền trước của người mua nhà ở xã hội quy định tại Điều này được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở, phù hợp với tỷ lệ hoàn thành xây dựng công trình nhà ở và tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt nhưng tổng số tiền ứng trước của người mua không được vượt quá 70% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi bàn giao nhà ở cho người mua và không được vượt quá 95% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi người mua nhà được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó”.

Như vậy, tiền đặt cọc do hai bên thỏa thuận với nhau nhưng không quá số tiền đặt cọ quy định trong khoản 5 – Điều 63 – Luật Nhà ở, hợp đồng đặt cọc phải được lập thành văn bản, có thể là một hợp đồng đặt cọc riêng hoặc đó là 1 điều khoản trong một hợp đồng mua bán nhà. Về phạt cọc khi mà một bên không thực hiện hợp đồng thì là do thỏa thuận của các bên của hợp đồng đã thỏa thuận từ trước trong hợp đồng hoặc có các thỏa thuận khác. Nếu trong hợp đồng đặt cọc không quy định các trường hợp hủy hợp đồng đặt cọc hay mức phạt cọc như thế nào thì theo quy định của pháp luật, bạn là bên đặt cọc từ chối việc giao kết hợp đồng mua nhà thì tiền đặt cọc 20 triệu thuộc về bên nhận đặt cọc, nghĩa là bạn sẽ không lấy lại được số tiền đặt cọc này. 

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Đặt cọc mua nhà ở xã hội có lấy lại được tiền đặt cọc không?. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Hoàng Thị Nụ

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Đặt cọc mua nhà ở xã hội có lấy lại được tiền đặt cọc không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Đặt cọc tiền mua nhà có lấy lại được không

hoặc Bạn có thể lick vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

  • Đặt cọc tiền mua nhà có lấy lại được không

    • Gọi ngay
    • Đặt câu hỏi
    • Tìm kiếm

    Nam Dương   -   Chủ nhật, 12/12/2021 21:00 (GMT+7)

    Tôi chuẩn bị mua một miếng đất, nhưng đang băn khoăn là nếu không mua đất nữa thì làm sao lấy lại được tiền đặt cọc. Luật sư có thể hướng dẫn giùm được không? Bạn đọc có email: gửi câu hỏi nhờ Báo Lao Động tư vấn.

    Về vấn đề này, Luật sư Trần Phi Đại, Đoàn Luật sư TPHCM, cho biết:

    Mua đất là cách nói của người dân để chỉ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

    Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định

    1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

    2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    Trên thực tế, người dân thường có đặt cọc khi giao dịch hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay thực hiện hợp đồng nào khác.

    Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp hai bên không có thỏa thuận về việc đặt cọc khi thực hiện hợp đồng và đặt cọc cũng không phải là quy định bắt buộc phải thực hiện khi thực hiện hợp đồng.

    Trường hợp của bạn, hai bên có thể thỏa thuận với nhau về việc có đặt cọc hay không để thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hoặc thỏa thuận bên đặt cọc có bị mất tiền cọc cho bên chuyển nhượng (bán) quyền sử dụng đất hay không khi không nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nữa.

    Có được trả lại tiền đặt cọc hay không khi không thực hiện hợp đồng? Muốn chuyển tiền đặt cọc sang mua nhà khác phải làm sao?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Chào luật sư, em có đặt cọc để mua một căn hộ chung cư. Tuy nhiên, sau tôi biết tôi không có khả năng mua được căn nhà đó. Tôi muốn hỏi luật sư, tôi có thể lấy lại được số tiền đặt cọc đó không?  Tôi muốn chuyển sang một căn hộ khác mà với số tiền đã đặt cọc đó có được không?

    Luật sư tư vấn:

    Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

    Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về đặt cọc như sau:

    Điều 328. Đặt cọc

    1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

    2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Trong giao dịch dân sự để đảm bảo thực hiện hợp đồng như mong muốn của bên yêu cầu giao dịch thì thường sẽ tiến hành đặt cọc để đảm bảo cho việc thực hiện giao dịch. Đặt cọc thường là một khoản có giá trị như tiền hoặc tài sản hợp pháp của bên yêu cầu giao dịch và có sự đồng ý của bên nhận cọc.

    Số tiền đặt cọc để đảm bảo thực hiện giao dịch sẽ được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện.

    Xem thêm: Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất, chung cư, dự án mới nhất năm 2022

    Trong trường hợp bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì:

    – Đối với bên đặt cọc: tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    – Đối với bên nhận đặt cọc: phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác

    Theo sự trình bày của khách hàng thì để đảm bảo cho việc mua căn hộ chung cư, khách hàng đã đặt cọc cho bên bán.

    Do đó, theo quy định nêu trên thì khách hàng đã ký kết hợp đồng đặt cọc nhằm đảm bảo việc giao kết và thực hiện hợp đồng nhưng khách hàng từ chối không giao kết hợp đồng chuyển nhượng, không thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    Như vậy, đối với trường hợp này của khách hàng nếu khách hàng không thực hiện hợp đồng mà không có thỏa thuận khác với bên nhận đặt cọc thì số tiền đó của bạn sẽ mất – bạn không được nhận lại số tiền đó. 

    Đặt cọc tiền mua nhà có lấy lại được không

    >>> Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.6568

    Xem thêm: Hệ thống đặt cọc, hoàn trả là gì? Mục đích và phạm vi sử dụng

    Trường hợp khách hàng muốn mua ngôi nhà khác của cùng chủ đầu tư thì bạn có thể thỏa thuận với chủ đầu tư để giao kết hợp đồng mới. Trường hợp này khách hàng có thể thỏa thuận tiền đặt cọc của bạn được trừ vào phần nghĩa vụ phải trả của ngôi nhà mới khi hai bên có thỏa thuận với nhau.

    Ngoài ra, khách hàng có thể phải chịu trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc theo quy định tại Điều 358 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

    Điều 358. Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc

    1. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý, bồi thường thiệt hại.

    2. Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện, khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.

    Trên đây là tư vấn của Luật Dương Gia cùng với nội dung khách hàng yêu cầu. Hi vọng bài tư vấn sẽ giúp ích được Quý khách hàng giải quyết những khúc mắc hiện tại.