Danh mục thuốc lasa là gì

Giảm thiểu sai sót trong quá trình đưa thuốc đến tay bệnh nhân và nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng thuốc an toàn cho bệnh nhận. Dựa theo kết quả đấu thầu thuốc năm 2019- 2021 khoa Dược xây dựng danh mục thuốc nhìn giống nhau, đọc giống nhau (LASA – look alike sound alike) giúp cho các đồng nghiệp dễ thấy phần khác nhau.

Để giảm thiếu sai sót gây ra thuốc LASA cần được:

- Kiểm tra cẩn thận trước khi thực hiện y lệnh cho bệnh nhân (tiêm, truyền, phát thuốc cho bệnh nhân)

1. Đặt vấn đề Thuốc nhìn gần giống nhau (Look Alike - LA): là thuốc có bao bì cấp 1 (như vỉ, viên, ống, chai, lọ, túi) hoặc bao bì cấp 2 (thùng, hộp) tương tự nhau về hình dạng, đơn vị đóng gói, màu sắc, kích thước, kí hiệu và thiết kế trên bao bì ... Thuốc đọc viết gần giống nhau (Sound Alike - SA): là thuốc có tên thương mại hoặc tên hoạt chất phát âm tương tự nhau hay có cách viết tương tự nhau. Những tên thuốc này có thể có tiếp đầu ngữ giống nhau (như metformin và metronidazol) hoặc cách phát âm tương đối giống nhau (albuterol và atenolol) rất dễ sai sót trong quá trình kê đơn, sao thuốc, cấp phát và sử dụng. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), khoảng 20% các sai sót trong sử dụng thuốc đến từ những nhầm lẫn do bao bì và nhãn thuốc. Những sai sót do thuốc nhìn giống nhau, đọc giống nhau (LASA) ảnh hưởng xấu đến 250.000 ca bệnh hằng năm tại Hoa Kỳ. 2. Giảm thiểu nguy cơ nhầm lẫn trong kê đơn, cấp phát, sử dụng thuốc do LASA Để giảm thiểu nguy cơ sai sót, nhầm lẫn trong kê đơn, cấp phát, sử dụng thuốc liên quan đến LASA, khoa Dược cần xây dựng danh sách thuốc nhìn giống nhau, đọc giống nhau tại bệnh viện trên cơ sở rà soát, đánh giá, cập nhật thường xuyên, danh mục thuốc trúng thầu hằng năm tại bệnh viện và cung cấp cho các đơn vị có liên quan. Đây là một phần quan trọng trong hoạt động cảnh giác dược, giảm thiểu các tai biến liên quan đến sai sót thuốc và nâng cao an toàn người bệnh. Cách thức áp dụng: 2.1. Đối với kê đơn và sao thuốc trên phần mềm: - Nhận biết và lưu ý các trường hợp thuốc có tiếp đầu ngữ giống nhau, đặc biệt là các biệt dược có cùng hãng sản xuất hoặc phân phối; - Lưu ý các thuốc có đa hàm lượng dễ gây nhầm lẫn. 2.2. Đối với bảo quản, cấp phát thuốc tại kho thuốc, tủ trực: - Sắp xếp các thuốc có nguy cơ nhầm lẫn do LASA cách xa nhau trong tủ trực hoặc kệ thuốc; - Có thể dán các nhãn phụ để tạo sự chú ý đặc biệt; - Tránh tối đa các yếu tố gây sao nhãn trong quá trình cấp phát (ánh sáng, vật dụng cá nhân, giấy tờ trên các kệ thuốc, tủ thuốc); - Kiểm tra trước khi cấp phát nhằm đảm bảo 5 đúng trong sử dụng thuốc. 2.3. Đối với sử dụng thuốc trên lâm sàng: - Đảm bảo nguyên tắc 3 kiểm tra, 5 đối chiếu trước khi sử dụng cho bệnh nhân; đặc biệt là các thuốc có bao bì cấp 1 (chai, lọ…) tương đối giống (về màu sắc, hình dạng, kích cỡ,…) và theo dõi bệnh nhân trong quá trình sử dụng thuốc; - Ghi y lệnh rõ ràng trong hồ sơ bệnh án, tránh nhầm lẫn, tránh thực hiện y lệnh miệng trong quá trình sử dụng thuốc. 3. Một số trường hợp dễ nhầm lẫn do thuốc nhìn giống nhau, đọc giống nhau 3.1. Thuốc nhìn giống nhau (look alike)

Danh mục thuốc lasa là gì
Danh mục thuốc lasa là gì
Danh mục thuốc lasa là gì

3.2. Thuốc đọc giống nhau (sound alike)

Danh mục thuốc lasa là gì

Tài liệu tham khảo 1. Bộ Y tế (2022), Hướng dẫn giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại các cơ sở khám chữa bệnh, ban hành kèm theo quyết định số 29/2022/QĐ-BYT ngày 5/1/2022 2. Bộ Y tế (2021), Hướng dẫn quốc gia về Cảnh giác Dược ban hành kèm theo quyết định số 122/2021/QĐ-BYT ngày 11/1/2021 3. Bộ Y tế (2018), Dược thư Quốc gia Việt Nam 4. Larmené-Beld KHM, Alting EK, Taxis K. A systematic literature review on strategies to avoid look-alike errors of labels. Eur J Clin Pharmacol. 2018;74(8):985-993. doi:10.1007/s00228-018-2471-z 5. Her QL, Toh S. Sound-Alike Look-Alike Confusion and Matching Medication Product Attributes: Simulated Case-Control Studies. Ann Pharmacother. 2019 Oct;53(10):973-980.

ĐƠN VỊ DƯỢC LÂM SÀNG - BẢN TIN THÔNG TIN THUỐC 01-2022