Đánh giá việc nga và opec gia hạn năm 2024

Tuy nhiên, trong bối cảnh nhu cầu vẫn vượt quá nguồn cung sẵn có khi bước vào mùa đông ở Bắc bán cầu, cán cân thị trường "vàng đen" vẫn dễ bị tổn thương trước những rủi ro kinh tế và địa chính trị gia tăng, cũng như những biến động tiếp theo trong thời gian tới.

Theo báo cáo tháng 11 của OPEC, nhu cầu dầu mỏ của thế giới sẽ tăng 2,5 triệu thùng/ngày trong năm 2023, so với dự báo trước đó do OPEC đưa ra là 2,44 triệu thùng/ngày. Nhu cầu dầu thô toàn cầu dự kiến tăng 2,2 triệu thùng/ngày năm 2024, không thay đổi so với dự báo được đưa ra trong báo cáo tháng trước.

Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc, vốn tăng lên 11,4 triệu thùng/ngày vào tháng 10/2023, vẫn đang trên đà đạt mức cao kỷ lục mới trong năm nay. Trong khi đó, nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ cũng dự kiến tăng vào quý cuối năm nay và đạt mức cao kỷ lục trong năm 2023. Nhu cầu dầu toàn cầu tiếp tục thể hiện khả năng phục hồi khá tốt, với mức tăng trưởng đạt cao hơn dự kiến trong quý IV/2023, chủ yếu tại các quốc gia không thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).

Bất chấp việc duy trì cắt giảm sản lượng tự nguyện của một thành viên OPEC+ (gồm OPEC cùng các đối tác), nhìn chung, nguồn cung vẫn được bổ sung cho thị trường khi sản lượng dầu mỏ của OPEC năm 2023 và 2024 cũng được dự báo sẽ lần lượt tăng khoảng 50.000 thùng/ngày và 65.000 thùng/ngày.

Sản lượng dầu thô của OPEC tháng 10/2023 tăng 80.000 thùng/ngày so với tháng trước đó lên mức 27,90 triệu thùng/ngày. OPEC cũng nâng dự báo tăng trưởng nguồn cung ngoài OPEC năm nay lên 1,8 triệu thùng, so với mức dự báo tăng 1,7 triệu thùng/ngày được đưa ra tháng trước. Theo OPEC, động lực chính của mức tăng này sẽ là Mỹ, Brazil, Kazakhstan, Na Uy, Guyana, Mexico và Trung Quốc. Năm 2024, nguồn cung dầu thô ngoài OPEC dự kiến tăng thêm 1,4 triệu thùng/ngày, không thay đổi so với dự báo tháng trước.

Trong khi đó, IEA cũng đã nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm nay và năm tới, dù tăng trưởng kinh tế dự kiến tại hầu hết nền kinh tế lớn đều chững lại. Đối với năm 2023, IEA đã nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ từ 2,3 triệu thùng/ngày lên 2,4 triệu thùng/ngày.

Về tổng thể, nhu cầu dầu mỏ năm 2023 vẫn đang được hỗ trợ nhờ nhu cầu tăng kỷ lục vào tháng 9 vừa qua tại thị trường Trung Quốc và lượng giao hàng ổn định tại Mỹ. Năm 2024, IEA đã nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ từ 880.000 thùng/ngày lên 930.000 thùng/ngày. Theo IEA, dù việc Saudi Arabia và Nga tự nguyện gia hạn cắt giảm sản lượng đến cuối năm nay sẽ thu hẹp nguồn cung và tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ có khả năng chững lại, thì cán cân trên thị trường dầu mỏ sẽ nghiêng về thặng dư vào đầu năm 2024.

Tăng trưởng nguồn cung dầu thế giới đang vượt quá mong đợi do tăng trưởng sản xuất ở Mỹ và Brazil vượt xa dự báo. IEA cho rằng, thị trường dầu mỏ thế giới sẽ quay trở lại tình trạng dư cung trong nửa đầu năm 2024, trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng nhu cầu chậm lại đáng kể khi khả năng phục hồi sau đại dịch đã cạn kiệt và việc sử dụng năng lượng ngày càng hiệu quả hơn.

Dự báo của OPEC và IEA được đưa ra trong bối cảnh giá dầu Brent đã ghi nhận mức 95 USD/thùng trong tháng 9 vừa qua, giữa lúc các quyết định cắt giảm nguồn cung tự nguyện của các thành viên OPEC+ đã thắt chặt thị trường dầu thô.

Đầu tháng này, Saudi Arabia và Nga thông báo sẽ gia hạn mức cắt giảm nguồn cung tổng cộng 1,3 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm 2023. Việc bổ sung cắt giảm tự nguyện nhằm tăng cường các biện pháp mà các nước OPEC+ thực hiện để duy trì sự ổn định và cân bằng của thị trường. Tuy nhiên, xuất khẩu dầu ngày càng tăng từ các nước bị trừng phạt cũng như những lo ngại về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu đã kéo giá dầu thô đi xuống những tuần gần đây.

Mối lo ngại về tăng trưởng kinh tế và nhu cầu đã gây áp lực lên giá cả, bất chấp ảnh hưởng của việc OPEC và các đối tác cắt giảm nguồn cung, cũng như xung đột ở Trung Đông. Trong khi đó, nhu cầu nhiên liệu rất lớn khi Bắc bán cầu bước vào mùa đông, cùng những rủi ro kinh tế và địa chính trị gia tăng tiếp tục khiến thị trường dầu mỏ dễ biến động và mong manh./.

Kết thúc cuộc họp tuần qua của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+), nhóm đã đi đến quyết định cắt giảm thêm sản lượng tự nguyện từ 1,3 triệu thùng/ngày lên 2,2 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, kể từ sau cuộc họp, giá dầu thế giới đều liên tiếp giảm và đã rơi xuống mức thấp nhất 6 tháng qua. Dầu WTI để tuột mất mốc 70 USD/thùng.

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) có nhiều yếu tố khiến giá dầu thế giới giảm dù OPEC+ có cắt giảm tự nguyện thêm sản lượng gần 2,2 triệu thùng/ngày.

Thứ nhất, ngay từ trước khi cuộc họp diễn ra đã có nhiều bất đồng xung quanh kế hoạch cắt giảm sản lượng do một số thành viên châu Phi không muốn giảm hạn ngạch sản xuất. Điều này đã khiến cuộc họp phải hoãn lại và chuyển qua hình thức họp trực tuyến. Sự bất đồng trong nội bộ OPEC+ là một tin tức không tốt cho giá dầu.

Thứ hai, nếu tính từ tháng 10/2022 đến nay, OPEC+ đã cam kết cắt giảm gần 5 triệu thùng dầu/ngày. Song dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), thực tế cắt giảm trong tháng 10 vừa qua chỉ là 2,25 triệu thùng/ngày. Nga - nước xuất khẩu hàng đầu chỉ giảm khoảng 210.000 thùng/ngày thay vì 800.000 thùng/ngày như tuyên bố.

Thậm chí, các quốc gia được miễn trừ hạn ngạch còn có xu hướng gia tăng sản lượng mạnh mẽ, điển hình là Iran với sản lượng tăng thêm 610.000 thùng/ngày. Kazakhstan tham gia cắt giảm tự nguyện đợt này, nhưng sản lượng thực tế lại tăng gần 300.000 thùng/ngày trong giai đoạn trước.

Nguyên nhân thứ ba khiến giá dầu giảm đó là sự gia tăng sản lượng nhanh chóng từ các nước ngoài OPEC+, điển hình nhất là Mỹ. Sản lượng của quốc gia này đã lên mức kỷ lục 13,1 triệu thùng/ngày. Con số này cao hơn 1,1 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá việc nga và opec gia hạn năm 2024

Giá dầu thế giới liên tiếp giảm và đã rơi xuống mức thấp nhất 6 tháng qua. Ảnh minh họa.

Ông Phạm Quang Anh - Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hoá Việt Nam nhận định: "Theo tôi đánh giá, bối cảnh hiện tại chưa có quá nhiều thông tin hỗ trợ cho giá dầu. Giai đoạn mùa đông, cùng các áp lực về tăng trưởng kinh tế trong môi trường lãi suất cao đang hạn chế nhu cầu xăng dầu của Mỹ, trong khi đây là quốc gia tiêu thụ lớn nhất trên thế giới. Ngoài ra, một số nền kinh tế nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới lại đang có tốc độ phục hồi khá là chậm. Do đó, việc giá dầu WTI bị đẩy xuống dưới 70 USD/thùng, có thể mở ra các mục tiêu thấp hơn ở vùng 65 USD/thùng".

Hiện đang có nhiều thông tin cho rằng, OPEC+ có thể sẽ cắt giảm sản lượng mạnh hơn và lâu hơn sau quý I/2024.

"Các động thái của OPEC+ trong thời gian tới sẽ rất khó đoán vì sẽ còn phụ thuộc vào mức độ tuân thủ cam kết của nhóm. Nếu như cắt giảm sản lượng vẫn không đủ hỗ trợ cho giá dầu, việc gia hạn mức cắt giảm sau quý I/2024 gần như là điều chắc chắn. Còn đối với khả năng cắt giảm mạnh hơn, chỉ có Saudi Arabia và Nga là hai nhà sản xuất lớn nhất nhóm có thể thực hiện điều này.

Nhìn chung, tôi cho rằng OPEC+ sẽ nỗ lực đẩy giá dầu tăng ít nhất là trên ngưỡng 70 USD/thùng thông qua cơ chế hạn ngạch, mặc dù sẽ khó khăn hơn trước do sự gia tăng sản lượng của khối ngoài OPEC+ có thể bù đắp mức thiếu hụt. Hơn nữa, cắt giảm sâu hơn cũng sẽ khiến nhóm nước này phải đánh đổi về thị phần - điều mà đã gây bất đồng trong cuộc họp giữa các thành viên trong tháng qua", ông Phạm Quang Anh - Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hoá Việt Nam đánh giá.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!