Đánh giá lịch đi học trở lại của học sinh hà nội

Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội dự kiến đề xuất với UBND TP.Hà Nội cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 đi học sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán.

Tại cuộc họp mới đây giữa Bộ GD-ĐT với giám đốc các sở GD-ĐT trong cụm thi đua số 1 (gồm sở GD-ĐT các tỉnh, thành: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ), ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết: “Nếu không có gì thay đổi, sau kỳ nghỉ tết âm lịch tới, Hà Nội sẽ tiếp tục đề xuất với thành phố cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 toàn thành phố đi học trực tiếp”.

Đánh giá lịch đi học trở lại của học sinh hà nội

Học sinh lớp 12 ở nhiều trường tại Hà Nội đi học, nghỉ học theo cấp độ dịch nên rất bất an

đậu tiến đạt

Đến thời điểm này, hầu hết học sinh từ 12 - 17 tuổi ở Hà Nội đã tiêm 2 mũi vắc xin ngừa Covid-19 nhưng cơ bản các em vẫn ở nhà học trực tuyến với rất nhiều hệ lụy đáng lo ngại cả về chất lượng lẫn sức khỏe tâm thần.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT đến ngày 10.1, cả nước có 9 tỉnh, thành tổ chức dạy học trực tiếp cho tất cả học sinh trên địa bàn; 35 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với trực tuyến và 19 địa phương còn lại chỉ tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình.

Hà Nội là một trong số 9 địa phương dạy học cả trực tiếp và trực tuyến. Tuy nhiên, thực tế học sinh được học trực tiếp chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, phần lớn học sinh Hà Nội đã ở nhà trọn vẹn học kỳ 1 vừa qua và đang tiếp tục học kỳ 2 bằng hình thức trực tuyến.

\n

Trẻ mầm non, học sinh tiểu học, THCS, THPT bắt đầu dừng đến trường từ cuối tháng 4, đầu tháng 5.2021. Đến đầu tháng 11.2021, học sinh lớp 9 của 18 huyện, thị xã ngoại thành được đến trường.

Ngày 13.1: Cả nước 16.725 ca Covid-19, 26.031 ca khỏi | Hà Nội 2.968 ca | TP.HCM 701 ca

Đầu tháng 12.2021, ở những quận, huyện thuộc vùng 1, học sinh lớp 12 được đi học trực tiếp. Tuy nhiên, do số ca mắc Covid-19 ngày một tăng, Hà Nội tự đặt ra quy định đóng cửa trường hoàn toàn với những địa phương có cấp độ dịch ở mức 3. Do vậy, dù là cho phép học sinh lớp 12 đến trường 3 buổi/tuần nhưng thực tế nhiều quận, huyện gia tăng mức độ dịch từ vùng vàng sang vùng cam, trường học mở cửa được một vài tuần lại đóng.

Ngược lại, khi các quận, huyện khống chế được dịch bệnh, trở lại cấp độ dịch thấp hơn thì các trường học cũng không mặn mà với việc mở lại cửa trường. Lãnh đạo các trường này đưa ra nhiều lý do nhưng điều mà họ lo nhất là việc mở cửa thiếu bền vững theo cấp độ dịch công bố hàng tuần như cách TP.Hà Nội đang làm sẽ tạo ra những xáo trộn, bất an trong việc dạy và học.

Tin liên quan

  • Học sinh Hà Nội tiêm xong 2 mũi vắc xin vẫn tiếp tục... ở nhà
  • Hà Nội không bắt buộc học sinh lớp 1, lớp 2 kiểm tra học kỳ trực tiếp
  • Hà Nội dừng cho học sinh 17 huyện, thị ngoại thành trở lại trường

Hà Nội là địa phương có số lượng học sinh lớn nhất cả nước, hiện công tác chuẩn bị để đảm bảo an toàn cho học sinh đã và đang được các quận, huyện, thị xã, phòng giáo dục các địa phương khẩn trương triển khai. 

Đánh giá lịch đi học trở lại của học sinh hà nội
Học sinh các khối từ lớp 7 đến lớp 12 thuộc vùng xanh (cấp độ 1) và vùng vàng (cấp độ 2) trên địa bàn thành phố sẽ đi học trực tiếp từ ngày 8/2/2022. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Phụ huynh đồng tình

Anh Phạm Hải Lương có con học lớp 9 cho biết, sau một thời gian học trực tuyến kéo dài, anh lo lắng khi thấy tính tình con thay đổi, ít trò chuyện với bố mẹ, hay cáu giận. Anh còn thường xuyên nhận được tin nhắn của giáo viên phàn nàn về ý thức học tập của con trong các tiết học trực tuyến.

“Cho học sinh đi học trực tiếp là quyết định hợp lý và cần thiết để các con được giao tiếp với thầy cô, bạn bè. Không chỉ là vấn đề kiến thức, việc đến trường học trực tiếp sẽ giúp các con tránh các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Cứ ở nhà mãi, trẻ sẽ mất dần hứng thú đến trường”, anh Phạm Hải Lương chia sẻ.

Cho rằng nguy cơ dịch bệnh khi đến trường là có nhưng chị Nguyễn Khánh Huyền (quận Bắc Từ Liêm) vẫn đồng tình với quyết định của UBND thành phố Hà Nội. Theo chị Huyền, các bạn trong lớp con chị đã được tiêm 2 mũi vaccine nên chị thấy yên tâm hơn khi cho con đi học sau Tết.

“Học trực tuyến để đảm bảo an toàn cho học sinh là cần thiết. Nhưng với những điều kiện như hiện nay như tỷ lệ tiêm vaccine của toàn thành phố cao, học sinh từ 12-18 tuổi cũng đã hoàn thành 2 mũi cơ bản nên không có lý do gì cứ đóng cửa trường học mãi như thế. Dịch COVID-19 có thể còn tiếp diễn, còn lây lan nhưng chúng ta cần can đảm để cho con đi học. Tôi cũng không có nhiều thời gian để giúp con học trực tuyến vì còn rất nhiều việc phải làm”, chị Nguyễn Khánh Huyền chia sẻ.

Cũng có khá nhiều phụ huynh học sinh chia sẻ, việc học trực tuyến sẽ là trở ngại lớn cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi của Hà Nội. Với những gia đình còn khó khăn, trường học còn là nơi để giúp trẻ có cơ hội học tập.

Triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), học trực tuyến trong một thời gian dài đã làm xuất hiện tình trạng học sinh ngại đến trường học trực tiếp hơn là lo sợ dịch bệnh. Hiện nay, học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 đã hoàn thành 2 mũi tiêm vaccine phòng COVID-19, cũng như người lớn đã tiêm và đi làm trở lại. Vì vậy, theo ông Nga, chúng ta cần linh hoạt, đổi mới để thích ứng với dịch bệnh trong điều kiện mới, chấp nhận sống chung và không e ngại trước dịch bệnh, tạo tâm lý ổn định cho giáo viên và học sinh.

Để chuẩn bị đón học sinh trở lại trường học, bà Võ Tô Thị Hải Yến, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Giảng Võ (quận Ba Đình) cho biết, nhà trường đã xây dựng xong thời khóa biểu, kế hoạch ôn tập, củng cố kiến thức cho từng khối lớp, từng đối tượng học sinh, nhất là học sinh khối lớp 9. Bên cạnh đó, nhà trường cũng chuẩn bị 3 phòng học đáp ứng việc dạy học trực tuyến dành cho những học sinh không thể đến trường học trực tiếp vì các lý do như cha mẹ chưa sẵn sàng cho con học trực tiếp hoặc học sinh gặp vấn đề về sức khỏe, bảo đảm để các em không bị chậm tiến độ chương trình.

Hiện nhiều trường trung học cơ sở, trung học phổ thông đã tổ chức diễn tập các tình huống liên quan đến dịch COVID-19. Toàn bộ những điều cần ghi nhớ về phòng, chống dịch, phương án, quy trình xử lý đã được các trường quán triệt đến giáo viên và phụ huynh học sinh qua buổi họp phụ huynh.

Theo văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, từ ngày 8/2, học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 tại địa bàn các xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2 sẽ trở lại trường học tập trực tiếp. Học sinh cấp tiểu học và khối lớp 6 tiếp tục học trực tuyến, trẻ mầm non nghỉ học tại nhà. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng lưu ý, các địa bàn có dịch cấp độ 3, 4 thì tổ chức dạy học theo hình thức trực tuyến. Trường hợp học sinh cư trú tại địa bàn có dịch cấp độ 3,4 thì nhà trường tổ chức cho các em học trực tuyến tại nhà.

Các trường học phải đạt yêu cầu an toàn trong phòng, chống COVID-19 theo các tiêu chí tại Hướng dẫn liên ngành của Sở Giáo dục và Đào tạo - Sở Y tế; chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, xây dựng kế hoạch xử lý tình huống khi có cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh là F0; tổ chức tổng vệ sinh môi trường hằng ngày. Giáo viên chưa tiêm đủ vaccine theo quy định của Bộ Y tế chỉ dạy học trực tuyến, không dạy trực tiếp.

Để đảm bảo an toàn, hạn chế tập trung đông người trong một khoảng thời gian dài, các trường sẽ không tổ chức ăn bán trú, căng tin ăn uống trong trường, học sinh mang theo nước uống cá nhân. Các trường chỉ tổ chức dạy học trực tiếp 1 buổi/ngày.

Thống kê của Sở Y tế Hà Nội, tính đến ngày 27/1, Hà Nội đã tiêm được 14.541.317 mũi vaccine phòng COVID-19, trong đó có 241.072 mũi bổ sung và 2.193.061 mũi nhắc lại. Thành phố phấn đấu hoàn thành tiêm phủ mũi 3 trong quý I năm 2022; đồng thời giao các quận, huyện, thị xã tổ chức các điểm tiêm cố định, lưu động xuyên Tết; tuyên truyền, vận động người dân tham gia chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân. Bên cạnh đó, lực lượng chức năng tiếp tục thực hiện tốt công tác điều trị tại các tầng; kiểm soát chặt người nhập cảnh, tăng cường giám sát phát hiện biến chủng mới Omicron…