Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

Laptop Gaming Lenovo Legion Y530 81FV008LVN sở hữu cấu hình mạnh mẽ và thiết kế khá hầm hố đặc trưng của laptop chơi game.

Đánh Giá Chi Tiết Laptop Lenovo Legion Y530

Thiết kế hầm hố, mạnh mẽ

Máy tính được thiết kế với tông đen cùng những đường nét cứng cáp, tạo cho game thủ cảm giác mạnh mẽ, hầm hố. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý độ dày 23.9 mm và cân nặng 2.3 kg của máy.

Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

Hiệu năng đáng kinh ngạc

Lenovo đã thực sự hiểu được nhu cầu sử dụng ngày càng cao của khách hàng mà giá thành vẫn luôn dừng ở mức dễ chịu. Với thế hệ Y530 này, Lenovo đã tăng thêm hiệu năng tổng thể của toàn máy nhờ trang bị cho 81FV008LVN cấu hình nhiều người sẽ không tin được ở 1 chiếc máy 27 triệu: Bộ vi xử lý thế hệ 8 Core i7-8750H 6 nhân 12 luồng, 8GB RAM 2666MHz và 1 khe để nâng cấp thêm, card rời GTX 1050 Ti 4GB. Với cấu hình như trên nhìn sơ quá bạn đã có thể thấy chiếc laptop gaming này có thể cân được mọi game ở thời điểm hiện tại và cả sau này.

Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

Đặc biệt hơn nữa, Lenovo đã thấu hiểu nhu cầu giảm thiểu tối đa thời gian chờ của người sử dụng bằng cách tích hợp thêm 1 ổ cứng SSD Intel Optane 16GB. Có thể nhiều người chưa biết Optane là gì nhưng nói nôm na ổ Optane này sẽ làm tăng tốc toàn bộ ổ cứng của chiếc máy từ 20 – 25%. Giờ đây bạn sẽ có 1 chiếc laptop ổ cứng 2TB có tốc độ gần ngang ngửa với các SSD bình thường mà không phải lo về dung lượng. Lenovo thực sự đã làm nức lòng người dùng nhờ những cải tiến vượt bậc này.

Hình ảnh sắc nét, màu sắc trung thực

Màn hình 15.6 inch của laptop Lenovo Legion Y530 81FV008LVN có độ phân giải Full HD, cho hình ảnh sắc nét. Tấm nền IPS cũng được tích hợp để cho màn hình có thể hiển thị màu sắc trung thực, sống động với góc nhìn rộng 178 độ.

Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

Công nghệ Dolby Audio™ Premium

Với công nghệ âm thanh nổi tiếng Dolby Audio™ Premium, bạn có thể nhận được lượng chất âm phong phú, từ êm dịu, nhẹ nhàng đến mạnh mẽ, dồn dập, sống động như trong rạp chiếu phim.

Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

Đèn nền bàn phím nổi bật và phong cách

Không chỉ giúp gõ phím dễ dàng trong điều kiện thiếu sáng như vào ban đêm, đèn nền bàn phím trên chiếc laptop Lenovo Legion Y530 này còn giúp khẳng định cá tính của game thủ.

Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

Bằng cách tùy chỉnh đèn nền bàn phím theo sở thích và phong cách riêng, game thủ có thể hòa mình vào các trận đấu kịch tính.

Thật sự mà nói thì mình chưa có dịp trải nghiệm nhiều các sản phẩm laptop của Lenovo, nhất là dòng laptop gaming Legion được hãng giới thiệu khoảng đầu năm 2017. Ngoại trừ là xem tin tức, hình ảnh hãng giới thiệu các mẫu Legion Y520, Y720, và Y920.

Cho tới thời điểm đầu năm 2018, mình được Techzones đưa cho mẫu Legion Y520 phiên bản mới (có thể coi là version 2 so với Y520 bản năm 2017), nhưng để đơn thuần là làm việc: viết bài đánh giá, chỉnh sửa ảnh, thỉnh thoảng giải trí chơi game, chứ không phải để làm review. Thế nên ấn tượng về dòng Legion của Lenovo với mình là chưa nhiều.

Nhưng khi được cầm trên tay mẫu Legion Y530 mới ra mắt, thì phải nói rằng mình rất bất ngờ về những gì Lenovo đã phát triển và đầu tư vào mẫu laptop gaming này. Và đó cũng là nhân vật chính trong bài đánh giá này. Lenovo Legion Y530 (mã 15ICH 81FV00STVN)

.jpg?w=1920)

Trên tay và những cảm nhận ban đầu

So với những phiên bản trước đó như Legion Y520, bản Y520 năm 2018 mà mình đang sử dụng, và cả những mẫu laptop đa phương tiện, chơi game trước đây của dòng Ideapad Y500, Y510, Y700,..thì Legion Y530 mang 1 sự lột xác hoàn toàn, 1 sự đột phá trong ngôn ngữ thiết kế trên dòng laptop gaming của Lenovo.

Hãng cho biết đã lắng nghe ý kiến từ người dùng, nhất là các game thủ. Và đã thiết kế lại gần như toàn bộ trên Legion Y530, không còn hình bóng cũ của những đàn anh trước đây. Nhìn sơ qua các hình ảnh, các bạn có thể phần nào nhận thấy Lenovo đã loại bỏ bớt các chi tiết có phần màu mè, rườm rà, thay vào đó là 1 thiết kế hiện đại, đơn giản nhưng chau chuốt hơn, bớt khoa trương hơn, tập trung vào sự trải nghiệm.

.jpg?w=1920)

Cụ thể, mẫu laptop gaming mới sử dụng tông màu đen tuyền cổ điển làm chủ đạo, với bề mặt nắp máy là chất liệu nhựa được xử lý kỹ càng, cho cảm giác sờ vào rất khác biệt so với các sản phẩm cùng tầm giá, không cảm thấy ọp ẹp, rẻ tiền.

.jpg?w=1920)

Dòng chữ Legion kích thước khá lớn được in dập nổi cầu kỳ, nằm lệch sang hẳn 1 cạnh, với 2 điểm nhấn bắt mắt là logo Legion (chữ Y – Y series) cách điệu, phát sáng màu trắng, chứ không còn logo chữ Y nằm chính giữa nắp máy như trên Y520 2018.

Vì không có Led RGB nên ở cái nhìn đầu tiên, thì Y530 cho mình cảm nhận nó giống 1 laptop cho dân văn phòng, doanh nhân nhiều hơn. Điểm nhấn tiếp theo là các họa tiết đồng tâm lan tỏa ra từ chữ O.

.jpg?w=1920?w=1920)

Máy có kích thước vừa phải, độ dày 24 mm, cân nặng 2.3 kg, sẽ không quá cồng kềnh với một laptop chuyên game, và vẫn đảm bảo tính di động tốt, các bạn dễ dàng bỏ vào balo.

Phần sau của thân máy, có thể coi là điểm đặc biệt nhất khi nói về vẻ ngoài của Legion Y530. Mình thấy màn hình và bản lề được đẩy về phía trước, gần bàn phím hơn, để lộ ra 1 khu vực có kích thước khá lớn, cảm giác như lồi ra phía sau 1 khoảng gần 3cm.

.jpg?w=1920)

Khu vực này được làm nhô cao lên hẳn, viền xung quanh là rất nhiều các khe tản nhiệt lớn nhỏ, 1 phần diện tích khá lớn của phần mặt đáy máy được làm dạng lưới, các bạn có thể nhìn rõ 2 quạt tản nhiệt bên trong máy.

Theo Lenovo, thiết kế này để giúp cho máy có thêm nhiều khu vực thoát nhiệt hơn, từ đó giúp hệ thống vận hành mát mẻ và êm ái hơn.

.jpg?w=1920)

Mình thấy khá ấn tượng về thiết kế vẻ ngoài của Legion Y530, nên mình sẽ nói kỹ hơn, dài dòng hơn 1 chút về cảm nhận riêng của mình. Lối thiết kế các khe tản nhiệt viền phần thân sau Legion Y530 làm mình nhớ tới hệ máy console huyền thoại Sony Playstation 2.

Và máy cũng làm mình nhớ tới dòng laptop gaming Alienware nổi tiếng, ưu điểm của kiểu thiết kế này là khá nhiều, mặc dù nhìn có thể không đẹp.

.jpg?w=1920)

Đó là mình nhận thấy đa phần các thiết kế laptop, thì bản lề và màn hình nằm sát mép cạnh trên của laptop, ngay phía dưới là khu vực tản nhiệt. Các bạn có thể hình dung là nhiệt độ tỏa ra, hơi nóng bốc lên ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của phần bản lề (thường làm bằng nhựa) về lâu dài.

Thì ưu điểm của thiết kế trên Legion Y530 sẽ hạn chế việc đó, bản lề được đặt cách phần tản nhiệt, điểm nữa là phần giữa khu vực bàn phím và màn hình, mình thấy có vẻ là được làm bằng kim loại, nên phần bản lề sẽ rất khó bị hư, mang lại cảm giác chắc chắn, và tất nhiên là yên tâm hơn cho người dùng.

.jpg)

Ưu điểm tiếp theo đó là khu vực bàn phím, kê tay cũng ít bị ảnh hưởng bởi lượng nhiệt bên dưới tỏa lên, do cũng được tách ra xa. Cuối cùng là phần màn hình xích lại gần hơn, giúp các bạn sử dụng máy, đặc biệt là khi chơi game có thể quan sát dễ dàng, thoải mái hơn.

Các cổng kết nối quan trọng và cần thiết như: HDMI, Mini Display Port, USB type C, cổng sạc...cũng được đặt ở phía sau này. 2 bên cạnh máy chỉ cổng tai nghe 3.5mm và 2 cổng USB type A.

.jpg?w=1920)

.jpg?w=1920)

.jpg?w=1920)

Kiểu bố trí này vừa có điểm lợi là máy nhìn sẽ gọn gàng hơn, không còn dây nhợ nhiều 2 bên khi người dùng sử dụng, nhưng bất tiện sẽ là sẽ khiến diện tích sử dụng cũng nhiều hơn, trường hợp các bạn có bàn làm việc nhỏ, không gian không lớn, thì việc cắm mớ dây đằng sau để máy sát vào tường cũng là 1 vấn đề.

Ngoài ra khi muốn sử dụng các cổng kết nối phía sau thì các bạn cần phải đứng chồm lên nhìn ra phía sau, hoặc gập màn hình máy lại.

.jpg?w=1920)

Với tầm giá của Legion Y530 thì mình có thể hiểu được lý do khi cổng type C trên máy không được trang bị thêm Thunderbolt 3, nhưng khá đáng tiếc và hơi khó hiểu khi máy cũng không có khe cắm thẻ nhớ SD.

Màn hình

Màn hình sẽ là điểm cộng tiếp theo của Lenovo Legion Y530, với viền màn hình mỏng (khoảng 8mm) bắt kịp xu hướng hiện nay. Trong phân khúc dưới 30 triệu tại thị trường Việt Nam, theo mình biết thì hiện tại chỉ có mẫu laptop gaming MSI GF63 là sử dụng công nghệ viền mỏng tương tự như Y530.

Màn hình được làm dày lên 1 chút, nên khu vực viền cạnh trở nên cứng cáp hơn, Lenovo đã có sự chăm chút tốt, chứ không phải ráng đu theo phong trào.

.jpg?w=1920)

Màn hình có kích thước 15,6 inch, độ phân giải Full HD, sử dụng tấm nền IPS. Chất lượng hiển thị hình ảnh mình thấy ở mức trên trung bình, màu sắc tương đối. Góc nhìn rộng, chỉ hơi mờ nhẹ khi nhìn từ góc khoảng 45 độ trở lên, và quan trọng màu sắc không biến đổi như trên các màn hình rẻ tiền.

.jpg?w=1920)

Các chỉ số độ phủ màu không cao: sRGB là 67%, và 48% AdobeRGB, nên các tác vụ liên quan đến đồ họa, thiết kế đòi hỏi màu sắc chính xác thì mình không đánh giá cao, còn chỉ xem phim, giải trí bình thường, chơi game, làm việc văn phòng thì ổn.

Bản lề có thiết kế đặc biệt còn giúp các bạn có thể mở máy ra 1 góc 180 độ, tương tự dòng ThinkPad cũng của Lenovo, mang tới góc nhìn tiện dụng trong nhiều tình huống sử dụng.

.jpg?w=1920)

.jpg?w=1920)

Màn hình này vẫn chỉ có tần quét phổ thông là 60Hz, độ sáng trung bình 250 nits, đo được cao nhất tầm 280 nits, chấp nhận được với tầm giá của Y530. Có thể thấy màn hình máy chưa đem lại khả năng hiển thị vượt trội so với các đối thủ khác, nhưng cảm nhận của người dùng về trải nghiệm là tốt, cùng với đó là tính thẩm mỹ.

.jpg?w=1920)

Thông tin thêm về màn hình trong máy

.png?w=1920)

Theo 1 số thông tin mình tìm hiểu được, thì cuối năm nay Lenovo đang lên kế hoạch mang tới một option mới cho Y530, với card đồ hoạ thế hệ 11 (GTX 1160) và màn hình 144Hz, độ sáng tốt hơn là 300 nits.

Webcam

Cạnh trên và 2 cạnh bên của máy đều đã mỏng hơn rất nhiều, vì thế Lenovo buộc lòng phải di chuyển cụm Webcam cùng 2 Micro chống ồn xuống cạnh dưới. Mình thì không dùng Webcam, nên mình không quan tâm lắm, và mình thấy nó hơi vô dụng !

Vị trí đặt khá thấp nên người dùng sẽ cần phải làm quen dần, vì góc mở lớn màn hình này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến góc nhìn của Webcam, nếu các bạn thường sử dụng Video Call.

.jpg?w=1920)

Bàn phím

Bàn phím cỡ lớn của Lenovo Legion Y530 mang lại cảm giác sử dụng khá thoải mái và linh hoạt, khoảng cách các phím tương đối, keycap hơi lõm nhẹ, hành trình phím khá dài 1.7mm, gõ phím có độ phản hồi và độ nảy tốt.

Gõ văn bản thì mình thấy ok, nhưng chơi game thì cảm giác khá mà thôi, đôi khi nhấn thấy hơi mỏi.

.jpg?w=1920)

Nhìn chung không khác biệt nhiều so với phiên bản trước đó Legion Y520, khác biệt duy nhất là đèn nền Led dưới mỗi phím đổi thành màu trắng, tương tự như Legion Y520 bản 2018 mình đang sử dụng, chứ không phải màu đỏ như Legion Y520 bản cũ 2017.

Đèn nền Led màu trắng nhìn thì nghiêm túc hơn, và mình thấy hợp tông với tổng thể hơn, chứ không phải dạng RGB sặc sỡ như hầu hết laptop chuyên game khác.

.jpg?w=1920)

Tuy nhiên thì cách bố trí các phím, ví dụ như các phím như Home, Page Up, Page Down, PrintScreen,.. cụm phím số numpad làm nhỏ lại,…layout sẽ hơi khác so với các mẫu laptop thông thường, nên các bạn sử dụng làm việc sẽ mất 1 chút thời gian làm quen.

.jpg?w=1920)

Thêm 1 điểm giống mẫu Dell Alienware mình từng đánh giá (17R5 2018), đó là bề mặt của khung bàn phím trên Legion Y530 được phủ 1 lớp chất liệu gì đó, có vẻ là nhung, giúp chống trơn trượt khi kê tay lên. Sờ lớp này khá mịn, nó cũng đem lại cảm giác sang trọng hơn cho nội thất bên trong máy.

Chất lượng hoàn thiện của máy cũng khá tốt, khung bàn phím nhấn tuy vẫn có hiện tượng flex nhẹ, nhưng có thể thông cảm được.

.jpg?w=1920)

Touchpad có kích thước mình thấy khá nhỏ, có driver Windown Precision nên thao tác sử dụng đa điểm dễ dàng, thao tác vuốt lướt tương đối, 1 phần tay vì mình dễ đổ mồ hôi nên cảm thấy hơi rít, và touchpad cũng dễ bám vân tay.

.jpg?w=1920)

Vị trí đặt touchpad ở hơi gần cạnh trái nên làm giảm bớt diện tích khu vực kê tay trái, mặc dù có thể tắt tính năng touchpad đi, nhưng đôi khi quên thì khi chơi game, mình thường xuyên chạm vào phần này và thế là súng tự nhiên bắn, nhân vật tự nhiên xuất chiêu,..

.jpg?w=1920)

Hai phím chuột trái phải khá cứng, bấm thì vẫn nhạy và ổn thôi, nhưng âm thanh phát ra hơi lớn.

Cấu hình phần cứng và trải nghiệm hiệu năng

Lenovo Legion Y530 mình đang có ở đây là phiên bản trang bị core I5-8300H (4 nhân, 8 luồng), 8GB Ram DDR4 sẵn trong máy 2666MHz, ổ cứng bao gồm 1 ổ HDD 1 TB và 1 ổ SSD 128GB PCIe NVMe. Card đồ họa trong máy sử dụng là GTX 1050. Ngoài ra Legion Y530 tại cửa hàng Techzones còn có phiên bản chạy core I7-8750H, ổ cứng HDD 2TB tích hợp thêm Intel Optane 16GB, card GTX 1050Ti.

.png?w=1920)

Với cấu hình này thì các bạn có nhu cầu sử dụng vừa phải thì không cần nâng cấp gì thêm, trường hợp muốn máy mạnh hơn, để xử lý các công việc đa nhiệm, thì mình nghĩ chỉ cần thêm thanh Ram, và ổ SSD dung lượng cao hơn.

Tuy vậy việc nâng cấp hay vệ sinh, sửa chữa máy, có vẻ sẽ là 1 thử thách về độ kiên nhẫn của các bạn, khi có tới 11 con ốc ở phần mặt đáy của máy.

.jpg?w=1920)

Có vài điểm lưu ý là thanh SSD mà Lenovo sử dụng ngắn hơn kích thước tiêu chuẩn thường thấy của SSD M.2, tuy nhiên có một khớp mở rộng cho phép gắn SSD M.2 kích thước tiêu chuẩn. Thứ 2 là miếng bảo vệ Ram của Legion Y530 này khá khó để lấy ra, các bạn nên cẩn thận nếu tự làm.

Dưới đây là cấu hình chi tiết, và các điểm số đánh giá hiệu năng, benchmark mà mình đã kiểm tra, để các bạn tham khảo.

Thông tin cấu hình trong máy

.png?w=1920)

Thông số và tốc độ ĐỌC / GHI của ổ cứng trong máy

Ổ HDD

.png?w=1920)

Ổ SSD

.png?w=1920)

PCMark 10: 1 phần mềm đánh giá khả năng tổng thể của 1 chiếc máy laptop, từ chip, ram, ổ cứng, card đồ họa, khả năng làm việc, video, giải trí, hình ảnh, duyệt web, mở phần mềm, ứng dụng,....

.png?w=1920)

Cinebench R15

OpenGL tạm hiểu là tiêu chuẩn kỹ thuật đồ họa, CPU (con chip), Single Core (chạy đơn nhân), điểm số càng cao là càng mạnh càng tốt.

.png?w=1920)

.png?w=1920)

.png?w=1920)

3DMark: 1 phần mềm đánh giá khả năng của card đồ họa trong máy, bao gồm khá nhiều bài test ở nhiều mức độ chuyên sâu, nặng nhẹ khác nhau

3DMark Time Spy

.png?w=1920)

.png?w=1920)

Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

3DMark Fire Strike Extreme

.png?w=1920)

Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

Đánh giá hiệu năng của CPU qua Geekbench 4

CPU (Đơn nhân, Đa nhân)

.png?w=1920)

Benchmark: 1 số đánh giá hiệu năng của con chip i5-8300H 4 nhân 8 luồng, ổ cứng, và Ram trong máy

.png?w=1920)

Unigine Superposition Benchmark: phần mềm tương tự 3DMark

Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

.png?w=1920)

Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

Thêm 1 điểm mình cần lưu ý các bạn nữa đó là có thể Legion Y530 mới ra mắt, mang trong mình nhiều thay đổi mới, và nhiều kỳ vọng nữa. Nên trong quá trình thực hiện các bài kiểm tra mình thấy máy chưa hoàn toàn hoạt động tối ưu, trơn tru. Mình gặp trường hợp thực hiện 1 bài test 3DMark nhưng card không hoạt động (0%), chơi 1 số tựa game cũng bị tình trạng tương tự,..., mình đã thử cập nhật Bios, và driver của card thì máy mới bình thường trở lại.

.png?w=1920)

.png?w=1920)

Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

Chơi game

Cấu hình máy khi chơi game không phải quá mạnh, với card GTX 1050 4GB thì chúng ta khó có thể đòi hỏi máy đáp ứng tốt ở thiết lập đồ họa cao nhất được, với lại tuỳ thuộc vào độ mạnh yếu của mạng internet hay wifi, đôi khi chơi game thiết lập High cũng hơi lag nhẹ, nên để trải nghiệm chiến game tốt nhất có thể, các bạn nên lưu ý chỉnh mức thiết lập vừa phải là được (Medium).

.jpg?w=1920)

Card đồ họa sử dụng trong máy

.png?w=1920)

Game PUBG: PlayerUnknown's Battlegrounds

Độ phân giải Full HD, cấu hình Medium, mức FPS cao nhất 85, thấp nhất 50, trung bình 60 - 75

Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

Game Sleeping Dogs - Definitive Edition

Độ phân giải Full HD, cấu hình High, mức FPS cao nhất 60, thấp nhất 35, trung bình 40-50

Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

Game CS:GO Counter-Strike: Global Offensive

Độ phân giải Full HD, cấu hình High, mức FPS cao nhất 200, thấp nhất 110, trung bình 150-180

Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

Game Rise of the Tomb Rider

Độ phân giải Full HD, cấu hình High, mức FPS cao nhất 55, thấp nhất 28, trung bình 35-45

Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

Nhiệt độ và stress test máy

Về nhiệt độ trong điều kiện sử dụng bình thường: phòng quạt, làm các công việc văn phòng, chỉnh ảnh mức độ vừa phải, làm các bài test hiệu năng,..thì Legion Y530 duy trì mức nhiệt độ rất ổn định.

Nhiệt độ ban đầu của máy

.png?w=1920)

Nhiệt độ sau khoảng 30 phút làm việc, sau đó thì thực hiện 1 số bài test kiểm tra hiệu năng

.png?w=1920)

Là laptop gaming thì khi chơi game trong thời gian dài, nhiệt độ máy khá cao là điều đương nhiên rồi, chưa kể thiết kế có phần mỏng nhẹ của máy nữa. Và trong quá trình chơi game trong phòng máy lạnh 23 độ, máy đặt trên bàn gỗ, không có đế tản nhiệt, quạt trong máy auto, thì mình để ý rằng nhiệt độ của CPU ở mức cao, có khi lên tới 95 độ C, còn GPU thì vừa phải thôi, rất ít khi vượt qua 80 độ C.

Game PUBG: PlayerUnknown's Battlegrounds

Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

Game Sleeping Dogs - Definitive Edition

Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

Game Rise of the Tomb Rider

Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

Game CS:GO Counter-Strike: Global Offensive

Đánh giá legion y530 màn hình năm 2024

Điểm tích cực đó là mình thấy xung nhịp CPU có giảm để hạ bớt nhiệt độ trong máy, nhưng không nhiều, vẫn giữ mức cao là 3,3GHz, đảm bảo trải nghiệm chơi game liền mạch. Trong các bài stress test cường độ cao cũng thế, nhiệt độ của máy không hề quá cao, ngay cả trong bài test nặng là Aida64 sau 25 phút ! Với mức nhiệt độ của CPU trung bình là 90 độ, còn GPU thì tầm 70 độ qua bài stress test FurMark sau 10-15 phút.

Stress test GPU qua FurMark sau 10-15 phút

.png?w=1920)

.png?w=1920)

Stress test qua Prime95

.png?w=1920)

.png?w=1920)

Stress test máy qua Aida64

Sau 5 phút

.png?w=1920)

Sau 18 phút

.png?w=1920)

Sau 25 phút

.png?w=1920)

.png?w=1920)

Thời lượng pin

Lenovo Legion Y530 là laptop chơi game, có cấu hình khá, thiết kế mỏng nhẹ, nên để chơi game đạt hiệu suất tốt nhất, thì phải cắm sạc thôi. Cục sạc của máy mình thấy cũng khá nhỏ gọn, nên vác theo khi ra ngoài quán café chiến game cùng bạn bè chỉ là vấn đề nhỏ mà thôi.

Với viên pin 52Wh, thì mình sử dụng thực tế qua việc chủ yếu là gõ văn bản, lướt web đọc báo, lướt facebook, nghe nhạc ở mức âm lượng 70, xem clip nhạc trên youtube, ở độ sáng màn hình là 75%, thì máy trụ được khoảng 3 tiếng rưỡi thì còn 10% pin. Cũng khá ổn !

Kết luận

Sau vài ngày trải nghiệm Lenovo Legion Y530, thì mình đánh giá chiếc laptop này đã tạo ra cho chính mình 1 lợi thế cạnh tranh không hề nhẹ chút nào, sẽ khiến các đối thủ cùng phân khúc phải dè chừng. Chất lượng build tốt, chắc chắn, hiệu năng khá, đáp ứng tốt các nhu cầu làm việc và giải trí ở mức độ vừa phải. Thiết kế hiện đại, nâng tầm sản phẩm hơn, mang lại hiệu ứng thị giác và trải nghiệm tốt.

Đánh đổi lại thì chất lượng hiển thị của màn hình ở mức trung bình, nhiệt độ của máy vẫn còn ở mức cao, hỗ trợ nâng cấp chưa thật sự tiện lợi cho người dùng.

.jpg?w=1920?w=1920)

Lenovo Legion Y530 hiện đang có hàng mẫu tại cửa hàng Techzones để các bạn có thể tới và trải nghiệm thực tế sản phẩm này. Khi mua máy, các bạn sẽ được cân màu màn hình miễn phí, ngoài ra Techzones còn hỗ trợ thay keo tản nhiệt, undervolt để các bạn không còn phải lăn tăn về phần nhiệt độ của máy nữa.