Đánh giá fta mỹ canada 1989

Đến nay, Việt Nam đã tham gia đàm phán 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 15 FTA đã ký kết, có hiệu lực và 02 FTA đang đàm phán (Việt Nam - EFTA và Việt Nam - Israel). Các FTA đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn (200% GDP), tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam mở rộng tiếp cận và thiết lập quan hệ thương mại với trên 230 thị trường. Nếu như với nhiều FTA trước đây, Việt Nam chỉ cam kết thực thi một số lĩnh vực, thì với các FTA thế hệ mới Việt Nam cam kết thực thi toàn bộ 21 lĩnh vực từ thuế quan, quy tắc xuất xứ, dịch vụ tài chính, đầu tư… đến mua sắm công, sở hữu trí tuệ (SHTT), lao động, môi trường, giải quyết tranh chấp…

Cơ hội lớn nhất mà các FTA thế hệ mới mang lại là mở rộng thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của các nền kinh tế thành viên nhờ cắt giảm thuế và dỡ bỏ rào cản thương mại, đầu tư, thúc đẩy cải cách thể chế, cải thiện chính sách, pháp luật đằng sau biên giới, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng để nâng cao hiệu quả sản xuất, thương mại, tham gia sâu hơn vào mạng sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Khi tham gia vào một Hiệp định thương mại tự do (FTA), nền kinh tế các nước thành viên sẽ chịu nhiều tác động nhất định. Tác động tạo thương mại (mậu dịch) sẽ xuất hiện khi một nước thành viên của FTA thay thế việc sản xuất một mặt hàng nội địa có chi phí sản xuất cao nào đó bằng việc nhập khẩu mặt hàng đó rẻ hơn từ các nước thành viên FTA, do việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan khiến giá hàng hoá nhập khẩu thấp hơn chi phí cho việc sản xuất mặt hàng đó ở trong nước. Tác động tạo thương mại tạo ra cái “mới” trong quan hệ thương mại của một nước khi tham gia hội nhập bằng hình thức này. Tác động chệch hướng thương mại diễn ra khi các thành viên của FTA chuyển hướng nhập khẩu hàng hoá, thay vì nhập khẩu hàng hoá có hiệu quả nhờ chi phí sản xuất thấp từ các quốc gia không phải thành viên FTA sang hàng hoá có chi phí sản xuất cao hơn (có nghĩa là kém hiệu quả hơn về phương diện sử dụng nguồn lực) của các thành viên FTA do việc dỡ bỏ thuế quan giữa các nước thuộc một FTA sẽ khiến giá nhập khẩu một mặt hàng nào đó từ các thành viên FTA thấp hơn giá nhập từ nước nằm ngoài FTA vẫn duy trì một mức thuế quan cao.Tác động chệch hướng thương mại không tạo ra cái “mới” trong quan hệ thương mại của một nước mà nó chỉ thay đổi đối tác thương mại của quốc gia đó. Tác động của chệch hướng thương mại sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử đối với các nước phi thành viên.

Nhìn chung, khi tham gia một FTA nào đó quan hệ thương mại của các nước thành viên sẽ gia tăng nhờ tác động tạo thương mại (cái mới) và tác động chệch hướng thương mại (cái cũ với đối tác mới).

Cắt giảm thuế quan sẽ có tác động mạnh mẽ đến xuất khẩu của Việt Nam. Mô hình SMART được sử dụng để đánh giá tác động của cam kết cắt giảm thuế quan trong 4 FTA thế hệ mới đến quy mô và tốc độ tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và các nước đối tác FTA lựa chọn. Để dự báo,4 FTA thế hệ mới đã được lựa chọn nghiên cứu, đánh giá bao gồm:

- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) được ký ngày 5/5/2015 và có hiệu lực vào ngày 20/12/2015.

- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á- Âu (VN-EAEU FTA ) ký vào ngày 29/5/2015 và có hiệu lực vào 5/10/2016.

- Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Được ký kết vào tháng 9/3/2018, có hiệu lực từ 30/12/2018 .Tại Việt Nam , CPTPP sẽ có hiệu lực từ 14/01/2019.

- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh EU (EVFTA), chính thức kết thúc đàm phán vào 2/12/2015. Hiệp định có hiệu lực từ 1/08/2020.

Đây là 4 FTA thế hệ mới sẽ có tác động lớn đến thương mại Việt Nam.

Cắt giảm thuế quan và những tác động tới thị trường xuất khẩu

  1. Tác động của các FTA thế hệ mới đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước đối tác FTA

Khi các nước đối tác xoá bỏ thuế quan cho Việt Nam trong 04 FTA nghiên cứu, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước đối tác này trong giai đoạn 2019 - 2029 ước tính sẽ tăng 6,33%, tương đương với hơn 5,3 tỷ USD do: Thứ nhất, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trở nên rẻ hơn so với trước khi được xoá bỏ thuế trên thị trường các nước đối tác FTA.Thứ hai, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam rẻ hơn tương đối so với hàng hoá từ các nước khác không được hưởng ưu đãi từ các FTA.

Bảng 01. Thay đổi trong xuất khẩu giữa Việt Nam và các nước đối tác FTA

Chỉ tiêu

Giai đoạn

2019-2026

2027-2029

Tổng

Giá trị (1.000 USD)

5.042.804

275.057

5.317.861

Tốc độ tăng trưởng (%)

6,01

0,31

6,33

Tác động tạo lập (1.000 USD)

2.719.526

146.547

2.866.073

Tác động chệch hướng (1.000 USD)

2.323.278

128.510

2.451.788

Nguồn: Tính toán từ kết quả mô phỏng SMART

Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước đối tác sẽ tăng chủ yếu trong giai đoạn 2019 - 2026, khi các nước đối tác đồng loạt giảm thuế cho Việt Nam. Trong giai đoạn này, xuất khẩu của Việt Nam tăng hơn 5 tỷ USD. Giai đoạn sau, 2027-2029, chỉ có các nước CPTPP tiếp tục giảm thuế cho Việt Nam trong khi 3 đối tác EU, Hàn Quốc và EAEU đã hoàn thành cắt giảm thuế cho Việt Nam theo đúng lộ trình. Do đó, xuất khẩu của Việt Nam tăng không đáng kể, chỉ tăng thêm hơn 275 triệu USD từ các nước CPTPP. Như vậy, Việt Nam cần tận dụng nhanh chóng các ưu đãi về thuế trong giai đoạn từ nay đến năm 2026 để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước đối tác.

Trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng lên 5,3 tỷ USD của Việt Nam sang các nước đối tác FTA, tác động tạo lập thương mại là 2,87 tỷ USD trong khi tác động chệch hướng thương mại là 2,45 tỷ USD. Tác động tạo lập chiếm 53,90%, điều đó cho thấy gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước đối tác FTA chủ yếu là do hàng hoá của Việt Nam tăng sức cạnh tranh về giá so với trước khi thực hiện FTA.Tác động chệch hướng chiếm 46,10% tổng tác động, nhỏ hơn tác động tạo lập thương mại.

Bảng 02. Các nước giảm XK sang các nước đối tác FTA của Việt Nam nhiều nhất

Thị trường

Các nước bị giảm xuất khẩu nhiều nhất

Kim ngạch xuất khẩu giảm đi (1.000 USD)

Thị trường

Các nước bị giảm xuất khẩu nhiều nhất

Kim ngạch xuất khẩu giảm đi (1.000 USD)

EU

Trung Quốc

474.460

CPTPP

Mỹ

1.688.695

Indonesia

57.114

Trung Quốc

949.805

Bangladesh

56.784

Đức

407.751

Ấn Độ

43.236

Hàn Quốc

327.746

Thổ Nhĩ Kỳ

43.110

Thái Lan

279.028

Campuchia

27.482

Ấn Độ

154.512

Morocco

19.515

Indonesia

147.615

Tunisia

13.745

Brazil

97.149

Thái Lan

12.547

Itali

90.014

Pakistan

9.642

Tây Ban Nha

81.173

Hàn Quốc

Trung Quốc

400.778

EAEU

Trung Quốc

11.949

Indonesia

59.046

Đức

2.025

Mỹ

37.577

Italia

1.257

Nhật Bản

32.780

Ấn Độ

964

Myanmar

29.163

Hà Lan

939

Thái Lan

24.991

Thái Lan

841

Italia

24.250

Ba Lan

833

Malaysia

15.350

Belarus

825

Đức

13.555

Hàn Quốc

529

Ấn Độ

13.493

Pháp

529

Nguồn: Tính toán từ kết quả mô phỏng SMART

Khi Việt Nam thực hiện FTA với các nước đối tác,các nước sẽ mất thị phần cho Việt Nam nhiều nhất theo thị trường (xem Bảng 02).

Trung Quốc là nước phải nhường thị trường cho Việt Nam nhiều nhất tại thị trường EU, Hàn Quốc và EAEU. Trong khi đó, Hoa kỳ phải nhường thị phần cho Việt Nam nhiều nhất tại thị trường CPTPP và Trung Quốc đứng ở vị trí thứ hai. Điều đó một phần giải thích tại sao Trung Quốc đang “toan tính” những chiến lược để có thể gia nhập CPTPP trong tương lai. Trong ASEAN, Indonesia và Thái Lan do chưa có FTA với EU, Hàn Quốc và chưa tham gia CPTPP nên cũng bị mất lợi thế trước Việt Nam trên những thị trường này và phải nhường một phần thị trường cho Việt Nam. Việt Nam cũng giành thị phần từ một số nước châu Âu như Đức, Italia, Tây Ban Nha trên thị trường CPTPP, EAEU và Hàn Quốc. Như vậy, có thể thấy việc ký kết và thực hiện các FTA đem lại những lợi thế nhất định về giá cho Việt Nam so với các quốc gia khác.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng những lợi thế cạnh tranh về giá nếu chỉ dựa vào FTA có thể sẽ không dài hạn và phụ thuộc nhiều vào tiến trình hội nhập của các quốc gia khác trên thế giới. Hiện nay, trước những thất bại của các đàm phán đa phương và sự giảm sút của WTO, các quốc gia và khu vực trên thế giới đang có xu hướng tiếp tục đẩy mạnh các đàm phán song phương. Nhật Bản và EU cũng đã ký kết FTA vào ngày 17/7/2018. Trong tương lai gần, khi Indoneasia, Thái Lan, Ấn Độ đạt được thoả thuận FTA với EU và hiệp định với Ecuador có hiệu lực, lợi thế cạnh tranh về giá của Việt Nam so với các nước này sẽ giảm đi và do đó gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU sẽ bị giảm đi.

2. Tác động đến xuất khẩu của Việt Nam sang các nước đối tác FTA theo thị trường

Xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng mạnh và cao nhất, sau đó đến xuất khẩu sang EU và CPTPP. Gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước EAEU thấp nhất và thấp hơn nhiều so với mức tăng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước và khu vực khác. Cụ thể:

- Xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc tổng cộng trong cả hai giai đoạn tăng 17,67%, tương đương mức tăng gần 2,2 tỷ USD. Gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc chiếm đến 41,27% tổng kim ngạch xuất khẩu tăng thêm của Việt Nam sang các nước đối tác FTA. Đây cũng là thị trường có tỷ trọng tạo lập mậu dịch cao nhất, lên đến 64,23%. Xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng chủ yếu do sự tạo lập mậu dịch khi hàng hoá của Việt Nam rẻ hơn trên thị trường Hàn Quốc và thay thế các sản phẩm có giá cả cao hơn trên thị trường này.

- Xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong cả hai giai đoạn tăng hơn 1,6 tỷ USD, tương đương với tốc độ tăng 4,95%. Tỷ lệ tạo lập mậu dịch của thị trường EU là 45,24%. Như vậy, đối với thị trường EU, xuất khẩu của Việt Nam tăng chủ yếu là do EU chuyển hướng nhập khẩu từ các nước đối tác khác sang nhập khẩu từ Việt Nam do giá hàng hoá của Việt Nam giảm tương đối so với giá hàng hoá của các nước đối tác khác trên thị trường EU vì Việt Nam được giảm thuế.

- Gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang CPTPP đạt hơn 1,4 tỷ USD, tương đương 3,93%, thấp hơn mức tăng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc và EU,do mức thuế trung bình của các nước CPTPP áp dụng với hàng hoá của Việt Nam . Trong 10 nước đối tác CPTPP, đã có 3 nước áp dụng thuế 0% với Việt Nam năm 2020 là Singapore, Australia và New Zealand. Một số nước áp dụng mức thuế cao với Việt Nam như Chile, Mexico và Peru nhưng kim ngạch xuất khẩu sang Việt Nam cũng không cao. Mặc dù tới năm 2029, CPTPP sẽ dành cho Việt Nam mức thuế 0% nhưng sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này do thuế giảm không cao. Tác động tạo lập của thị trường CPTPP là hơn 47%, cho thấy tương tự như thị trường EU, gia tăng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường CPTPP chủ yếu do các nước CPTPP chuyển hướng nhập khẩu sang Việt Nam.

- Xuất khẩu của Việt Nam sang EAEU tăng ít nhất,chỉ đạt hơn 61 triệu USD do kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này hiện tại ở mức thấp.Khi EAEU giảm thuế cho Việt Nam từ mức 9,89% xuống mức 1,52% cũng không tạo được sức hấp dẫn lớn để Việt Nam gia tăng xuất khẩu sang khu vực này. Với thị trường EAEU, xuất khẩu của Việt Nam tăng chủ yếu do tác động tạo lập, nghĩa là giá hàng hoá của Việt Nam rẻ hơn so với trước đây.

Bảng 03. Gia tăng xuất khẩu của Việt Nam theo FTA

Khu vực/Quốc gia

Giá trị

tăng thêm (1.000 USD)

Tỷ trọng (%)

Tăng trưởng (%)

Tác động tạo lập

Tác động

chệch hướng (1.000 USD)

1.000 USD

%

1. Giai đoạn 1

(2019-2026)

5.042.804

100,00

6,01

2.719.526

53,93

2.323.278

EU

1.640.803

32,54

4,95

742.242

45,24

898.561

CPTPP

1.146.226

22,73

3,17

535.479

46,72

610.746

Hàn Quốc

2.194.645

43,52

17,56

1.409.584

64,23

785.061

EAEU

61.131

1,21

2,80

32.221

52,71

28.910

2. Giai đoạn 2

(2027 - 2029)

275.057

100

0,31

146.547

53,28

128.510

EU

0.00

-

-

-

-

0.00

CPTPP

275.057

100,00

0,73

146.547

53,28

128.510

Hàn Quốc

0.00

-

-

-

-

0.00

EAEU

0.00

-

-

-

-

0.00

3. Tổng hai giai đoạn

5.317.861

100

6,33

2.866.073

53,90

2.451.788

EU

1.640.803

30,85

4,95

742.242

45,24

898.561

CPTPP

1.421.282

26,73

3,93

682.026

47,99

739.256

Hàn Quốc

2.194.645

41,27

17,56

1.409.584

64,23

785.061

EAEU

61.131

1,15

2,80

32.221

52,71

28.910

Nguồn: Tính toán từ kết quả mô phỏng SMART

Trong các nước CPTPP,Việt Nam tăng xuất khẩu nhiều nhất với Canada (chiếm đến 27,21% giá trị xuất khẩu tăng thêm của cả CPTPP), tiếp đến là Mexico và Malaysia. Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tăng thêm tương đối cao, hơn 210 triệu USD, chiếm 14,82%. Bốn thị trường trên chiếm đến 89,23% tổng giá trị xuất khẩu tăng thêm của Việt Nam từ các nước CPTPP. Chile cũng là thị trường hứa hẹn để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu trong tương lai.

Với EAEU,Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu chủ yếu với Liên bang Nga.Thị trường này chiếm đến 95,05% giá trị xuất khẩu tăng thêm của Việt Nam với EAEU. Các thị trường khác chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ.

Bảng 04. Các thị trường Việt Nam tăng xuất khẩu lớn nhất trong CPTPP và EAEU

FTA

Giá trị

tăng thêm (1.000 USD)

Tỷ trọng (%)

Tăng trưởng (%)

Tác động tạo lập

Tác động

chệch hướng (1.000 USD)

1.000 USD

%

1. CPTPP

1.421.282

100,00

3,93

682.026

47,99

739.256

Canada

386.675

27,21

10,33

168.009

43,45

218.665

Mexico

345.892

24,34

8,91

180.973

52,32

164.919

Malaysia

324.841

22,86

7,20

166.989

51,41

157.852

Nhật Bản

210.568

14,82

1,31

93.786

44,54

116.781

Chile

94.710

6,66

12,84

44.396

46,88

50.314

2. EAEU

61.131

100,00

2,80

32.221

52,71

28.910

Nga

58.107

95,05

2,99

30.674

52,79

27.433

Kazastan

1.468

2,40

0,78

732

49,88

736

Nguồn: Tính toán từ kết quả mô phỏng SMART

3. Tác động đến xuất khẩu của Việt Nam sang các nước đối tác FTA theo mặt hàng

Tám nhóm hàng nghiên cứu sẽ là những nhóm hàng chủ lực Việt Nam tăng xuất khẩu sang thị trường các nước đối tác FTA.Mức gia tăng xuất khẩu của 08 nhóm hàng này lên đến hơn 4,3 tỷ USD,chiếm 81,94% tổng xuất khẩu tăng thêm của Việt Nam.Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của 08 nhóm hàng nghiên cứu cũng cao hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung của Việt Nam sang các nước đối tác (6,63% so với 6,33%).

Bảng 05. Gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước đối tác FTA theo nhóm hàng

Nhóm hàng

Giá trị

tăng thêm (1.000 USD)

Tỷ trọng (%)

Tăng trưởng (%)

Tác động tạo lập

Tác động chệch hướng (1.000 USD)

1.000 USD

%

Thủy sản

311.072

5,85

13,06

206.651

66,43

104.421

Nông sản

409.922

7,71

10,66

325.418

79,39

84.504

Dệt may

1.979.611

37,23

16,76

1.061.004

53,60

918.607

Điện thoại và linh kiện điện tử

354.381

6,66

1,19

170.500

48,11

183.881

Giày dép

1.085.240

20,41

15,64

444.868

40,99

640.372

Máy móc thiết bị

65.174

1,23

0,77

31.303

48,03

33.870

Phương tiện và thiết bị vận tải

72.366

1,36

7,25

47.943

66,25

24.423

Gỗ và sản phẩm gỗ

79.466

1,49

5,82

49.128

61,82

30.339

Tổng 08 nhóm

4.357.232

81,94

6,63

2.336.816

53,63

2.020.416

Tổng XK

5.317.861

100,00

6,33

2.866.073

53,90

2.451.788

Nguồn: Tính toán từ kết quả mô phỏng SMART

Tuy nhiên, có sự chênh lệch lớn trong gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước đối tác FTA theo nhóm hàng. Gia tăng xuất khẩu của nhóm dệt may chiếm đến 37,23% tổng xuất khẩu tăng thêm của Việt Nam; tiếp theo là nhóm giày dép với tỷ trọng 20,41%. Như vậy, hai nhóm hàng dệt may và Ggiày dép đã chiếm đến 57,63% gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước đối tác FTA. Ba nhóm hàng tiếp theo Việt Nam có cơ hội tăng xuất khẩu là nông sản, điện thoại và linh kiện điện tử, thủy sản. Mỗi nhóm chiếm khoảng 6-8% tổng giá trị xuất khẩu tăng thêm của Việt Nam. Xuất khẩu của các nhóm ngành còn lại gồm máy móc thiết bị, phương tiện và thiết bị vận tải, gỗ & sản phẩm gỗ chiếm tỷ trọng thấp, chỉ khoảng 1% - 1,5%. Xoá bỏ thuế sẽ không phải là nhân tố thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước đối tác đối với 03 nhóm hàng này.

Trong 08 nhóm hàng, ba nhóm hàng có tác động chuyển hướng mậu dịch cao hơn tác động tạo lập mậu dịch là điện thoại, linh kiện điện tử, giày dép và máy móc thiết bị với tỷ trọng tạo lập mậu dịch tương ứng là 48%, 41% và 48%. Điều đó nghĩa là khi Việt Nam thực hiện các FTA, gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước đối tác FTA chủ yếu là do các nước đối tác FTA chuyển hướng nhập khẩu từ các quốc gia khác trên thế giới sang Việt Nam do giá hàng của Việt Nam trở nên rẻ hơn so với các đối thủ cạnh tranh nhờ ưu đãi về thuế. Với 05 nhóm hàng còn lại, tác động tạo lập cao hơn tác động chuyển hướng.

Đánh giá chung, tác động của 04 FTA thế hệ mới EVFTA, CPTPP, VKFTA và VN-EAEU FTA đối với xuất khẩu của Việt Nam, dựa trên mô hình SMART cho thấy:

  1. Khi các nước đối tác FTA thực hiện cam kết thuế theo 04 FTA thế hệ mới sẽ làm xuất khẩu của Việt Nam sang các nước đối tác FTA tăng 6,33%, tương đương với 5,3 tỷ USD.

ii. Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước đối tác FTA sẽ tăng chủ yếu trong giai đoạn 2019 - 2026. Các nước sẽ mất thị phần nhiều nhất cho Việt Nam trên thị trường EU là Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh; trên thị trường CPTPP là Mỹ, Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc; trên thị trường Hàn Quốc là Trung Quốc, Indonesia, Mỹ và trên thị trường EAEU là Trung Quốc, Đức, Italia. Ngoài ra, một số nước khác như Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ… cũng sẽ phải nhường một phần thị trường cho Việt Nam. Cũng cần lưu ý rằng những lợi thế cạnh tranh về giá do Việt Nam tham gia 04 FTA thế hệ mới có thể sẽ không dài hạn và phụ thuộc nhiều vào tiến trình hội nhập của các quốc gia khác trên thế giới.Các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự chuẩn bị tốt để tận dụng nhanh chóng các ưu đãi về thuế trong các FTA từ nay đến năm 2026 để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước đối tác.

iii. Có sự chênh lệch tương đối lớn trong gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước đối tác. Xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng mạnh và cao nhất, sau đó đến xuất khẩu sang EU và CPTPP. Hàn Quốc chiếm 41,27% tổng kim ngạch xuất khẩu tăng thêm của Việt Nam, tỷ lệ này với EU và CPTPP tương ứng là 30,85% và 26,73%. Trong CPTPP, Việt Nam tăng xuất khẩu nhiều nhất với Canada, Mexico, Malaysia, Nhật Bản và Chile. Gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước EAEU thấp nhất và thấp hơn nhiều so với mức tăng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước và khu vực khác cả về kim ngạch và tốc độ tăng trưởng.

iv. Khi các nước đối tác thực hiện cam kết cắt giảm/xóa bỏ thuế với Việt Nam, 08 nhóm hàng nêu trên sẽ là những nhóm hàng chủ yếu Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước đối tác FTA. Gia tăng xuất khẩu của 08 nhóm hàng này chiếm 81,94% tổng xuất khẩu tăng lên của Việt Nam sang các nước đối tác FTA. Tuy nhiên, có sự chênh lệch lớn theo nhóm hàng. Dệt may là nhóm hàng Việt Nam tăng xuất khẩu nhiều nhất, tiếp đến là giày dép. Ngoài ra, xuất khẩu nông sản, điện thoại và linh kiện điện tử, thủy sản gia tăng ở mức độ tương đối. Xuất khẩu máy móc thiết bị, phương tiện và thiết bị vận tải, gỗ & sản phẩm gỗ tăng không đáng kể.

Như vậy,việc thực hiện 04 FTA gồm EVFTA, CPTPP, VKFTA, VN-EAEU FTA sẽ đem lại cho Việt Nam cơ hội gia tăng xuất khẩu, nhưng đi cùng với đó là các thách thức trong gia tăng nhập khẩu. Trong bối cảnh phức tạp của các cuộc chiến thương mại hiện nay và những tác động khó lường, Việt Nam vẫn cần tiếp tục và kiên trì theo đuổi chiến lược hội nhập vào toàn cầu. Đó sẽ là nền tảng quan trọng để các lợi ích từ các FTA thế hệ mới có môi trường thuận lợi để hiện thực hoá và phát huy tác dụng, giúp Việt Nam có thêm các “điểm tựa” để đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu.