Đánh giá dạo đức học sinh như thế nào

Nhằm nuôi dưỡng và rèn luyện đạo đức, hành vi đúng đắn cho học sinh tiểu. Truonghoc247 gợi ý một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học hiệu quả nhất!

Có nhiều biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học và dưới đây là những biện pháp phổ biến, đem lại hiệu quả cao nhất:

Đánh giá dạo đức học sinh như thế nào
Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học hiệu quả

Phân loại học sinh thành các nhóm và lựa chọn biện pháp, cách tiếp cận phù hợp

Để có thể giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học hiệu quả, trước tiên giáo viên cần phân loại học sinh thành các nhóm. Từ đó có những biện pháp và cách tiếp cận phù hợp với từng nhóm học sinh. Với biện pháp này, giáo viên cần thực hiện theo 2 bước sau:

Bước 1: Tìm hiểu học sinh từ các nguồn khác nhau

Để có cái nhìn đa chiều và thông tin chính xác thì giáo viên cần tìm hiểu học sinh qua nhiều nguồn khác nhau. Dưới đây là một số nguồn giáo viên có thể điều tra và khai thác:

  • Giáo viên chủ nhiệm năm trước: Giáo viên chủ nhiệm năm trước là nguồn đáng tin cậy. Với 1 năm gắn bó, giảng dạy và đào tạo học sinh nên giáo viên chủ nhiệm sẽ hiểu và có những thông tin hữu ích cho giáo viên chủ nhiệm mới. Những thông tin cần khai thác từ giáo viên chủ nhiệm năm trước như tính cách, năng lực học tập, phẩm chất đạo đức, hoàn cảnh gia đình, sở thích, sở trường, sở đoản, học sinh ngoan hay chưa ngoan,…
  • Học sinh trong cùng lớp: Đây là nhóm đối tượng tiếp xúc trực tiếp với học sinh trong thời gian dài. Các em học sinh tiểu học học trong cùng 1 lớp thường có sự gắn bó, thân thiết với nhau vì thường sống trong cùng xóm, cùng làng, thậm chí là anh em họ hàng với nhau. Đặc biệt là cần quan tâm hỏi han bạn bè thân thiết của những bạn học sinh chưa ngoan xem hàng ngày học sinh đó thường chơi với ai, chơi trò gì, vi phạm những lỗi gì, hoàn cảnh gia đình như thế nào,…
    Đánh giá dạo đức học sinh như thế nào
    Phân loại học sinh thành các nhóm và lựa chọn biện pháp, cách tiếp cận phù hợp
  • Phụ huynh học sinh: Đây là nguồn thông tin quan trọng nhất. Việc có sự kết nối và phối hợp của cả gia đình và giáo viên chủ nhiệm sẽ giúp quá trình nâng cao đạo đức cho học sinh tiểu học hiệu quả hơn rất nhiều. Nếu chưa có nhiều thời gian tiếp xúc với phụ huynh của từng học sinh, giáo viên nên kết nối với hội trưởng và hội phó hội phụ huynh trước. Sau đó nên chủ động lấy số điện thoại, thông tin của từng phụ huynh để dễ dàng nắm bắt và cập nhật thông tin của học sinh.

Bước 2: Phân nhóm học sinh

Sau khi đã tìm hiểu học sinh qua các nguồn khác nhau, giáo viên tiến hành phân loại học sinh thành 2 nhóm:

  • Học sinh ngoan: Đây là nhóm học sinh đã có ý thức trong học tập và rèn luyện đạo đức, lối sống. Nhóm học sinh tiểu học thường rất hiếu động, dễ bị tác động bởi những nhóm đối tượng bạn bè xấu. Nhiều giáo viên sẽ có xu hướng quan tâm nhiều đến các bạn học sinh chưa ngoan mà đôi khi bỏ bê, chủ quan với những bạn học sinh ngoan. Trên thực tế, những bạn học sinh ngoan cũng có nguy cơ xa đà và bị dụ dỗ. Giáo viên có thể tận dụng và phân công các bạn học sinh ngoan kèm cặp, hỗ trợ các bạn chưa ngoan. Việc này sẽ giúp gắn kết sự đoàn kết của các thành viên trong lớp đồng thời giáo viên có thể cùng lúc theo dõi, đánh giá tự tiến bộ của cả 2.
  • Học sinh chưa ngoan: Đây là nhóm học sinh cần được sự quan tâm đặc biệt. Một số biểu hiện của học sinh chưa ngoan như thái độ không tốt, ăn nói thô tục, bạo lực, nổi loạn, không tích cực trong các hoạt động của lớp,… Giáo viên cần tìm ra nguyên nhân và tìm ra cách giải quyết phù hợp.

Nâng cao công tác chủ nhiệm lớp, sinh hoạt lớp

Trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học, công tác chủ nhiệm lớp đóng vai trò rất quan trọng. Vì hơn ai hết, giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp theo dõi các em trong quá trình học tập và rèn luyện, nhắc nhở học sinh kịp thời. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm trong toàn bộ các hoạt động của học sinh tại trường, lớp. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối đáng tin cậy giữa nhà trường và phụ huynh. Chính vì thế yêu cầu tinh thần trách nhiệm, sự yêu nghề, tấm lòng bao dung, công bằng, chủ động của giáo viên chủ nhiệm phải cao hơn những giáo viên khác.

Giáo viên chủ nhiệm cần có kế hoạch giáo dục học sinh tiểu học cụ thể theo kỳ học, theo tháng, theo tuần. Cuối năm học cần có những nhận xét, đánh giá rõ ràng. Học sinh nào cũng có điểm mạnh, điểm yếu. Không nên có thành kiến mà nhận xét không đúng về học sinh. Ở độ tuổi này, học sinh rất dễ bị ám ảnh tâm lý và mất niềm tin vào cuộc sống.

Trong tiết sinh hoạt lớp, giáo viên cần nhận xét, đánh giá về tình hình học tập, rèn luyện của từng học sinh. Giáo viên cần nhấn mạnh và lưu ý những trường hợp thực hiện chưa tốt như học sinh đi học muộn, nói tục, chửi bậy, đánh nhau, không làm bài tập,… Với mỗi trường hợp, giáo viên cần xử lý linh hoạt. Không thực hiện chê bai trước lớp khiến các em xấu hổ, tự ti, nảy sinh lòng oán hận. Việc này sẽ làm cho việc giáo dục đạo đức các em khó khăn hơn.

Xem thêm: Hệ thống nguyên tắc dạy học được áp dụng tại Việt Nam

Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học qua môn đạo đức

Trong chương trình giảng dạy cho học sinh tiểu học, đạo đức là một môn học rất quan trọng và được các thầy cô quan tâm. Vì đây là độ tuổi mà trẻ dần hình thành nhận thức, thái độ sống nên cần được uốn nắn, định hướng theo đúng quy chuẩn của xã hội. Thông qua việc học tập môn đạo đức, học sinh hiểu được về những khái niệm của đạo đức, những hành động, hình ảnh tốt đẹp dần đi vào tâm thức và dần trở thành lẽ phải trong cuộc sống. Trên cơ sở đó các em có những hành động đúng, hướng đi đúng trong tương lai. Học môn đạo đức, học sinh dần hiểu được bổn phận, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Từ đó có sự phấn đấu, tự giác hơn.

Đánh giá dạo đức học sinh như thế nào
Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học qua môn đạo đức

Trong tiết học đạo đức, giáo viên có thể cho học sinh liên hệ thực tế nội dung bài học. Từ đó học sinh có thể liên kết từ bài học lý thuyết đến thực tế đời sống. Giáo viên cũng có thể có những đánh giá về nhận thức và sự tiến bộ của học sinh qua những câu chuyện mà các em kể. Các hoạt động đóng vai cũng sẽ thu hút học sinh tham gia. Việc này vừa rèn luyện thói quen tự tin, chủ động trong học tập vừa giúp những bài học đạo đức dễ dàng đi vào tâm trí của học sinh.

Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học qua các môn học khác trên lớp

Ngoài môn đạo đức, những môn học khác như tiếng việt, toán, tự nhiên xã hội, anh văn,… đều có thể kết hợp để giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Sử dụng các câu chuyện kể đầy nhân văn, những bài thơ của môn tiếng việt để định hướng suy nghĩ, hành động của học sinh theo hướng tích cực, tốt đẹp như khơi gợi tinh thần yêu nước, tình cảm gia đình, tình đoàn kết dân tộc của học sinh. Từ đây, học sinh ngày càng thấm nhuần những kiến thức đạo đức, có thái độ sống đúng đắn.

Qua đó các em ngày càng có thêm các kiến thức về đạo đức, thái độ đạo đức về cuộc sống, vốn sống, kinh nghiệm sống của các em sẽ phát triển dần. Việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua giao tiếp trong quá trình dạy học sẽ giúp học sinh thay đổi và dần trở nên tốt hơn 1 cách tự nhiên nhất. Một ví dụ đơn giản như sau, ví dụ khi giáo viên đang giảng bài mà học sinh không chú ý lắng nghe và có hành vi nói leo hay làm việc riêng thay vì phớt lờ vấn đề, tiếp tục giảng thì giáo viên nên dừng lại và yêu cầu học sinh chú ý lắng nghe. Nếu có 1 lần thì sẽ có nhiều lần không tập trung và làm việc riêng như vậy. Tốt nhất là giáo viên nên tỏ thái độ rõ ràng ngay từ đầu rằng nếu như giáo viên giảng mà học sinh không lắng nghe là một thái độ không tốt, thiếu lịch sự và thiếu tôn trọng giáo viên.

Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học qua các hoạt động tập thể trong nhà trường ngoài giờ lên lớp

Ngoài thời gian học tập ở trên lớp thì những hoạt động tập thể ngoài giờ cũng là thời gian tuyệt vời để giáo dục đạo đức, hành vi lối sống cho các em học sinh. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những nội dung giáo dục toàn diện học sinh và thu hút sự hứng thú rất lớn của học sinh. Với mục đích khắc sâu kiến thức các môn học và các hoạt động giáo dục bằng cách tổ chức ngoài giờ học. Giúp học sinh trang bị toàn diện hơn về kiến thức, kĩ năng, về năng lực, phẩm chất để có thể hòa nhập với xã hội.

Vì thế mà các hoạt động ngoài giờ cần được tổ chức linh hoạt, sáng tạo, ý nghĩa. Các hoạt động phổ biến như: thể dục thể thao, múa hát, ca nhạc, hội thi, giải đố, văn hoá, văn nghệ, lao động, dọn vệ sinh sân trường, nghĩa trang liệt sỹ,…

Đánh giá dạo đức học sinh như thế nào
Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học qua môn đạo đức

Ngoài ra, những buổi sinh hoạt dưới cờ vào mỗi thứ hai hàng tuần, biểu dương các tập thể, cá nhân, uốn nắn những thiếu sót và giới thiệu, định hướng những nội dung cần giáo dục cho học sinh cũng là một trong những hoạt động ý nghĩa góp phần nâng cao ý thức đạo đức của học sinh.

Xem thêm: Cách tính điểm trung bình học kỳ I, học kỳ II, cả năm THCS, THPT nhanh và chính xác nhất

Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học qua sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội

Việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường mà cần sự kết hợp của cả gia đình và xã hội. Nếu không có sự hỗ trợ của 1 trong 3 bên thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học sẽ gặp rất nhiều khó khăn và khó để đạt được hiệu quả tốt nhất. Việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội cũng cần có sự thống nhất và dựa trên những nguyên tắc nhất định:

  • Cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, điểm mạnh, điểm yếu, vai trò của mỗi bên. Nhà trường chịu trách nhiệm về việc giáo dục cả học tập và đạo đức: thực hiện thông báo kết học tập, đạo đức, thông báo kế hoạch của nhà trường tới phụ huynh học sinh. Gia đình là nơi nuôi dưỡng và rèn rũa đạo đức cho trẻ. Phụ huynh học sinh cần chủ động thông báo, liên hệ các vấn đề của trẻ để cùng nhà trường tháo gỡ, giải quyết vấn đề cho trẻ kịp thời. Xã hội là môi trường thực hành đạo đức, hình thành những tư duy độc lập của trẻ. Những hoạt động tích cực từ đoàn thể, xã hội sẽ giúp trẻ nhanh chóng phát triển và trở thành người tốt.
  • Xây dựng cho học sinh những nguyên tắc sống, thói quen sống tốt từ nhà đến trường và ở mọi nơi. Nội dung của từng việc làm, yêu cầu mà học sinh cần đạt được khi thực hiện nhiệm vụ. Các việc làm này được sắp xếp theo một trật tự nhất định tùy điều kiện cụ thể của gia đình, nhà trường, địa phương và trình độ phát triển của học sinh ở từng lớp.
  • Trong thời gian trẻ ở trường, các thầy cô sẽ thực hiện sát sao, điều chỉnh hành vi của học sinh kịp thời khi phát hiện những biểu hiện chưa đúng đắn. Tuy nhiên những lúc không ở trường, bố mẹ thường không để ý và không kịp thời điều chỉnh những hành vi sai lệch với quy chuẩn đạo đức xã hội. Khiến học sinh không được giáo dục triệt để khi ở nhà và ngoài xã hội. Vì thế, bố mẹ và các ban ngành đoàn thể ở địa phương cần có cái nhìn đúng đắn hơn, có sự quan tâm đúng mức hơn trong vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
  • Để gia đình, nhà trường và xã hội có sự kết hợp tốt hơn thì giáo viên cần tiến hành các hoạt động như: Mời phụ huynh học sinh lên trao đổi trực tiếp, trao đổi qua tin nhắn SMS, nhóm Zalo chung của lớp… để kịp thời những giải pháp kịp thời với những hành vi ứng xử chưa đúng của cho học sinh.

Lợi ích khi đẩy mạnh giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Khi đẩy mạnh các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học sẽ đem lại những lợi ích:

  • Góp phần nuôi dưỡng tâm hồn và giáo dục nên những người tử tế, giúp ích cho xã hội
  • Giảm thiểu những tệ nạn, mối nguy cho xã hội sau này
  • Cuộc sống của mỗi học sinh và gia đình sẽ tích cực tốt đẹp, hạnh phúc, trọn vẹn hơn
  • Đạt được trọn vẹn mục đích của công tác giáo dục

Trên đây là những biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học hiệu quả mà Truonghoc247 tổng hợp lại từ kinh nghiệm của mình. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn.