Đánh giá chất lượng tinh heo năm 2024

Nhiều trại áp dụng thụ tinh nhân tạo rất thành công, tuy nhiên nhiều trại vẫn chưa đạt năng suất cao. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới năng suất của việc thụ tinh nhân tạo. Trong đó, có 6 yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới năng suất của việc thụ tinh nhân tạo, đó là:

  • Ghi chép dữ liệu
  • Trại heo đực
  • Lấy tinh
  • Xử lý và bảo quản tinh
  • Phối khi nái lên giống
  • Thời gian sau khi phối.

1. Ghi chép

Vấn đề đó là trại không ghi chép những thông tin liên quan tới chất lượng tinh. Công ty cần duy trì ghi chép trạng thái tinh trùng, trạng thái heo đực. Cần ghi chép từ lúc lấy tinh, lượng tinh khai thác chia được bao nhiêu liều.

Trại đã không ghi chép thông tin trong ngày khai thác tinh. Cần ghi chép những thông tin như: tinh từ heo đực nào, ngày khai thác.

Trại đã không ghi chép trạng thái nái khi phối. Cần ghi chép trạng thái nái khi phối như: tình trạng chịu đực, thời gian dẫn tinh, máu hoặc mủ dính trên cây phối, người phối...

2. Trại đực (thiết bị)

Vấn đề gặp phải: heo nuôi dưỡng trong môi trường không đảm bảo vệ sinh

Nếu phần dưới bụng của heo đực bị dơ thì tinh lấy ra có thể dính các tạp chất như nước tiểu, phân. Cần chú ý nuôi dưỡng heo đực trong môi trường sạch sẽ.

Vấn đề gặp phải: stress do nuôi dưỡng trong môi trường nhiệt độ cao

Heo đực rất mẫn cảm với môi trường nhiệt độ cao. Khi heo đực bị stress nhiệt thì hoạt lực của tinh trùng sẽ bị giảm sút, số lượng tinh trùng bị kì hình tăng (đứt đuôi, đầu dị dạng....), lượng tinh trùng giảm. Cần lắp các thiết bị làm mát cho heo như quạt, hệ thống chuồng lạnh. Có thể đếm số lần thở của heo để đánh giá hiệu quả làm mát. Nếu bình quân heo đực thở 15~20 lần/phút là việc bình thường, còn nếu heo thở 40~45 lần/phút là heo bắt đầu bị stress nhiệt.

Vấn đề gặp phải: chiếu sáng trong thời gian dài

Chiếu sáng trong khoảng thời gian 18~24 tiếng/ngày không giúp heo tăng lượng tinh sản xuất. Theo các nghiên cứu cho biết thì mỗi ngày chỉ cần chiếu sáng 10~12 tiếng là đủ giúp heo sản xuất tối đa lượng tinh trùng.

Vấn đề gặp phải: số lượng heo đực không phù hợp

Nông trại cần duy trì số lượng heo đực phù hợp với quy mô trại. Để quyết định số lượng heo đực cần tham khảo các yếu tố sau:

  • Khoảng cách giữa các lần lấy tinh của heo đực
  • Lượng tinh và số tinh trùng trong mỗi lần khai thác
  • Chất lượng tinh trùng
  • Tuổi heo đực
  • Lượng tinh mà trại cần mỗi ngày
  • Thời gian bảo quản tinh
  • Tỷ lệ đực có thể khai thác tinh

3. Lấy tinh

Đánh giá chất lượng tinh heo năm 2024

Vấn đề gặp phải: khu vực xung quanh giá nhảy quá trơn trượt

Nền chuồng quá trơn trượt có thể khiến lượng tinh sản xuất bị giảm sút.

Vấn đề gặp phải: độ cao giá nhảy Theo một số nghiên cứu cho biết, heo đực từ 95~150kg thì số lượng tinh trùng trong 1ml tinh ở heo khai thác ở giá nhảy có độ cao 46cm nhiều hơn giá nhảy có độ cao từ 61~76cm. Để khai thác lượng tinh tốt nhất thì cần điều chỉnh độ cao giá nhảy theo thể hình heo đực.

Vấn đề gặp phải: khả năng thụ thai của tinh heo đực thấp

Có một số heo đực không có tính hăng, chất lượng tinh thấp, khả năng mang thai và năng suất thấp. Theo một số báo cáo cho biết thì có khoảng 10% heo đực rơi vào tình trang này.

Vấn đề gặp phải: găng tay cao su

Có nhiều găng tay cao su của một số hãng sản xuất ảnh hưởng xấu tới khả năng xuất tinh của heo đực. Chính vì vậy, ta cần đeo găng tay nilon khi lấy tinh.

Vấn đề gặp phải: tinh heo bị nhiễm bẫn

Để ngăn chặn tình trạng tinh heo bị ảnh hưởng bởi việc lẫn tạp chất thì cần vệ sinh vùng dưới của heo đực và để khô trước khi khai thác. Nếu cần thiết thì nên cạo lông khu vực dương vật của heo.

Vấn đề gặp phải: mật độ khai thác và mật độ tinh trùng không phù hợp

Khai thác heo quá mức do số lượng heo đực thiếu so với nhu cầu. Khi khai thác quá nhiều thì số lượng tinh trùng sẽ ít và dẫn đến những hệ lụy như sau: Nái lên giống lại nhiều sẽ khiến việc nái phối lại nhiều, theo đó việc khai thác đực tiếp tục tăng.

Lợn khai thác tinh có chất lượng, số lượng phụ thuộc nhiều yếu tố như tuổi, tình trạng sức khỏe, mật độ khai thác và giống. Tuổi lợn quá non số lượng tinh sản xuất ít, mật độ khai thác tinh quá nhiều trong tuần, lợn bị bệnh.

Các giống lợn nhỏ con thì lượng tinh sẽ ít hơn lợn lớn con. Lượng tinh dịch trong một lần xuất tinh của heo nội biến động từ 50 – 100 ml, trong khi đó ở heo ngoại biến động từ 150 – 300 ml. ở heo nội cứ trung bình 100 kg khối lượng cơ thể tạo ra 100 – 300 triệu tinh trùng, ngược lại ở heo ngoại chỉ tiêu này là 200 – 400 triệu.

Bạn cần thực hiện các nội dung sau:

1. Chăm sóc nuôi dưỡng

- Kiểm tra lượng thức ăn thu nhận, máng ăn, vòi uống, trạng thái, tình trạng sức khoẻ của lợn.

- Thường xuyên tắm chải cho lợn; không tắm hoặc cho ăn sau khi đi phối giống hoặc khai thác tinh, ít nhất 30 phút.

- Cho lợn ăn vào sáng sớm, không cho ăn no trước khi khai thác.

- Chỉ cho lợn đực khai thác tinh vào những lúc thời tiết mát trong ngày.

- Định kỳ tiêm ADE hoặc bổ sung giá đỗ, ngô, thóc mầm cho lợn.

- Cho ăn:

+ Lợn đực làm việc: Cho ăn thức ăn lợn đực giống hoặc 50% thức ăn lợn nái đẻ (có thành phần dinh dưỡng: Protein: 17%; Xơ thô: 7%; Ca: 0,6-1,2%; Năng lượng trao đổi: 3.100 kcal/kg; P: 0,5-1,0%; Lysine: 0,9%; Methionine + Cystine: 0,5%) + 50% thức ăn lợn thương phẩm giai đoạn 2 (có thành phần dinh dưỡng: Protein: 18%; Xơ thô: 6%; Ca: 0,5-1,2%; Năng lượng trao đổi: 3.150 Kcal/kg; P: 0,5-1,0%; Lysine: 1,0%; Methionine + Cystine: 0,6%).

+ Lợn dưới 1 năm tuổi: Cho ăn 2,0 – 2,2 kg/ngày.

+ Lợn trên 1 năm tuổi: Cho ăn 2,2 – 2,5 kg/ngày.

+ Mùa hè cần cung cấp 4g vitamin C/ngày để có thể duy trì chất lượng tinh.

+ Sau mỗi lần khai thác: Cho ăn thêm 2 quả trứng gà.

2. Chế độ khai thác, sử dụng

- Chỉ sử dụng lợn đực đã qua kiểm tra năng suất (KTNS) đạt yêu cầu.

- Số lần khai thác tinh không quá hai lần/tuần đối với lợn đực giống dưới hai năm tuổi và không quá ba lần/tuần đối với lợn đực giống trên hai năm tuổi. Tuổi bắt đầu khai thác tinh của lợn đực giống không ít hơn tám tháng tuổi đối với lợn nội, mười tháng tuổi đối với lợn ngoại và tuổi sử dụng không quá ba năm rưỡi.