Đánh giá chất lượng thức ăn ủ xanh năm 2024

Ngày đăng: 06-09-2022 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN | Tác giả: Nguyễn Văn Khoa-Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp

Theo số liệu niên giám thống kê 2016 tổng đàn bò tỉnh Bến Tre là 202,6 ngàn con và có xu hướng tăng trong vòng 4 năm qua. Cụ thể năm 2021, tổng đàn bò của tỉnh vào khoảng 227,5 ngàn con (trong đó có 2.700 con bò sữa), tổng đàn dê dao động khoảng 185 ngàn con. Trong khi điều kiện đất đai cho sản xuất cây lúa ngày càng thu hẹp. Rơm là nguồn thức ăn dự trữ không còn đáp ứng đủ cho chăn nuôi bò, nhiều diện tích đất lúa đã chuyễn sang trồng cỏ để nuôi bò. Trong mùa mưa lượng cỏ xanh đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn cho đàn gia súc. Tuy nhiên, vào mùa khô năng suất cỏ bị hạn chế, số lượng cỏ xanh sẽ không đủ để làm thức ăn cho chăn nuôi. Sự thiếu hụt thức ăn làm ảnh hưởng rất lớn đến sức sản xuất của đàn gia súc cũng như hiệu quả kinh tế của các hộ gia đình trong chăn nuôi.

Ngoài ra, người chăn nuôi luôn có tập quán sử dụng trực tiếp thức ăn thô xanh và phụ phẩm cây trồng làm thức ăn cho gia súc mà không cần qua xơ chế dự trữ. Ngoài việc phơi khô tự nhiên các loại phụ phẩm như rơm lúa, dây đậu phộng thì chưa có những kỹ thuật nào khác được áp dụng. Vấn đề ủ chua thức ăn chỉ được ứng dụng ở các trang trại chăn nuôi lớn nhưng đối với các trại chăn nuôi nhỏ, hộ gia đình thì chưa được ứng dụng một cách phổ biến, rộng rãi.

Phương pháp ủ chua dự trữ thức ăn xanh

1. Chuẩn bị vật liệu ủ:

Hố ủ xây bằng gạch (cho quy mô chăn nuôi lớn), Thùng phuy nhựa, bao ni lon dạng cuộn làm Biogas (được cắt ra tạo thành túi), Túi nilon (có thể ủ được khoảng 40kg cỏ xanh)

2. Các chất bổ sung:

Cám gạo hoặc men vi sinh nhằm bổ sung các sinh vật có lợi cho lên men, rỉ mật nhằm bổ sung chất đường cho vi sinh vật, muối nhằm bổ sung tạo chất đệm và tính ngon miệng của thức ăn.

Đánh giá chất lượng thức ăn ủ xanh năm 2024

3. Nguyên liệu ủ: Các loại cỏ xanh hoặc thân bắp.

Nếu cỏ xanh có độ ẩm cao (khoảng 80%) thì trước khi đưa vào ủ cần phơi héo sơ bộ để độ ẩm chỉ còn khoảng 70-75% (rải phơi từ 2-5 giờ, nếu có sân phơi thì băm ngắn trước rồi rãi phơi sau sẽ dễ dàng hơn).

4. Công thức ủ cho 100 kg cỏ xanh, gồm: 5 kg rỉ mật, 2 kg muối ăn, 1 kg cám gạo hoặc 0,1 kg men vi sinh.

5. Các bước tiến hành ủ:

Bước 1: Băm ngắn nguyên liệu ủ: cỏ xanh được băm ngắn (có thể bằng máy băm hoặc bằng thủ công) với kích cỡ 3-5cm.

Bước 2: Phối trộn các chất bổ sung với tỷ lệ phù hợp và đảm bảo được trộn đều vào nguyên liệu đã được băm ngắn.

Bước 3 nén nguyên liệu ủ vào vật dụng chứa: Cho hỗn hợp đã được trộn đều vào vật dụng chứa, nén chặt, đậy hoặc bịt kín và để vào nơi râm mát.

Thời gian ủ ít nhất là 2 tuần, sau thời gian này quá trình lên men của các vi sinh vật trong hố ủ sẽ ngừng lại, hố ủ ổn định và có thể lấy thức ăn đã ủ ra sử dụng.

Khi lấy thức ăn cho gia súc cần quan sát xem thức ăn có đảm bảo chất lượng hay không. Nếu thức ăn bị hư hỏng thì không nên cho ăn. Thức ăn ủ chua có chất lượng tốt sẽ có những tính chất như sau: Thức ăn có mùi chua dễ chịu, có màu vàng như dưa cải, không có nấm mốc, độ ẩm vừa phải, không có nhớt.

Khi cho gia súc ăn phải tập cho ăn từ từ, cần thiết cho nhịn đói để gia súc có thể tính thèm ăn, lưu ý không rữa lại nước, không phơi khô khi cho ăn sẽ làm mất chất lượng của thức ăn.

Lượng cho ăn có thể tự do tối đa hoặc có thể thay thế đến 80% lượng cỏ xanh

Sau mỗi lần lấy thức ăn cho ăn cần phải đậy kỹ vật dụng ủ để giảm đối đa lượng oxi có thể vào. Bảo quản tốt, thức ăn ủ có thể dự trữ được thời gian 6 tháng.

Như vậy, phương pháp ủ chua dự trữ nguồn thức ăn xanh dư thừa vào mùa mưa để làm thức ăn bổ sung cho quá trình chăn nuôi trong mùa khô bị khan hiếm nguồn thức ăn xanh. Đồng thời, góp phần cho người chăn nuôi bò vừa dự trữ để khai thác hiệu quả nguồn thức ăn thô xanh và phụ phẩm, vừa áp dụng được kỹ thuật mới trong chăn nuôi bò một cách hiệu quả và theo hướng sản xuất hàng hóa, đặc biệt là quá trình vỗ béo bò thịt chất lượng cao.

Ủ chua cỏ voi cho gia súc là biện pháp bảo quản, dự trữ cỏ voi thông qua quá trình lên men yếm khí. Nguồn thức ăn này có thể bảo quản trong thời gian dài, hơn nữa mang lại cho gia súc nguồn dinh dưỡng dồi dào.Thành phần dinh dưỡng Cỏ voi là loại cây thân thảo, có hàm lượng dinh dưỡng cao. Đây là loại thức ăn tốt nhất cho gia súc ăn cỏ, gia cầm và cá trắm cỏ…

Cỏ voi vừa có thể làm thức ăn tươi vừa làm thức ăn ủ chua, thức ăn hong khô và làm bột cỏ khô để nuôi bò thịt, bò sữa, dê, cá… mà vẫn đảm bảo vật nuôi phát triển bình thường, không cần cho vật nuôi ăn thêm thức ăn tinh.

Hàm lượng dinh dưỡng cỏ trong cỏ voi bao gồm:

– Cỏ tươi: Hàm lượng protein thô 4,6%, protein tinh 3%, đường 3,02%.

– Cỏ khô: Hàm lượng protein thô 18,46%, protein tinh 16,86%, đường tổng số 8,3%.

Tuy nhiên, thân lá cỏ voi cứng, vị nhạt nên gia súc không thích ăn, vì vậy, ủ chua cỏ voi làm thức ăn cho gia súc là biện pháp để khắc phục nhược điểm này.

Cỏ voi sau khi được ủ chua đúng kỹ thuật khá thơm, vị hơi chua, nhiều vitamin nhóm B, có chứa nhiều vi khuẩn lên men lactic và trâu, bò rất thích ăn.

Lưu ý, không nên sử dụng hoàn toàn thức ăn ủ chua thay thế cho thức ăn thô xanh, vì có thể gây rối loạn tiêu hóa, bị tiêu chảy. Ủ chua yêu cầu bắt buộc phải băm nhỏ cỏ trước khi ủ

Kỹ thuật ủ chua

Đánh giá chất lượng thức ăn ủ xanh năm 2024
Đạm đơn bào FML

Nguyên liệu:

Cỏ voi: 120 kg

Đạm đơn bào FML: 3-6kg đạm tùy vào công thức của mỗi trại (không nên vượt quá 6kg đạm)

Cám gạo/Cám ngô: 1 – 2 kg

Muối ăn: 0,5 – 1 kg

Túi ủ chua: 3 – 4 chiếc (chỉ cần đựng đủ 120kg cỏ voi là được, không quan trọng là số lượng bao nhiêu.

Cách làm:

Bước 1: Xử lý nguyên liệu

Băm nhỏ cỏ voi thành những đoạn ngắn 2 – 5 cm. Có thể sử dụng dao thái, băm hoặc máy băm, nghiền cỏ để băm nhỏ cỏ voi dễ dàng. Nếu quy mô trang trại lớn, nên đầu tư máy băm, nghiền để tiết kiệm thời gian và sức lao động, hơn nữa có thể tận dụng được nhiều loại phụ phẩm nông nghiệp khác như thân ngô, lạc, rau, rơm rạ… để ủ chua làm thức ăn cho gia súc.

Bước 2: Trộn nguyên liệu

Sử dụng cỏ voi đã qua xử lý băm nhỏ trộn đều với muối ăn, cám ngô/cám gạo và đạm đơn bào FML theo khối lượng đã chuẩn bị ban đầu. Sau khi trộn đều, cần kiểm tra độ ẩm của nguyên liệu, độ ẩm đạt 40% là đúng yêu cầu.

Có thể kiểm tra độ ẩm nguyên liệu bằng nhiệt kế đo độ ẩm hoặc ước lượng độ ẩm bằng tay theo kinh nghiệm dân gian: Nắm nguyên liệu bằng tay, nếu giữ nguyên hình dạng là đạt. Nếu nguyên liệu chảy nước là quá ướt thì bổ sung thêm nguyên liệu đã làm. Nếu nắm mà nguyên liệu vỡ ra ngay là quá khô, cần bổ sung nước sạch vào để có độ ẩm thích hợp cho quá trình ủ.

Bước 3: Đóng túi ủ chua

Đánh giá chất lượng thức ăn ủ xanh năm 2024
Đóng túi ủ chua

Cho nguyên liệu đã trộn đều vào túi ủ chua khoảng 30 – 50 kg/túi. Cứ xếp được 15 – 20 cm thì nén chặt một lần cho không khí thoát hết ra ngoài. Đến khi đầy túi thì buộc chặt lại, tạo điều kiện yếm khí cho vi sinh vật hoạt động được tốt hơn trong quá trình ủ. Trong quá trình ủ cỏ voi thì lá vẫn thực hiện quá trình hô hấp làm đầy hơi trong túi. Cần thường xuyên theo dõi, nếu khí đầy căng bảo thì xả khí và tiếp tục buộc chặt.

Bước 4: Tiến hành ủ chua

Phủ một lớp rơm khô khoảng 5 cm lên trên bề mặt thức ăn ủ chua. Vuốt hết không khí rồi buộc chặt miệng túi bằng dây cao su. Sau 7 ngày khối ủ sẽ xẹp bớt xuống thì tiếp tục nén chặt thêm khối ủ, nén càng chặt, loại bỏ tối đa lượng không khí có trong túi thì chất lượng ủ chua sẽ đạt tốt nhất.

Bước 5: Bảo quản thức ăn ủ chua

Quá trình ủ chua sau khoảng 15 – 20 ngày có thể bắt đầu lấy cho gia súc ăn. Các túi ủ sau khi đã hoàn thành, nên để ở nơi râm mát có mái che, tránh nước mưa ngấm vào và đề phòng chuột cắn túi. Sau khi lấy cho gia súc ăn cần buộc chặt lại để tránh làm hư hỏng khối thức ăn đã ủ. Từ đó thức ăn bảo quản được lâu hơn, không làm giảm chất lượng.

Đánh giá chất lượng thức ăn ủ xanh năm 2024
Cỏ ủ chua có mùi thơm đặc trưng

Cách cho ăn

Vào ngày đầu tiên sử dụng cỏ voi ủ chua nên cho ăn lượng nhỏ để cho gia súc quen dần, sau đó tăng dần và đến ngày thứ 3 hay ngày thứ 4 thì cho ăn lượng tối đa cần thiết. Lượng thức ăn ủ xanh cho trâu, bò ăn một ngày đêm là: Trâu, bò: 7 – 12 kg; Bê, nghé: 4 – 7 kg. Ngoài ra, vẫn nên cho gia súc ăn thêm cỏ xanh và rơm.

Lưu ý: Gia súc đang mang thai ở thời kỳ cuối, gia súc đang nuôi con, bê, nghé quá nhỏ, những con đang bị tiêu chảy thì hoàn toàn không cho ăn cỏ voi ủ chua.


FML – Đạm đơn bào cao cấp dạng lỏng, ủ chua hiệu quả nhất. Được các trang trại lớn đánh giá cao

Đạm đơn bào dạng lỏng FML là sản phẩm cung cấp đạm dạng nước cao cấp có nguồn gốc từ nấm men (Yeast). Sản phẩm được sản xuất do quá trình lên men tinh bột củ mì (Tapioca Starch) bởi các dòng nấm men (Yeast), sau khi chiết xuất MSG (bột ngọt), dung dịch chứa xác nấm men được chuyển sang giai đoạn xử lý và tinh chế với hàm lượng nấm men, tỉ trọng và độ nhớt thích hợp tạo nên sản phẩm đạm đơn bào FML.

Xem thêm về sản phẩm:

ĐẠM ĐƠN BÀO DẠNG LỎNG 25%

SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI LÊN MEN DẠNG LỎNG: TẬN DỤNG HIỆU QUẢ PHỤ PHẨM TỪ NÔNG NGHIỆP

CÔNG DỤNG SẢN PHẨM

Sản phẩm đạm đơn bào cao cấp dạng lỏng được nhiều TRANG TRẠI LỚN tin dùng khi ủ chua thức ăn chăn nuôi

Có nguồn gốc từ xác nấm men phù hợp cho quá trình ủ chua, lên men thức ăn.

FML rất dễ dàng được tiêu hóa và hấp thu trong đường tiêu hóa của vật nuôi. Từ đó cải thiện chỉ số chuyển hóa thức ăn (FCR).

Tăng cường sức đề kháng phòng chống bệnh tật của vật nuôi do có chứa β-Glucan.

Kích thích vật nuôi ngon miệng, tăng nhờ lượng axit Glutamit cao.

FML có giá thành tốt hơn những sản phẩm cùng loại khi được sấy khô giúp nhà chăn nuôi tiết kiệm chi phí thức ăn hiệu quả.

Sản xuất thức ăn thô xanh là gì?

Thức ăn thô xanh gồm córơm tươi, cỏ, thân cây ngô, ngọn mía, thân lá cây khoai lang… và thức ăn thô khô như rơm, thân cây lạc .. phơi khô. Vào các mùa xuân,hè và mùa thu thời tiết thuận lợi cây cỏ phát triển tốt và nguồn phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, thân cây lạc…

Thức ăn ủ xanh là loại thức ăn như thế nào?

Ủ xanh là biện pháp bảo quản, dự trữ thức ăn thô xanh thông qua quá trình lên men yếm khí. Dự trữ được thức ăn trong thời gian dài. - Thức ăn xanh: 100 kg cỏ voi, cỏ VA06, cỏ Guatemalla, thân, lá cây ngô sau thu hoạch, cây lạc, ngọn lá sắn... - Bột ngô hoặc bột cám gạo: 5-10kg (không bị ẩm, mốc, thối hỏng...).

Tại sao phải ủ chua thức ăn xanh?

ủ chua là kỹ thuật bảo quản thức ăn thô xanh nhờ quá trình lên men yếm khí, tạo ra trong khối thức ăn một luợng axít hữu cơ cấp thấp (axít lactic) cần thiết để hạ độ pH xuống tới mức có tác dụng ức chế mọi hoạt động của các vi khuẩn gây thối rữa.

Khi ủ men bột sắn thì khi ủ xong phải có màu gì?

Khối ủ đạt chất lượng tốt là lá sắn ủ có màu vàng nhạt, mùi thơm đặc trưng của sản phẩm lên men, vị hơi chua, gia súc rất thích ăn. Khi lấy thức ăn khỏi hố ủ, lên lấy dần từng lớp, sau đó đậy và ủ kín lại. Giữ càng kín thì bảo quản càng được lâu. Không đổ thức ăn thừa còn lại vào trong hố ủ.