Cuộc cải cách hành chính của nhà Nguyễn

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 127 SGK Lịch sử 10

Show

Cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 126 để rút ra ý nghĩa.

-  Chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên.

-  Mỗi tỉnh đều có Tổng đốc, Tuần phủ cai quản cùng hai ti, hoạt động theo sự điều hành của triều đình.

- Các phủ, huyện, châu, tổng, xã vẫn giữ như cũ.

- Hệ thống cơ quan hành được tổ chức chặt chẽ, gọn nhẹ chưa từng có.

- Thống nhất hệ thống đơn vị hành chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh huyện ngày nay.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Có 20 báo cáo khoa học tại hội thảo Dấu ấn cải cách hành chính thời Nguyễn - giá trị lịch sử và đương đại ngày 12.10 tại Hà Nội, do Trung tâm lưu trữ quốc gia 1 tổ chức. “Hầu hết các tham luận đều thừa nhận, đánh giá cao thành tựu cải cách của triều Nguyễn… Tham luận cũng đi sâu phân tích về luật Hồi tỵ - một chính sách ưu việt dưới thời phong kiến và triều Nguyễn trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước, hạn chế tham nhũng, tránh việc lợi dụng mối quan hệ cá nhân để tư lợi”, ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ), đánh giá.

Chống “cả họ làm quan” và tham nhũng là tội nặng nhất

Cuộc cải cách hành chính của nhà Nguyễn
Hiện nay, luật Cán bộ, công chức và luật Phòng chống tham nhũng quy định lĩnh vực và đối tượng phải thực hiện chế độ hồi tỵ còn rất hẹp. Xây dựng chế tài phải thực hiện theo quy định, phạt nghiêm những cán bộ công chức vi phạm

GS-TS Đặng Xuân Hoan, Học viện Hành chính quốc gia

Luật Hồi tỵ là nội dung được nhắc tới rất nhiều trong hội thảo. Đó là việc nhà Nguyễn quy định rất rõ về việc không cho phép họ hàng, thân thích, người cùng quê, thầy trò, bạn học có thể cùng làm quan ở một nơi. Họ cũng không được làm quan ở quê mình. Nếu ai gặp trường hợp này phải tâu báo lên triều đình để bố trí chuyển đi chỗ khác.

Theo TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, quy định Hồi tỵ đã có từ thời vua Lê Thánh Tông. Tuy nhiên, tới thời Nguyễn, vua Minh Mạng đã ban hành những quy định mang tính luật hóa vào chính sách Hồi tỵ vào năm 1822 và liên tục bổ sung vào các năm tiếp theo với phạm vi, đối tượng áp dụng mở rộng hơn, các quy định nghiêm ngặt hơn. Các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình đều áp dụng luật này. Thậm chí, vua còn ban quy định, nếu các quan viên về kinh đô chầu được dự họp, song khi trong họp có bàn việc liên quan địa phương mình nhậm trị thì không được vào dự. Thời vua Thiệu Trị vẫn kế tục thực hành nghiêm luật Hồi tỵ của vua cha.

Ông Cao Văn Thống, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra T.Ư, cho biết bài học này hiện chúng ta đang thí điểm và triển khai, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Họ kéo bè, kéo cánh, bà con bạn hữu không tài năng gì cũng kéo vào chức này, chức nọ. Người có tài, có đức nhưng không vừa lòng mình thì đẩy ra ngoài”.

Ông Thống cho biết để kiểm soát quyền lực, nhất là lạm quyền, triều Nguyễn coi tội tham nhũng là tội phạm nghiêm trọng, gây tác hại nhiều mặt cho xã hội cần nghiêm trị. Ông nhắc tới vụ án năm 1826 trong Đại Nam Thực lục ghi về việc Trần Công Trung đòi ăn tiền, làm khó dễ, việc bị phát giác. Nhà vua khi đó nói: “Tang vật của vụ án Trần Công Trung tuy không quá 10 lạng, nhưng luật quý ở chỗ làm cho lòng người sợ hãi, nếu nhu nhơ để sống một mạng ấy thì e sau này những kẻ khinh nhờn pháp luật sẽ nhiều ra, không thể giết hết được”. Vua sai chém Trung ở chợ Đông.

GS-TS Đặng Xuân Hoan, Học viện Hành chính quốc gia, cho rằng cải cách hành chính hiện nay đang đối mặt với tình trạng bè phái, gia đình, cánh hẩu. “Để giải quyết vấn đề này, cần mở rộng diện và đối tượng áp dụng chế độ hồi tỵ. Hiện nay, luật Cán bộ, công chức và luật Phòng chống tham nhũng quy định lĩnh vực và đối tượng phải thực hiện chế độ hồi tỵ còn rất hẹp. Xây dựng chế tài phải thực hiện theo quy định, phạt nghiêm những cán bộ công chức vi phạm”, ông Hoan nói.

Tuyển chọn người tài

Theo thạc sĩ Nguyễn Xuân Hùng, Trung tâm lưu trữ quốc gia 4, thì việc tuyển chọn quan lại thời Nguyễn công khai, minh bạch. Ngoài hình thức khoa cử, vua còn tuyển chọn bằng hình thức tiến cử công khai nhằm tìm ra những khả năng tiềm tàng. Chưa kể, người được tuyển chọn cũng phải trải qua một thời gian làm “thí quan”. “Nếu làm tốt họ sẽ được bổ nhiệm làm chính quan, ngược lại nếu làm không tốt họ sẽ bị bãi miễn. Để tránh việc tiến cử bừa tham nhũng và tạo lập phe cánh, vua quy định, nếu quan nào lại tiến cử đúng người tài giỏi thì được triều đình khen thưởng, ngược lại chịu tội rất nặng”, ông Hùng cho biết.

Ông Cao Văn Thống cũng đánh giá cao việc khảo thí cán bộ này. “Có lẽ nên áp dụng bài học “khảo thí” và “khảo khóa” dưới triều Nguyễn, nếu không xứng với chức vụ được giao thì nên cho thôi chức hoặc giáng chức là chuyện bình thường, nhất là trong việc bổ nhiệm lại cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử, sẽ khắc phục được cứ bổ nhiệm, cứ ứng cử và sau 5 năm lại bổ nhiệm lại, được giới thiệu ứng cử và lại tái cử như hiện nay”, ông nêu ý kiến.

Ông Thống cho rằng, từ cải cách hành chính triều Nguyễn có thể thấy nguyên tắc “trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau. Chúng ta có thể tiếp thu từ đó việc xây dựng bộ máy kiểm tra, giám sát tinh gọn, có tính độc lập không trùng chéo. Chúng ta cũng có thể tiếp tục việc đối tượng kiểm tra giám sát là toàn bộ cơ quan hành chính và tất cả quan lại, không loại trừ một đối tượng nào. Đó chính là quan điểm đang vận dụng trong công tác giám sát của Đảng và Nhà nước “không có vùng cấm, vùng trắng, không có ngoại lệ”.

Một số cải cách của vua Bảo Đại

Theo bà Nguyễn Thu Hoài, Phó giám đốc Trung tâm lưu trữ quốc gia 1, vua Bảo Đại cũng có những cải cách hành chính có thể kể đến. Cải tổ lớn nhất của vua Bảo Đại là sử dụng chữ Quốc ngữ làm văn tự chính thức trong hệ thống văn bản hành chính nhà nước. Vua Bảo Đại cũng là người cho phép lấy tên danh nhân người Việt đặt tên cho các đường phố vào năm 1945, thay vì trước đó chỉ toàn dùng tên người Pháp. Ông cũng cho phép người lao động An Nam được nghỉ ngày Quốc tế Lao động 1.5 từ năm 1942; cấm sử dụng trẻ em dưới 18 tuổi và phụ nữ làm việc tại các ngành nghề độc hại nguy hiểm…

Tin liên quan

Sách Đại Nam thực lục, tập 3, sđd, tr.697 cho biết ở 6 tỉnh phía nam, vua Minh Mạng cấp quan phòng, ấn, triện mới cho Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh, Án sát, Lãnh binh… vì “phần nhiều không biết thất lạc vào đâu” và “để tỏ ra đổi mới”. “Duy ấn quan phòng Tổng đốc An - Hà, ấn triện tỉnh Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường hãy còn, thì không thay đổi”.

Cuộc cải cách hành chính của nhà Nguyễn

Vua Minh Mạng (bên trái) qua nét vẽ của người châu Âu

Bấy giờ, chức vụ trọng yếu ở các tỉnh là Tổng đốc và Tuần phủ đa phần do võ quan nắm giữ, điều này chỉ thay đổi vào giai đoạn cuối triều Minh Mạng. Đầu thời Pháp thuộc, chính quyền thuộc địa Nam kỳ cũng trải qua giai đoạn dài do các Thống soái quân sự đứng đầu, mãi đến năm 1879 mới xuất hiện Thống đốc dân sự đầu tiên.

Sau khi vua Minh Mạng đặt tên gọi cho “Nam Bắc trực, Tả Hữu kỳ và Nam Bắc kỳ (Quảng Nam, Quảng Ngãi là Nam trực; Quảng Trị, Quảng Bình là Bắc trực; Bình Định đến Bình Thuận là Tả kỳ; Hà Tĩnh đến Thanh Hoa (nay là tỉnh Thanh Hóa) là Hữu kỳ; Biên Hòa đến Hà Tiên là Nam kỳ; Ninh Bình đến Lạng Sơn là Bắc kỳ)”.

Theo Đại Nam thực lục (tập 4, nhóm dịch, NXB Giáo dục, 2007, tr.202) thì danh xưng Nam kỳ chính thức được vua Minh Mạng ra đời dù rằng đã xuất hiện trước đó trong các thư tịch, về sau dân gian quen gọi là Nam kỳ lục tỉnh (南圻六省).

Cuộc cải cách hành chính của nhà Nguyễn

Một vị quan Đại Nam ở Nam kỳ thời Minh Mạng

Và những năm đầu thập niên 1830, sau khi xóa bỏ lần lượt Bắc thành và Gia Định thành, vua Minh Mạng tiến hành cuộc cải cách hành chính quan trọng ngay sau đó. Thời vua Gia Long, bộ máy hành chính vận hành theo cơ chế phân quyền. Đàng Ngoài và Đàng Trong cũ được phân chia lại thành 27 trấn, doanh (hoặc dinh), triều đình Huế trực tiếp quản lý 4 doanh (Kinh kỳ) Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức (sau đổi thành phủ Thừa Thiên), Quảng Nam và 7 trấn từ Nghệ An đến Bình Thuận.

Năm 1802, vua Gia Long thành lập Bắc thành, đặt chức quan Tổng trấn, ủy quyền cho quản lý trực tiếp 11 trấn (nội, ngoại) ở vùng đất phía bắc. Sáu năm sau, 5 trấn phía nam từ Bình Thuận trở vào được gọi là Gia Định thành. Đến năm 1826, vua cho đổi các doanh thành trấn.

Đứng đầu hai bộ máy hành chính Bắc thành và Gia Định thành là quan Tổng trấn. Năm 1831, Bắc thành chính thức giải thể, cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng bắt đầu từ tháng 10 ÂL năm 1831 ở phía bắc.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ghi nhận: "Trong nhiều năm trị vì, vua Minh Mạng ban bố hàng loạt cải cách quốc nội. Ông đổi tên nước Việt Nam thành Đại Nam, lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở Huế, bãi bỏ chức Tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. Quân đội cũng được chú trọng xây dựng (do liên tục diễn ra nội loạn và chiến tranh giành lãnh thổ với lân bang)".

Vua Minh Mạng còn cử quan đôn đốc khai hoang ở ven biển Bắc kỳ và Nam kỳ. Ông cũng rất quan tâm đến việc duy trì nền khoa cử Nho giáo, năm 1822 ông mở lại các kỳ thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài (...). Và rồi đúng một năm sau đó, ba tháng sau cái chết của Tổng trấn Lê Văn Duyệt, Gia Định thành cũng chịu chung số phận. Quyền lực của người Gia Định không còn, cũng kết thúc luôn quyền lực quân sự, và cả dân sự, của các viên võ quan nắm quyền Tổng trấn. (còn tiếp)

Tin liên quan