Cửa quan pháp lý là gì

Chuyên viên pháp chế là một vị trí khá  quan trọng và không thể thiếu trong các công ty, doanh nghiệp hiện nay. Bài viết này sẽ giúp các bạn biết được pháp chế là gì? Cũng như con đường trở thành Chuyên viên pháp chế cần trải qua những gì nhé!

Cửa quan pháp lý là gì

I. Pháp chế là gì?

1. Pháp chế là gì?

Khái niệm pháp chế chưa được sử dụng trong Hiến pháp năm 1959 nhưng Hiến pháp năm 1980 đã quy định như thế này: Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” (Điều 12). Khái niệm về pháp chế tiếp tục sử dụng và bổ sung ở Hiến pháp năm 1992. Tuy nhiên, khái niệm pháp chế không còn được quy định cụ thể nữa ở Hiến pháp năm 2013.

Pháp chế là chế độ hoạt động hợp pháp của các cơ quan nhà nước trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chấp hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh, chính xác, thống nhất, thường xuyên và bình đẳng của tất cả các cơ quan nhà nước, người có chức vụ, công dân và mọi tổ chức của họ. Nếu pháp luật là quy tắc được nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định thí pháp chế là tình trạng xã hội áp dụng các quy tắc đó trong thực tiễn.

Cửa quan pháp lý là gì

Show

2. Nguyên tắc pháp chế

Hiến pháp đã quy định những nguyên tắc của pháp chế như sau:

- Thứ nhất: Pháp luật phải quy định rõ ràng, cụ thể, minh bạch toàn bộ việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu hình thức hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước.

- Thứ hai: Cán bộ, công chức nhà nước, cơ quan nhà nước phải nghiêm chỉnh tuân thủ theo pháp luật.

- Thứ ba: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật.

II. Chuyên viên pháp chế là gì?

Chuyên viên pháp chế hay còn gọi là chuyên viên pháp lý là người đại diện cho công ty về các vấn đề có liên quan tới pháp luật. Họ sẽ kiểm soát các hoạt động trong và ngoài để công ty có thể hạn chế tối đa những rủi ro mà các đối thủ cạnh tranh mang lại. Ngoài ra, họ còn  đảm nhiệm các nhiệm vụ công việc có liên quan đến hợp đồng và các vấn đề pháp lý hay chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục có liên quan.

Tìm việc làm,  tuyển dụng chuyên viên pháp chế có thể bạn quan tâm:

- Chuyên viên Pháp Chế - Luật Tố Tụng/ Hình Sự

- Nhân viên Admin Pháp Chế/Luật (phòng Phát triển mặt bằng)

- Nhân viên Pháp Chế Dược

Cửa quan pháp lý là gì

III. Vai trò của nhân viên pháp chế trong doanh nghiệp

1. Xây dựng, tạo ra các pháp chế cho nội bộ doanh nghiệp

Người đảm nhận vai trò pháp chế sẽ có chức năng xây dựng, tạo ra các pháp chế cho nội bộ doanh nghiệp. Cụ thể là sẽ trực tiếp soạn thảo, xây dựng các văn bản, quy chế nội bộ doanh nghiệp như: Điều lệ, Quy chế, Nội quy lao động,... Ngoài ra, họ có thể tham gia đóng góp ý kiến ở góc độ pháp lý các văn bản khi Chủ sở hữu công ty đã xây dựng dự thảo và giao Bộ phận pháp chế đóng góp ý kiến.

Cửa quan pháp lý là gì

2. Điều tiết, kiểm soát hoạt động pháp chế trong doanh nghiệp

Ngoài chức năng xây dựng, tạo ra các pháp chế cho nội bộ doanh nghiệp thì nhân viên pháp chế còn có chức năng điều tiết, kiểm soát hoạt động pháp chế trong doanh nghiệp. Cụ thể là kiểm soát các hoạt động của những bộ phận trong Doanh nghiệp để tuân thủ các quy định của doanh nghiệp.

Ngoài ra, họ còn tư vấn giúp các ban lãnh đạo của doanh nghiệp trong việc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật hay góp ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, tổ chức gửi xin ý kiến liên quan đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ còn theo dõi, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp để đánh giá ý thức chấp hành pháp luật của người lao động trong doanh nghiệp.

Không những thế, họ còn đưa ra ý kiến về mặt pháp lý đối với các quyết định của tổ chức, quản lý của doanh nghiệp đối với các dự án đầu tư nước ngoài nhằm hạn chế rủi ro không mong muốn. Ngoài ra, họ hỗ trợ ban lãnh đạo như Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp tham gia giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và của người lao động.

IV. Công việc của Chuyên viên pháp lý/pháp chế

1. Chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lý của công ty

Công việc đầu tiên được nhắc đến của chuyên viên pháp chế là chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lý của công ty. Cụ thể, họ sẽ tư vấn chính xác về các vấn đề pháp lý khác nhau như: Luật lao động, liên doanh quốc tế, quản trị tài chính doanh nghiệp,... Bên cạnh đó, họ còn chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý, kiểm tra tính hợp pháp của tất cả các giao dịch kinh doanh nhằm giúp công ty hạn chế tối đa rủi ro không mong muốn.

2. Xây dựng, kiểm tra, quản lý hệ thống chính sách của công ty

Xây dựng, kiểm tra, quản lý hệ thống chính sách của công ty nhằm đảm bảo công ty đã thực thi đầy đủ các chính sách phù hợp với các quy định pháp luật đề ra. Ngoài ra, việc kiểm tra, quản lý hệ thống chính sách của công ty sẽ giúp đánh giá các rủi ro tác động đến các quyết định và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách chính xác nhất. Không những thế, chuyên viên pháp chế còn hỗ trợ việc thiết lập hệ thống ISO cho các bộ phận trong công ty và đánh giá hệ thống quản lý nội bộ của công ty theo tiêu chuẩn ISO.

3. Quản lý các vấn đề pháp lý với đối tượng bên ngoài doanh nghiệp

Chuyên viên pháp chế sẽ liên hệ với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp nhằm quản lý các vấn đề pháp lý theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho công ty. Cụ thể đại diện công ty sẽ trao đổi và đàm phán với các đối tượng bên ngoài công ty như tư vấn viên pháp luật bên ngoài,... nhằm tạo mối quan hệ và lường trước được những vấn đề không mong muốn để có cách xử lý kịp thời.

Cửa quan pháp lý là gì

4. Tham gia soạn thảo hợp đồng và các văn bản do công ty ban hành

Tham gia soạn thảo hợp đồng và các văn bản do công ty ban hành nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng kết hợp kiếm tra các hợp đồng, văn bản pháp lý, kiểm tra các giao dịch công ty thực hiện xem đã hợp pháp hay chưa. Bên cạnh đó, họ có nhiệm vụ kiểm tra chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện các hồ sơ pháp lý để chúng được đầy đủ và đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của luật doanh nghiệp và pháp luật đề ra. 

5. Nghiên cứu các quy định pháp lý có liên quan đến hoạt động công ty

 Nghiên cứu các quy định pháp lý có liên quan đến hoạt động công ty tức là họ có nhiệm vụ nghiên cứu các luật, nghị định, thông tư thông qua việc giải thích các từ ngữ pháp lý cho mọi người trong công ty hiểu và nắm rõ. Nhờ vậy mà các thủ tục, quy trình hoạt động của công ty đều hợp pháp và diễn ra một cách suôn sẻ. Không những thế, họ còn có trách nhiệm quản lý các văn bản, hồ sơ pháp lý và giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh của doanh nghiệp.

6. Cập nhật các sửa đổi, bổ sung về pháp luật hiện hành

Cập nhật các sửa đổi, bổ sung về pháp luật hiện hành tức là luôn theo dõi và cập nhật liên tục các kiến thức mới nhất về pháp luật. Cụ thể là các thay đổi về luật, nghị định, thông tư,... có liên quan đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

V. Tiêu chuẩn của người làm công tác pháp chế

Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 55/2011/NĐ-CP, công chức pháp chế phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên. Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 55/2011/NĐ-CP, viên chức pháp chế là viên chức có chức danh nghề nghiệp, có trình độ cử nhân luật trở lên. Người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có trình độ cử nhân luật trở lên và trực tiếp làm công tác pháp luật ít nhất 5 năm. 

Cửa quan pháp lý là gì

VI. Con đường trở thành Chuyên viên pháp chế

1. Yêu cầu về trình độ học vấn

Đặc thù của nghề chuyên viên pháp chế là phải tiếp xúc nhiều với pháp luật. Vì thế, để trở thành một chuyên viên pháp chế đòi hỏi bạn phải có kiến thức nền tảng về pháp luật hay nói cách khác là bạn cần học và tốt nghiệp ngành Luật. Hiện nay thì có rất nhiều trường uy tín đào tạo về Luật như: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh,  Đại học Luật Hà Nội, Đại học Kinh tế - Luật, Khoa Luật Đại học Quốc gia,... Không chỉ là biết luật, người làm pháp chế còn cần phải vững về tư duy vận dụng pháp luật và phải thực sự có nhiều kinh nghiệm xử lý các tình huống pháp luật cho doanh nghiệp. Vì thế, để trở thành một chuyên viên pháp chế chuyên nghiệp thì bạn cần trải qua lớp luật sư để nâng cao năng lực của bạn.

Cửa quan pháp lý là gì

2. Môi trường làm việc và mức lương pháp chế

Hầu hết các chuyên viên pháp chế đều sẽ làm việc tại văn phòng và thực hiện các công việc như đặt lịch hẹn, trả lời điện thoại, xử lý email…  Bên cạnh đó, họ còn soạn thảo hợp đồng, văn bản, hỗ trợ thông tin cho các vụ kiện, nghiên cứu pháp luật và thu thập thông tin liên quan đến vụ kiện nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp của họ. Chính vì thế mà các chuyên viên pháp chế sẽ có mức lương khá ổn định khoảng 10 triệu/tháng. Đối với các chuyên viên có 1-4 năm kinh nghiệm thì sẽ có mức lương dao động từ 7-14 triệu/tháng. Tuy nhiên, đối với những chuyên viên có nhiều kinh nghiệm thì sẽ có mức lương dao động từ 20-30 triệu/tháng.

3. Cơ hội việc làm Chuyên viên pháp chế

Chuyên viên pháp chế luôn có rất nhiều cơ hội làm việc để thăng tiến sự nghiệp của mình. Bạn sẽ được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, được tiếp cận với nhiều tình huống thực tế và giải quyết nó một cách nhạy bén. Không những thế, bạn còn có thể được tham gia các khóa huấn luyện chuyên môn nếu bạn thực sự có năng lực.

Xem thêm:

- Ngành Luật là gì? Mức lương, cơ hội việc làm và trường đào tạo

- Tổng quan về pháp chế doanh nghiệp: Công việc và cơ hội việc làm

- Công việc và cơ hội nghề nghiệp ngành Pháp chế ngân hàng

Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ biết được pháp chế là gì? Con đường trở thành Chuyên viên pháp chế cần trải qua những gì. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, vậy thì đừng quên chia sẻ với mọi người nhé. Chúc bạn luôn thành công trong công việc lẫn cuộc sống!

Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Pháp_chế