Công nghệ thiết kế 10 kết nối tri thức bài 2

Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 2 ngắn nhất Kết nối tri thức. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 2: Cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt trang 14, 15, 16, 17 dễ hiểu.

Bài 2: Cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt trang 14, 15, 16, 17 Công nghệ 10 Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Soạn Công nghệ 10 Bài 2: Cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt

I. Phân loại cây trồng

- Thường phân loại theo 3 cách:

+ Phân loại theo nguồn gốc

+ Phân loại theo đặc tính sinh vật học

+ Phân loại theo mục đích sử dụng

- Giống cây trồng, ánh sáng, nhiệt độ, nước và độ ẩm, đất trồng, dinh dưỡng, kĩ thuật canh tác là những yếu tố chính trong trồng trọt.

- Giữa chúng có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ, hỗ trợ cho sự phát triển của các loại cây trồng.

II. Một số yếu tố chính trong trồng trọt

- Giống cây trồng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quy trình trồng trọt: Giống quy định năng suất, phẩm chất của nông sản, khả năng chống chịu sâu, bệnh và các yếu tố bất lợi của ngoại cảnh

- Nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cây trồng:

+ Trong quá trình quang hợp, nước là nguyên liệu chính, trực tiếp tham gia vào quá trình. Các muối khoáng và chất dinh dưỡng trong đất để cung cấp cho cây cũng chỉ được hòa tan trong môi trường nước.

+ Thông qua việc thoát hơi nước giúp điều hòa nhiệt độ cho cây.

- Độ ẩm cũng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cây trồng:

+ Hoạt động của các vi sinh vật đất bị ức chế khi độ ẩm quá thấp hoặc quá cao, rất khó phân giải các chất hữu cơ trong đất không, quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng cho cây chậm chạp, thấm chí bị ngưng trệ khiến cây trồng thiếu chất, dẫn đến cây trồng phát triển kém, năng suất và chất lượng nông sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

+ Cây trồng thiếu độ ẩm hoặc thiếu nước lâu ngày có nguy cơ chết.

- Đất trồng có vai trò dự trữ và cung cấp chất dinh dưỡng, nước và không khí cho cây: giúp cho cây đứng vững. Mỗi loại cây trồng phù hợp một hoặc một vài loại đất nhất định, vì vậy trong trồng trọt cần chú ý lựa chọn cây trồng phù hợp đối với từng loại đất để giúp trồng
trọt đạt hiệu quả cao.

- Cây trồng cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất. Nếu thiếu dinh dưỡng thi cây trồng sẽ bị còi cọc, chậm lớn, giảm năng suất, tạo ra nông sản kém chất lượng, gây thiệt hại kinh tế cho người trồng trọt.

- Kĩ thuật canh tác là một chuỗi các tác động của con người trong quy trình trồng trọt như làm đất, bón phân, luân canh cây trồng, bố trí thời vụ, mật độ gieo trồng,... nhằm mục đích tạo ra điều kiện sinh thái thuận lợi giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, đồng thời ngăn ngừa sự phát sinh, lây lan mầm bệnh của dịch hại. Mỗi loại cây trồng có nhu cầu khác nhau về điều kiện sinh thái, vì vậy cần lựa chọn kĩ thuật canh tác phù hợp với từng loại cây trồng để trồng trọt đạt hiệu quả cao.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Công nghệ 10 ngắn gọn Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 2 Kết nối tri thức trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: HỆ THỐNG KĨ THUẬT (2 TIẾT)

- Trình bày được khái niệm về hệ thống kĩ thuật

- Biết được các thành phần chính của một hệ thống kĩ thuật

- Năng lực công nghệ: Nhận biết và mô tả được hệ thống kĩ thuật.

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.
  • Có hứng thú và quan tâm tìm hiểu cấu trúc hệ thống kĩ thuật.
  • Có thái độ học tập tích cực để tìm hiểu về hệ thống kĩ thuật.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Hình ảnh về sơ đồ mô tả hệ thống kĩ thuật.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có)
  • Đọc trước bài trong SGK.
  • Tìm hiểu và đọc trước tài liệu có liên quan đến hệ thống kĩ thuật.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Hoạt động này giúp tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức của HS, sự tò mò, thích thú và mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo.
  3. Nội dung: GV trình chiếu hình ảnh, đặt câu hỏi, HS thảo luận, trả lời
  4. Sản phẩm học tập: HS bước đầu đưa ra được nguyên lí làm việc của mạch điều khiển tự động bật/tắt đèn theo ánh sáng môi trường.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu hình ảnh, đưa ra câu hỏi: Quan sát hình dưới đây và cho biết nguyên lí làm việc của mạch điện điều khiển tự động bật/ tắt đèn theo ánh sáng môi trường? 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, quan sát, tìm ra nguyên lí.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 bạn ngẫu nhiên đứng dậy nêu ý kiến của bản thân

- GV mời HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt lại nguyên lí hoạt động: Khi có nguồn điện và tín hiệu điều khiển (ánh sáng mặt trời) thì bóng điện gắn công tắc cảm ứng ánh sáng sẽ bật hoặc tắt theo ánh sáng môi trường.

-  GV dẫn dắt vào bài mới: Như chúng ta thấy, trong cuộc sống xuất hiện rất nhiều hệ thống kĩ thuật. Hệ thống kĩ thuật có khái niệm và cấu trúc như thế nào thì hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ở Bài 2. Hệ thống kĩ thuật.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm hệ thống kĩ thuật

  1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS hiểu được khái niệm cơ bản về hệ thống kĩ thuật.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I trong sgk và câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi được khái niệm cơ bản hệ thống kĩ thuật, kể tên các thiết bị đầu vào, đầu ra của một hệ thống kĩ thuật.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I, trả lời câu hỏi: Hệ thống kĩ thuật là gì?

- GV chiếu hình 2.2 yêu cầu HS quan sát và cho biết:

+ Đầu vào, đầu ra và bộ phận xử lí trong hệ thống kĩ thuật cảnh báo cháy là những thiết bị nào?

+ Để hệ thống cảnh báo cháy hoạt động có cần tất cả tín hiệu đầu vào hay không?

- GV giao nhiệm vụ HS tìm hiểu thêm thông tin về tên các thiết bị đầu vào và đầu ra khác của hệ thống cảnh báo cháy.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đưa ra khái niệm hệ thống kĩ thuật.

- GV mời  1 – 2 bạn HS đứng dậy chỉ ra đầu vào, đầu ra và tiến trình kĩ thuật của hệ thống cảnh báo cháy.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV cho HS xem video giới thiệu hệ thống báo cháy (từ đầu -> 1:56)

https://www.youtube.com/watch?v=qKwoZuPSyK0

I. Khái niệm về hệ thống kĩ thuật

- Hệ thống kĩ thuật là mô hình tổng thể chỉ ra mối quan hệ, tương tác kĩ thuật giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra và tiến trình kĩ thuật.

- Hệ thống kĩ thuật cảnh báo cháy bao gồm:

+ Đầu vào: đầu báo khói, đầu báo nhiệt, nút ấn báo cháy.

+ Tiến trình kĩ thuật: tủ trung tâm báo cháy.

+ Đầu ra: chuông báo cháy, còi kết hợp đèn chớp, đèn báo vị trí.

*Lưu ý: Để hệ thống báo cháy hoạt động KHÔNG cần tất cả tín hiệu đầu vào.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối tri thức (bản word)

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mãu ở trên
  • Khi đặt nhận đủ giáo án kì I + 1/2 giáo án kì II
  • 15/10: bàn giao đủ cả năm

Có 2 hình thức gửi phí để thầy cô lựa chọn:

1. Gửi phí nhiều lần

=> Nếu chưa đủ tin tưởng, thầy cô chọn phương án này. Các lần gửi phí như sau:

  • Khi đặt: chỉ gửi 350k
  • Đến lúc nhận đợt tiếp theo: gửi 100k

2. Gửi phí 1 lần

=> Nếu đã tin tưởng, thầy cô chọn phương án này. Phí giáo án rẻ hơn và cũng đỡ rích rắc

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án