Cổng chùa khác cổng đình như thế nào

Tại các khu đình chùa, dinh thự hoặc nhà thờ của dòng họ, chúng ta thường mắt gặp một kiến trúc ba cổng cạnh nhau với thiết kế đẹp mắt. Đó chính là cổng tam quan thường được dùng trong văn hóa đình chùa. Vậy cổng này mang ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc về dạng kiến trúc này.

  • Cổng Tam Quan là gì?
  • Kiến trúc của cổng tam quan
    • Loại cổng có gác 
    • Loại cổng kiểu tứ trụ
  • Ý nghĩa của cổng tam quan
    • Trong Phật giáo
    • Trong thời vua chúa
    • Trong đạo Cao Đài
  • Một số mẫu cổng tam quan đẹp nhất hiện nay

Cổng Tam Quan là gì?

Với những ai chưa biết tam quan là gì thì có thể hiểu nôm na rằng đây là dạng cổng lớn và được chia làm ba cửa có kích thước khác nhau. Con số này được lấy dựa theo thuyết Tam Tài thể hiện sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên.

Cổng chùa khác cổng đình như thế nào
Cổng tam quan là dạng kiến trúc phổ biến ở các đình chùa

Bên cạnh đó, theo nhiều sách sử ghi lại thì loại kiến trúc này đã có từ lâu đời vào khoảng thời Lý Trần. Lúc này Phật giáo phát triển vô cùng hưng thịnh tại đất nước ta nên nó còn thể hiện cái nhìn của đức Phật là “hữu quan”, “không quan” và “trung quan”.

Cổng tam quan đẹp thường được xây từ nhiều loại vật liệu như gỗ lâu năm, xi – măng hoặc đá. Trong đó thì loại làm từ đá được đánh giá là bền nhất và có khả năng chống chọi với nhiều dạng thời tiết khắc nghiệt mà vẫn giữ nguyên vẻ đẹp ban đầu.

Kiến trúc của tam quan gồm hai cổng nhỏ ở hai bên và cổng lớn hơn nằm ở chính giữa. Phía trên có phần mái cong, uốn lượn và được chạm trổ tinh xảo, hai bên được điêu khắc câu đối mang nhiều ý nghĩa khác nhau.

Có thể nói loại cổng này không chỉ có bề dày về lịch sử mà nó còn thể hiện văn hóa tâm linh của con người Việt Nam. Bên cạnh đó nó được coi là di sản dân tộc mang đậm dấu ấn của thời kỳ phong kiến huy hoàng.

Kiến trúc của cổng tam quan

Kết cấu đặc trưng của dạng kiến trúc này gồm ba cửa với lối đi chính ở cổng lớn nhất và hai lối đi phụ ở cổng nhỏ hai bên. Mỗi một lối vào sẽ được chia cách bởi các cây cột hoặc vách ngăn.

Vách cổng thường được xây bằng gỗ, đá hoặc bằng gạch, phần trán của cửa sẽ được ghi tên đình hoặc chùa. Thường thì có hai loại kiến trúc cổng được xây dựng phổ biến ở những ngôi chùa hoặc nhà thờ họ với những đặc điểm riêng biệt:

Loại cổng có gác 

Thiết kế của loại cổng này khá nhỏ và chỉ có một tầng nhưng cũng có những nơi xây thêm tầng mái hoặc gác ở phía trên. Phần gác được sử dụng để treo các loại chuông khánh hoặc trống cỡ lớn nhằm phục vụ các nghi lễ trong đền, chùa.

Loại cổng kiểu tứ trụ

Khác với loại có gác, kiểu tứ trụ gồm có bốn cây cột trong đó hai cây ở giữa sẽ cao hơn so với hai cây cột trụ ở bên hông. Những cây cột này được chia thành ba lối đi và nối liền với nhau bằng các thanh xà chạm trổ tinh xảo dùng làm trán cổng kết hợp với phần mái cong tạo nên nét đẹp riêng biệt.

Cổng chùa khác cổng đình như thế nào
Cổng kiểu tứ trụ có vẻ đẹp độc đáo

Bên cạnh hai loại cổng chính thường thấy tại các đình, chùa ở trên thì chúng ta cũng thấy những biến thể của chúng. Có một số nơi sẽ chia thành năm lối đi chứ không để  nguyên thành ba đường như dạng nguyên thể.

Ý nghĩa của cổng tam quan

Loại kiến trúc này mang rất nhiều tầng hàm nghĩa khác nhau, nó là đại biểu cho nét đẹp và lịch sử của dân tộc ta. Thường thì cổng đều mang ý nghĩa riêng cho từng thời kỳ như:

Trong Phật giáo

Theo quan niệm của đạo Phật thì cánh cổng này sẽ đại biểu cho những đạo lý khác nhau giúp con người được bước vào cõi Niết Bàn. Nếu chúng ta hiểu rõ được ý nghĩa cổng tam quan thì sẽ sớm được giải thoát khỏi những khổ đau, tham hận nơi trần thế.

Được hiểu theo một cách chi tiết nhất đó chính là kiến trúc cổng tượng trưng cho 3 cách nhìn của Phật giáo:

  • Không quan: thể hiện cái không (vô thường)
  • Hữu quan: thể hiện cái sắc (giả)
  • Trung quan: thể hiện cả hai yếu tố sắc – không hòa vào với nhau

Với lý giải trên, khi con người hiểu cặn kẽ được ý nghĩa về 3 cửa này thì sẽ thấy bình an, yên lạc trong tâm hồn. Không còn tồn tại nhiều oán niệm, si tâm vọng tưởng hàng đêm giày vò.

Bên cạnh đó, loại kiến trúc này cũng có hàm ý là cửa dành cho Tam Bảo đi qua, bao gồm: Phật, Pháp và Tăng. Vì vậy, đây là lý do vì sao chúng ta thường thấy các dạng cổng này khi thi thăm đền, chùa.

Trong thời vua chúa

Trong thời phong kiến, cổng này có quy định lối chính giữa phải được dành riêng cho bậc vua chúa. Còn phía cửa bên phải sẽ dành cho quan văn, cửa bên trái là dành cho quan võ. Còn ở tại các làng thì ngay đầu làng cũng được xây dựng ba cổng với mục đích nếu vua có ngự giá đi ngang qua.

Một số công trình cổng tam quan tiêu biểu được biết đến như:

  • Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội – Huế)

Có các tự miếu cực kỳ quan trọng:

  • Thái Miếu
  • Triệu Miếu…

Ngoài ra, cổng còn được xây dựng tại các lăng tẩm, đền miếu nổi tiếng tại các tỉnh trên cả nước:

  • Đền thờ Thần Độc Cước ở Thanh Hóa
  • Đình Thần Thắng Tam tại Vũng Tàu…

Càng về sau, cổng được mở rộng thành ngũ quan với mục đích:

  • Cửa chính ngọ môn: Chỉ dành cho vua đi
  • Hai cửa Giáp Môn: Dành cho quan lại
  • Hai cửa bên rìa Dịch Môn: Dành cho binh mã

Tiêu biểu nhất chính là: 

  • Cửa Ngọ môn tại Cố Đô Huế

Từ đó các đình, chùa hay lăng mộ ở thời Lý Trần thường xây dựng cổng này để tiện cho nhà vua và bá quan văn võ tới dâng hương. Trong ngày thường thì cửa ở hai bên sẽ mở còn cửa chính đóng lại, trừ các dịp lễ lớn thì cánh cửa này mới mở ra.

Trong đạo Cao Đài

Nếu là người theo Đạo Cao Đài thì chắc chắn bạn sẽ thấy phần lớn các công trình của tôn giáo này đều xây loại cổng này. Nó biểu trưng cho ba chân lý nói về vận số con người trong đạo này gồm:

  • Vô Thường
  • Vô Ngã
  • Khổ

Công trình tiêu biểu nhất đó là:

  • Tòa Thánh Tây Ninh

Có 12 cổng tam quan xây dựng theo 3 dạng kiến trúc không giống nhau. Cổng được đánh số thứ tự từ 1 -> 12 (không có cửa số 5) và cổng lớn nhất được gọi là Cổng Chánh Môn.

Cổng chùa khác cổng đình như thế nào
Cổng trong đạo Cao Đài

Một số mẫu cổng tam quan đẹp nhất hiện nay

Xây dựng cổng đá là một công trình kiến trúc lớn, tinh xảo cần có bàn tay khéo léo từ những người thợ lành nghề. Chính vì vậy mà chúng ta cần lựa chọn đơn vị chế tác có nhiều kinh nghiệm và uy tín để thiết kế mẫu cổng đẹp.

Là một trong những đơn vị thiết kế, sản xuất và chế tác hàng đá mỹ nghệ hàng đầu tại Ninh Vân (tỉnh Ninh Bình). Lăng Mộ Đá Ninh Bình là địa chỉ đáng tin cậy được nhiều khách hàng lựa chọn khi muốn tìm nơi để mua và nhờ tư vấn xây dựng những kiến trúc cổng đá.

Ngoài các loại cổng theo dạng nguyên thể thì vẫn có những nơi biến tấu chúng thành các biến thể khác nhau. Sau đây là một vài mẫu cổng có kiến trúc đẹp mà bạn có thể tham khảo thêm:

Cổng chùa khác cổng đình như thế nào
Mẫu cổng nhà thờ họ tứ trụ truyền thống
Cổng chùa khác cổng đình như thế nào
Cổng đá cho lăng mộ của gia tộc
Cổng chùa khác cổng đình như thế nào
Mẫu cổng ở đền thờ bà Chúa Kho
Cổng chùa khác cổng đình như thế nào
Mẫu cổng ở chùa Thiền Lâm
Cổng chùa khác cổng đình như thế nào
Cổng ở Hội quán Phúc Kiến Hội An
Cổng chùa khác cổng đình như thế nào
Cổng ở chùa Tôn Thạnh

Trên đây là những thông tin về cổng tam quan và ý nghĩa của nó mà Lăng Mộ Đẹp Ninh Bình muốn gửi tới quý bạn đọc. Nếu cần liên hệ để xây cổng, hãy nhấc máy và gọi ngay cho chúng tôi qua số điện thoại: 0979 525 235 để được tư vấn miễn phí nhé!