“con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác…” câu nói bất hủ trên là của ai?

Ngày 8/2/1931, Lý Tự Trọng (hay còn gọi là “Trọng con”) bị giặc bắt vì đã bắn chết thanh tra mật thám Pháp Le Grand để bảo vệ đồng chí Phan Bôi (lúc này phụ trách tuyên truyền của Xứ ủy Nam kỳ) vừa kết thúc diễn thuyết “chớp nhoáng” tại đường Larégnere. Người chiến sĩ trẻ gốc Hà Tĩnh bị bắt đúng vào thời điểm quan trọng, chỉ cách Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai[1] hơn 1 tháng. Trong khi đó, anh là người nắm liên lạc giữa hơn 20 cơ sở đảng.

Biết được Lý Tự Trọng (lúc đó đang hoạt động với tên Nguyễn Huy) chính là “con thoi” liên lạc của Đảng Cộng sản, thực dân Pháp ra sức tra tấn anh dã man hòng moi thông tin mật, từ đánh bằng roi, treo dây lên xà nhà (“đi tàu bay”) cho đến xoáy đinh ốc để mũ sắt kẹp chặt lấy thái dương, bẻ quặt tay ra phía sau (“lộn mề gà”)... Tuy nhiên, tất cả đều vô dụng với người thanh niên 17 tuổi “mình đồng da sắt”: Anh không hé răng một thông tin nào. Trong phóng sự “Ðông Dương cấp cứu”, nữ nhà báo Pháp André Violis, người từng gặp “Trọng con”, miêu tả: “Tôi đã trông thấy anh ta mặt đẫm mồ hôi, hai mắt rũ xuống, máu ứ ra mồm, ra tai. Vậy mà vẫn một mực không nói nửa lời. Thật can đảm lạ lùng. Trang thiếu niên ấy mới anh hùng làm sao!”[2].

con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác…” câu nói bất hủ trên là của ai?
Lớp lớp thanh niên cùng “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, với tinh thần “máu có thể đổ nhưng đường không thể tắc”. (Ảnh tư liệu)

Nỗ lực bất thành, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương quyết định đưa Lý Tự Trọng ra xét xử. Đây là lần đầu tiên mà chính quyền thực dân mở phiên tòa đại hình để xử một người cộng sản chưa thành niên. Trước vành móng ngựa, anh gạt phắt lời xin tòa “mở lượng khoan hồng” của luật sư bào chữa vì cho rằng anh “hành động thiếu suy nghĩ”. “Trọng con” dõng dạc khẳng định: “Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm, tôi làm vì mục đích cách mạng”. Thừa nhận “chưa đến tuổi thành niên thật”, nhưng anh “đủ trí khôn” để hiểu rằng “con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”. Tòa án phán anh tử hình. Trước máy chém, cận kề cái chết vào rạng sáng 21/11/1931, người ta vẫn nghe được tiếng anh hô: “Việt Nam! Việt Nam”.

… đến lớp trẻ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”…

Tinh thần bất khuất, lời tuyên bố đanh thép, hành động dứt khoát, bản lĩnh kiên cường của “Trọng con” khiến mọi kẻ thù đều phải “bất lực”. Người chiến sĩ vừa tròn 17 tuổi năm đó thà hy sinh tính mạng quyết bảo vệ đồng chí, bảo vệ các cơ quan của Đảng. Anh như một “con thoi lửa” không chỉ rực sáng mùa đông năm 1931, mà còn truyền nhiệt huyết cách mạng mãnh liệt đến lớp trẻ sau này, với kim chỉ nam: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng”.

Nối tiếp tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của Lý Tự Trọng, lớp lớp thanh niên đã ghi tên mình vào trang sử vàng dân tộc với nhiều chiến công hiển hách, vang dội. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đó là Võ Thị Sáu, La Văn Cầu, Cù Chính Lan, Nguyễn Thị Chiên, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện… Trong hơn 2 thập niên đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược, đó là Tạ Thị Kiều, Lê Thị Hồng Gấm, Lê Mã Lương, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân…

con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác…” câu nói bất hủ trên là của ai?
Quận 12 biểu dương những gương thanh niên khởi nghiệp - lập nghiệp tiêu biểu giai đoạn 2017 – 2020. (Ảnh: Thanhuytphcm.vn)

Khẳng định vai trò quan trọng của thế hệ trẻ, trong thư gửi nhân dịp Hội nghị thanh niên Việt Nam ngày 17/8/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”. Đặc biệt, sứ mệnh “cách mạng” của thế hệ thanh niên không chỉ là đấu tranh giành chính quyền gắn liền với chính trị. “Cách mạng” theo định nghĩa của Bác Hồ là “tiêu diệt những cái gì xấu, xây dựng những cái gì tốt. Chúng ta làm cách mạng để tiêu diệt chế độ thực dân, phong kiến để xây dựng dân chủ mới”. Theo lời dạy của Bác, cùng với chống giặc, bảo vệ Tổ quốc, thanh niên đóng vai trò tiên phong, hăng hái tham gia xây dựng đất nước. Đóng góp của lực lượng này được minh chứng cụ thể thông qua thực hiện các phong trào lớn nhỏ. Đó là “Tòng quân giết giặc lập công”, “Trung kiên”, “Xung phong”, “Ba sẵn sàng”, “Năm xung phong”, “Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “Thanh niên lập nghiệp”, “Thanh niên tình nguyện”… đã được thực hiện xuyên suốt từ trong kháng chiến đến thời kỳ xây dựng đất nước.

…và thế hệ thanh niên thời kỳ mới

Đại hội XIII của Đảng xác định mục tiêu: khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người việt Nam đẩy mạnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong sứ mệnh “cách mạng thời kỳ mới”, Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn đặt niềm tin sâu sắc vào thế hệ trẻ.

Để hiện thực hóa kỳ vọng lớn lao trên, cùng với định hướng phát triển đội ngũ thanh niên của Đảng, sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất từ các tổ chức, đoàn thể, chính bản thân thanh niên phải tự trui rèn. Trước hết, mỗi thanh niên cần có trách nhiệm với chính mình, nỗ lực hoàn thiện bản thân; nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ. Mỗi điều giá trị mà thanh niên làm được chính là sự đóng góp cho cộng đồng, qua đó góp phần vào xây dựng và phát triển đất nước.

con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác…” câu nói bất hủ trên là của ai?
Cán bộ Quận đoàn Phú Nhuận chuẩn bị sách phát cho người dân trong khu phong tỏa tháng 7.2021 hưởng ứng phong trào Mở rộng vùng xanh trên bản đồ Covid-19. (Ảnh: TTXVN)

Bên cạnh đó, thanh niên phải không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong 5 năm qua (2016 - 2021), toàn Đoàn đã tổ chức gần 900.000 hoạt động tình nguyện thường xuyên, thu hút hơn 16,1 triệu lượt thanh niên tham gia; thực hiện hơn 432.560 công trình, phần việc thanh niên các cấp tham gia phát triển kinh tế - xã hội với tổng giá trị hơn 3.000 tỷ đồng; hỗ trợ khởi nghiệp cho hơn 2,4 triệu thanh niên. Bên cạnh đó, đoàn viên, thanh niên cả nước đã đề xuất gần 5 triệu ý tưởng, sáng kiến trên các lĩnh vực. Đoàn đã giới thiệu hơn 1,1 triệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp, trong đó tỷ lệ đảng viên mới được kết nạp từ đoàn viên ưu tú đạt trên 70%.

Với nhiệm vụ trong thời đại mới là đưa đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, hơn bao giờ hết, mỗi thanh niên cần phải kiên quyết giữ vững lập trường, bản lĩnh cách mạng; ngăn chặn, đấu tranh với những hành động chống phá của thế lực thù địch; tránh tình trạng “nhạt Đảng”, “khô Đoàn”, “xa rời chính trị”.

Suốt 90 năm qua, tuyên bố “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng” của người anh hùng Lý Tự Trọng vẫn luôn là lời hiệu triệu các thế hệ thanh niên Việt Nam vững vàng trên con đường cách mạng thời kỳ mới bằng “tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn”.

Nguyễn Trần

________________

[1] Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai họp từ ngày 20 - 26/3/1931 tại nhà số 236, đường Richaud (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3) do Tổng Bí thư Trần Phú chủ trì. Hội nghị đã dành ngày 26/3 để bàn bạc những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên, trong đó quyết định thống nhất các tổ chức đoàn thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 3 (từ ngày 22 – 25/3/1961) chọn ngày 26/3 làm ngày thành lập Đoàn.

[2] Nguyễn Sĩ Đại, Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng, Báo Nhân dân, ngày 4/9/2004.

Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác là của ai?

(BGĐT) - chiến sĩ cộng sản chân chính, Anh hùng Lý Tự Trọng đã dâng trọn tuổi thanh xuân cho lý tưởng cách mạng của Đảng, với câu nói bất tử: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường Cách mạng, không thể có con đường nào khác”.

Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng chứ không thể là con đường nào khác đây là câu nói nổi tiếng của ai * 1 điểm?

Tôi chưa đến tuổi trưởng thành thật, nhưng tôi đã đủ trí khôn để hiểu con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng, chứ không thể có con đường nào khác” - lời đồng chí Lý Tự Trọng.

Anh Lý Tự Trọng người đoàn viên đầu tiên đã gởi gắm câu nói gì đến tuổi trẻ Việt Nam?

Tuổi 17, Lý Tự Trọng đã ghi tên mình vào sử sách với câu nói bất hủ: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng chứ không thể có con đường nào khác”. Lời hiệu triệu ấy đến nay vẫn đặt lên vai người trẻ bao suy tư khi nghĩ về Tổ quốc.