Cơ thể con người lá lách nằm ở đâu

Lách, lá lách hay theo đông y gọi là tỳ (tiếng Anh: "spleen", từ tiếng Hy Lạp σπλήν—splḗn[2]) là một cơ quan có ở hầu như tất cả các động vật có xương sống. Có cấu trúc gần giống như một hạch bạch huyết lớn, nó hoạt động chủ yếu như là một bộ lọc máu.

Cơ thể con người lá lách nằm ở đâu
Lá lách

Lách

Cơ thể con người lá lách nằm ở đâu

Ảnh chụp nội soi lá lách ngựa (phần có màu đỏ tía và trắng

Chi tiếtTiền thânMesenchyme of dorsal mesogastriumĐộng mạchĐộng mạch láchTĩnh mạchTĩnh mạch láchDây thần kinhĐám rối láchĐịnh danhLatinhLienTiếng Hy Lạpsplḗn–σπλήν[1]MeSHD013154TAA13.2.01.001FMA7196Thuật ngữ giải phẫu

[Chỉnh sửa cơ sở dữ liệu Wikidata]

Lá lách đóng vai trò quan trọng đối với các tế bào máu đỏ (còn gọi là hồng cầu) và hệ thống miễn dịch. Nó lọc bỏ các tế bào hồng cầu già và chứa máu dự trữ được dùng trong trường hợp khẩn cấp như sốc xuất huyết. Ngoài ra, nó còn tái chế sắt từ các tế bào hồng cầu đã lọc bỏ. Là một phần của hệ thống thực bào đơn nhân, nó tiêu hóa các hemoglobin (huyết cầu tố) lọc bỏ từ các tế bào hồng cầu già. Phân tử "globin" (các tiểu đơn vị protein) được phân hủy thành các amino acid, và nhóm heme được chuyển hóa thành sắc tố mật (bilirubin) để giúp gan tiết mật phục vụ tiêu hóa.

Lá lách tổng hợp kháng thể ở tủy trắng và lọc bỏ vi khuẩn và tế bào hồng cầu đã bị bao bọc bởi kháng thể qua quá trình lọc máu và tuần hoàn bạch huyết. Một nghiên cứu khoa học xuất bản năm 2009 trên chuột đã phát hiện ra rằng lá lách chứa một nửa tổng số bạch cầu đơn nhân của toàn cơ thể trong tủy đỏ. Những bạch cầu đơn nhân này, sau khi di chuyển đến các mô bị tổn thương (ví dụ như tim), sẽ chuyển biến thành tế bào đuôi gai và đại thực bào trong khi làm lành các mô này. Lá lách là trung tâm hoạt động của hệ thống thực bào bạch cầu đơn nhân và có thể coi như là một hạch bạch huyết lớn, vì khi không hoạt động, khả năng kháng thể với một số bệnh nhiễm trùng bị suy giảm đáng kể.

Ở người, lá lách có màu nâu và nằm trong ổ bụng ở góc phần tư phía trên bên trái.

Lá lách, trong cơ thể người trưởng thành khỏe mạnh, có chiều dài từ khoảng 7 cm (2,8 inches) đến 14 cm (5,5 inches). Nó thường nặng từ 150 gram (5,3 oz) đến 200 gram (7,1 oz). Một cách đơn giản để ghi nhớ giải phẫu học của lá lách là quy tắc 1x3x5x7x9x11. Lá lách có kích thước 1 inches x 3 inches x 5 inches, nặng khoảng 7 oz, và nằm trong khoảng xương sườn thứ 9 và thứ 11 ở bên trái.

Bề mặt

Bề mặt nội tạng của lá lách

Các bề mặt hoành của lá lách (hoặc bề mặt cơ hoành) lồi, mịn, và hướng lên trên, hướng ngược, và hướng sang trái, trừ đoạn cuối phía trên, nơi nó hướng một chút vào giữa. Đó là trong mối quan hệ với các bề mặt dưới của cơ hoành, tách nó từ thứ chín, thứ mười, và xương sườn thứ mười một của phía bên trái, và can thiệp biên dưới của phổi trái và pleura.

1. Tham gia sản xuất tế bào lympho. Ở giai đoạn bào thai lách còn sản xuất hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu hạt.

2. Phá huỷ các tế bào máu già cỗi, giữ lại sắt, protein và các chất cần thiết để tạo tế bào mới.

3. Dự trữ máu cho cơ thể. Khi lách co vào hoặc dãn ra tham gia điều hoà khối lượng máu cũng như khối lượng tế bào máu trong tuần hoàn.

4. Lách còn tham gia chống nhiễm trùng cho cơ thể bằng cách thanh lọc các vi khuẩn và vật lạ ở máu.

  1. ^ σπλήν, Henry George Liddell, Robert Scott, A Greek-English Lexicon, on Perseus Digital Library
  2. ^ σπλήν, Henry George Liddell, Robert Scott, A Greek-English Lexicon, on Perseus Digital Library

  • Hình giải phẫu: 38:03-01 tại Giải phẫu người trực tuyến, Trung tâm y tế ngoại ô SUNY—"The visceral surface of the spleen."
  • Ảnh giải phẫu SUNY 7881
  • "spleen" from Encyclopædia Britannica Online
  • Spleen and Lymphatic System Lưu trữ 2009-03-13 tại Wayback Machine, Kidshealth.org (American Academy of Family Physicians)
  • Spleen Diseases from MedlinePlus
  • "Finally, the Spleen Gets Some Respect" New York Times piece on the spleen

Bản mẫu:Giải phẫu động vật Bản mẫu:Hệ bạch huyết

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Lách&oldid=65127761”

Cơ thể con người lá lách nằm ở đâu

Lá lách đóng nhiều vai trò hỗ trợ trong cơ thể. Nó hoạt động như một bộ lọc máu, một phần của hệ thống miễn dịch. Các tế bào hồng cầu già được loại bỏ ở lách, tiểu cầu và bạch cầu được lưu trữ ở đó. Lá lách cũng giúp chống lại một số loại vi khuẩn gây viêm phổi và viêm màng não.

Bệnh lý lách

Video Những dấu hiệu mắc bệnh ở lá lách

  • Lách to: thường do tăng bạch cầu đơn nhân do virus (“mono”), bệnh gan, ung thư máu (ung thư hạch và bệnh bạch cầu) hoặc các bệnh lý khác.
  • Vỡ lách: Lá lách dễ bị tổn thương và bị vỡ có thể gây chảy máu trong nghiêm trọng đe dọa tính mạng – một trường hợp cấp cứu. Lách cũng có thể bị tổn thương hoặc vỡ ngay thời điểm chấn thương hoặc vài ngày đến vài tuần sau đó.
  • Bệnh hồng cầu hình liềm: Trong bệnh lý thiếu máu di truyền này, các tế bào hồng cầu bất thường chặn dòng chảy của máu trong lòng mạch và dẫn đến tổn thương các cơ quan, bao gồm cả tổn thương lách. Những người bị bệnh hồng cầu hình liềm cần được tiêm phòng để ngừa các bệnh lý do lách gây ra.
  • Giảm tiểu cầu: Lá lách to đôi khi do dự trữ quá nhiều số lượng tiểu cầu. Lách to có thể bắt giữ nhiều tiểu cầu hơn bình thường do đó số lượng tiểu cầu trong máu giảm.
  • Lá lách phụ: Khoảng 10% người có thêm một lá lách phụ nhỏ. Nói chung nó không gây ra vấn đề về sức khỏe.

Khám lách

  • Thăm khám: Bằng cách ấn vào bụng phần dưới lồng ngực bên trái, bác sĩ có thể sờ thấy lách to. Bác sĩ cũng có thể tìm kiếm các dấu hiệu khác của bệnh lý gây ra lách to.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Máy quét CT dùng nhiều tia X và máy tính tạo ra hình ảnh chi tiết của vùng bụng. Có thể dùng thuốc cản quang đường tĩnh mạch để cho thấy hình ảnh rõ hơn.
  • Siêu âm: Một đầu dò được đặt trên bụng, các sóng siêu âm tạo ra hình ảnh bằng cách tương phản lại hình ảnh lá lách và các cơ quan khác. Có thể phát hiện lách to bằng siêu âm.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Sóng từ tạo ra hình ảnh rất chi tiết của vùng bụng. Bằng cách sử dụng thuốc cản quang, lưu lượng máu đến lách cũng có thể được đo bằng MRI.
  • Sinh thiết tủy xương: Dùng kim chọc vào xương dẹt (chẳng hạn như xương chậu) và lấy một mẫu tủy xương. Bệnh bạch cầu hoặc ung thư hạch bạch huyết gây ra tình trạng lách to, đôi khi được chẩn đoán bằng sinh thiết tủy xương.
  • Chụp gan và lá lách: Một lượng nhỏ thuốc nhuộm phóng xạ được tiêm vào cơ thể. Thuốc phóng xạ di chuyển khắp cơ thể và được thu thập ở cả hai cơ quan này.

Điều trị bệnh lý lách

  • Cắt lách: Cắt lách bằng phẫu thuật nội soi (nhiều vết rạch nhỏ) hoặc phẫu thuật mở mở (một vết mổ lớn).
  • Tiêm vắc xin: Sau khi cắt bỏ lá lách, điều quan trọng là phải tiêm vắc xin chống lại một số vi khuẩn, chẳng hạn như H.influenza và S.pneumonia. Cắt bỏ lách làm tăng khả năng bị những bệnh nhiễm trùng này.

Thông thường, các phương pháp điều trị bệnh lý lách thường là điều trị bệnh lý nền.

Xem thêm:

  • Lá lách: Chức năng, bệnh lý và phẫu thuật cắt lách

Cơ thể con người lá lách nằm ở đâu

Methemoglobin huyết là một rối loạn máu, trong đó lượng oxy được chuyển đến các tế bào rất ít và lượng methemoglobin bất thường được sản xuất. Methemoglobin là gì? Methemoglobin là một dạng hemoglobin. Hemoglobin là protein trong các tế bào hồng cầu (RBCs) có nhiệm vụ vận chuyển và phân phối oxy cho cơ thể.

Cơ thể con người lá lách nằm ở đâu

Tủy xương là một loại mô mềm, xốp, có trong hầu hết các xương. Các tế bào máu phát triển thành hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu đều được sản xuất bởi tủy xương.

Cơ thể con người lá lách nằm ở đâu

Vỡ mạch máu dưới da (xuất huyết dưới da) là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống. Đó là khi tế bào máu thoát ra khỏi thành mạch đã bị tổn thương do nguyên nhân nào đó.