Cơ sở hình thành văn hóa đông nam á năm 2024

LỊCH SỬ VĂN HOÁ ĐÔNG NAM Á

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Quá trình toàn cầu hoá đã và đang đem đến những thời cơ, thách thức cho mỗi quốc

gia, dân tộc. Về mặt tích cực, nó mở rộng nâng tầm các dân tộc, nhất là ở những nước chưa

phát triển và đang phát triển, góp phần khai thác được thế mạnh của mỗi nước. Nhưng toàn

cầu hoá cũng đem đến những nguy cơ cho sự tồn vong của các nền văn hoá. Khi sự bành

trướng của các ngành công nghiệp văn hoá ở những nước phát triển ngày càng đe doạ đến an

ninh văn hoá, kinh tế và chính trị của những nước khác, thì vấn đề hiện đại và bản sắc, làm

thế nào để văn hoá là động lực của sự phát triển bền vững…càng trở thành mối quan tâm

chung.

Điều đáng lưu ý là trong bối cảnh đó, sự liên kết, hội nhập giữa các khu vực trên thế

giới ngày càng diễn ra một cách sôi động trên tất cả các phương diện kinh tế, chính trị và văn

hoá xã hội, thì trong các nấc thang liên kết, sự liên kết cộng đồng khu vực (RC) đang là một

hình thức cao hơn so với các hình thức khác. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia, trong tiến

trình đổi mới, hội nhập và phát triển của mình, không thể không quan tâm đến phát triển văn

hoá trong mối quan hệ với các nước trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á (ĐNA). Bởi

trong rất nhiều yếu tố tác động sâu sắc đến sự liên kết cộng đồng khu vực, như trình độ phát

triển kinh tế-xã hội của quốc gia thành viên, xu hướng tự do thương mại, xu hướng tự do hoá

tài chính- tiền tệ…, thì có yếu tố văn hoá. Có thể thấy rằng, chính ý chí chính trị và sự thống

nhất trong đa dạng văn hoá đang là điều kiện rất quan trọng, để một nhóm nước có thể cùng

nhau xây dựng một cộng đồng ổn định, hoà hợp, trong quá trình hội nhập phát triển hiện nay.

Trên thực tế, so với khu vực Châu Âu, thì khu vực Châu Á, trong đó có ĐNA, tính đa

dạng vẫn vượt trội so với tính thống nhất. Điều này đang là một trở ngại lớn cho sự phát triển

chung.

Nhiều vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia ĐNA hiện tại, đó là: Thứ nhất, phải nâng cao

đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người, vừa giữ gìn, phát huy được những giá trị nhân

bản để không bị xói mòn trước cơn lốc của sự phát triển. Thứ hai, tiếp nhận được những tinh

hoa của các nền văn hoá khác trong giao lưu quốc tế, nhưng vẫn giữ được bản sắc. Thứ ba,

phải đổi mới nhận thức, đổi mới tư duy, đổi mới phương pháp theo hướng hiện đại để thích

nghi được với thời cuộc, nếu không muốn “bị tụt hậu”, bị “đẩy ra ngoài lề” của sự phát triển.

Trong xu thế của toàn cầu hoá hiện nay, không một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù phát

triển hay đang phát triển, lại có thể sống tách biệt với thế giới. Ngược lại, mỗi quốc gia phải

là một thành viên không thể tách rời cùng sống trong một ngôi nhà chung (trái đất) với những

mối quan hệ tuỳ thuộc lẫn nhau.

Việt Nam không nằm ngoài những thời cơ và thách thức trên.

Sự hình thành dân tộc Việt Nam và văn hoá Việt Nam gắn liền và có quan hệ cội

nguồn trong khu vực Đông Á và ĐNA. Nhưng hiện tại, chúng ta đang sống trong một nghịch

lí: tuy có chung một thân phận về lịch sử và những cuộc đấu tranh lâu dài vì nền độc lập và tự

do cho dân tộc, mà số phận đó ngày nay lại càng có sự gắn kết sâu sắc hơn, khi cùng có

chung một nguyện vọng và trách nhiệm xây dựng, phát triển một ASEAN hoà bình, hữu nghị,

hợp tác cùng phát triển…Việt Nam được coi là nhân tố tích cực trong một cộng đồng ASEAN

Đông Nam Á gồm gì?

Về hành chính, Đông Nam Á ở những năm đầu thế kỷ 21 bao gồm 11 quốc gia: Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia, Việt Nam, Singapore, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines và Đông Timor, với dân số gần 600 triệu người. Nhưng theo quan niệm dân tộc học, Đông Nam Á còn bao gồm cả Nam Trung Quốc và một phần Đông Bắc Ấn Độ.

Do đâu chữ viết của các quốc gia Đông Nam Á được chuyển đổi theo hướng nào tiến hóa?

Từ thế kỷ XVI, do ảnh hưởng của phương Tây, chữ viết của các quốc gia Đông Nam Á được chuyển đổi theo hướng La tinh hóa (chữ viết Brunei, Malaysia, Indonesia, Philippin và Việt Nam) được sử dụng ngày nay.

Tại sao nói Đông Nam Á là xứ sở màu hè?

Phụ nữ Việt Nam được xem là người có vai trò quyết định trong việc giáo dục con: Phúc đức tại mẫu, Con dại cái mang (thành ngữ). Không phải ngẫu nhiên mà vùng nông nghiệp tiêu biểu - khu vực Đông Nam Á này được nhiều học giả phương Tây gọi là “xứ sở Mẫu hệ”.

Ở Đông Nam Á có bao nhiêu tín ngưỡng?

Cụ thể các nước Đông Nam Á có số đông tín đồ ở bốn tôn giáo lớn là Phật giáo, Công giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo cùng với 3 tín ngưỡng chung là: tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực và tín ngưỡng thờ cúng người đã mất.