Có mấy cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học

Để có thể học tốt và hiểu được những nội kiến thức của môn Triết học thì chúng ta trước tiên cần nắm rõ những nội dung mấu chốt, trong đó có nội dung vấn đề cơ bản của triết học.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết Vấn đề cơ bản của triết học là gì.

Triết học là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu về vấn đề cơ bản của triết học là gì, trước tiên ta cần tìm hiểu khái niệm triết học là gì.

Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy; những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ.

Triết học phản ánh thế giới một cách chỉnh thể, nghiên cứu những vấn đề chung nhất, những quy luật chung nhất của chỉnh thể này và thể hiện chúng một cách có hệ thống dưới dạng lý luận.

Theo Ph.Ăng ghen: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”

Triết học cũng như những khoa học khác phải giải quyết rất nhiều vấn đề có liên quan với nhau, trong đó vấn đề cực kỳ quan trọng là nền tảng và là điểm xuất phát để giải quyết những vấn đề còn lại được gọi là vấn đề cơ bản của triết học.

Theo Ăng ghen: “ Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”.

Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học không chỉ xác định được nền tảng và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học mà nó còn là tiêu chuẩn để xác định lập trường, thế giới quan của các triết gia và học thuyết của họ.

Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, mỗi mặt phải trả lời cho một câu hỏi lớn.

Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?

Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

Trả lời cho hai câu hỏi trên liên quan mật thiết đến việc hình thành các trường phái triết học và các học thuyết về nhận thức của triết học.

Có mấy cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học

Vai trò của triết học đối với đời sống xã hội

Vai trò của triết học ở trong đời sống xã hội sẽ được thể hiện qua các chức năng của triết học. Cụ thể triết học có rất nhiều chức năng khác nhau, nhưng quan trọng nhất vẫn là chức năng thế giới quan và phương pháp luận.

Chức năng thế giới quan

Thế giới quan đóng một vai trò quan trọng đối với đời sống của mỗi con người, mỗi giai cấp hay mỗi cộng đồng. Chúng giúp cho con người nhận thức được đúng nhất bản chất của mỗi sự vật, sự việc. Và đặc biệt các hoạt động của con người thường bị chi phối bởi một thế giới quan nhất định nào đó.

Khi được thế giới quan khoa học hướng dẫn cụ thể, con người sẽ luôn xác định được đúng mối quan hệ giữa họ với đối tượng. Từ cơ sở đó mà họ có thể nhận thức được đúng quy luật vận động của đối tượng, giúp xác định rõ phương hướng, mục tiêu và cách thức hoạt động của mỗi con người.

Ngược lại nếu như một thế giới quan không khoa học hướng dẫn thì con người đương nhiên cũng sẽ không xác định được đúng mục tiêu mình mong muốn là gì? Phương hướng hay cách thức hoạt động ra sao? Từ đó khiến cho các hoạt động sẽ không đạt được kết quả như mong muốn.

Chức năng phương pháp luận

Phương pháp luận chính là một hệ thống những quy tắc được đúc rút ra từ quy luật của thế giới khách quan. Đây cũng là một cơ sở vô cùng quan trọng cho phương pháp nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó việc hoàn thiện phương pháp luận còn giúp cho các nhà khoa học nghiên cứu, tìm ra những cách tiếp cận mới để xác định được đúng phương hướng. Giúp nâng cấp và cải cách cho thế giới. Hiện nay phương pháp luận được chia ra thành 03 bậc chính đó là:

Phương pháp luận ngành

Phương pháp luận chung

Phương pháp luận chung nhất

Tại sao vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng mà trong đó vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức nhưng không thụ động mà có thể tác động trở lại vật chất qua hoạt động của con người.

Theo Lê-nin thì vật chất là một phạm trù triết học để chỉ thực tại khách quan, đem đến cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chép lại, chụp lại, phản ánh lại và không tồn tại lệ thuộc vào cảm giác.

Đặc điểm của vật chất:

– Vật chất tồn tại bằng vận động và thể hiện sự tồn tại thông qua vận động.

– Không có vận động ngoài vật chất và không có vật chất không có vận động;

– Vật chất vận động trong không gian và thời gian;

– Không gian và thời gian là thuộc tính chung vốn có của các dạng vật chất cụ thể và là hình thức tồn tại của vật chất.

Bên cạnh vật chất, ý thức là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử xã hội. Ý thức mang bản chất là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, chính là sự phản ánh tích cực, tự giác, chủ động thế giới khách quan và bộ não con người thông qua hoạt động thực tiễn.

Ý thức là sự phản ánh lại của vật chất nên là cái có sau và mang tính thứ hai. Nếu không có vật chất trong tự nhiên và vật chất trong xã hội thì sẽ không có ý thức nên ý thức là thuộc tính, là sản phẩm của vật chất, chịu sự chi phối, quyết định của vật chất. Bên cạnh đó, ý thức có tính sáng tạo, năng động nhưng những điều này có cơ sở từ vật chất và tuân theo những quy luật của vật chất.

Mặc dù vật chất sinh ra ý thức nhưng ý thức không thụ động mà sẽ tác động trở lại cật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức sau khi sinh ra sẽ không bị vật chất gò bó mà có thể tác động làm thay đổi vật chất.

Vậy tại vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, vì những lý do như sau:

+ Cấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề rộng nhất, chung nhất. Đóng vai trò là nền tảng, định hướng để giải quyết các vấn đề khác.
+ Các trường phái triết học đều trực tiếp/ gián tiếp đi vào giả thích về mối quan hệ giữa tư duy và
tồn tại hay giữa vật chất và ý thức trước khi đi vào quyết định của mình.
+ Việc quết định mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là cơ sở xuất phát cho các quyết định triết học nảy sinh.
+ Việc quyết định vấn đề cơ bản của triết học là tính chất khách quan khoa học để phá định lập trường tư tưởng triết học của các nhà triết học trong lịch sử.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Vấn đề cơ bản của triết học là gì. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này. Nếu có thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp. Xin cảm ơn!

Triết học từ lâu đã là một trong những nỗi ám ảnh của rất nhiều sinh viên, học viên cao học... vì nó rất khó để hiểu. Trong đó việc giải quyết các vấn đề cơ bản của triết học học chính là yêu cầu hàng đầu của việc tìm hiểu triết học nói chung hay một học thuyết triết học nói riêng. Nếu bạn đang còn "mơ hồ" với các câu hỏi như: vấn đề cơ bản của triết học là gì? Có mấy vấn đề cơ bản của triết học? Vấn đề cơ bản của triết học có mấy mặt?... Đừng lo lắng, tất cả câu hỏi của bạn sẽ được Luận Văn 2S giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Vấn đề cơ bản của triết học là gì?

Khái niệm về vấn đề cơ bản của triết học

Vấn đề cơ bản của triết học là những vấn đề xung quanh mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa vật chất và ý thức. Lý do nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định được cơ sở, tiền đề để giải quyết những vấn đề của triết học khác. Điều này đã được chứng minh rất rõ ràng trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học. 

Vấn đề cơ bản của triết học có mấy mặt?

Vấn đề cơ bản của triết học bao gồm hai mặt, cụ thể:

Có mấy cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học
Những vấn đề cơ bản của triết học

  • Mặt thứ nhất - Bản thể luận: Trả lời cho câu hỏi giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước, cái nào có sau? Và cái nào quyết định cái nào?

Ta có thể giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học dựa trên 3 cách sau:

  1. Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định đến ý thức
  2. Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định đến vật chất
  3. Ý thức và vật chất tồn tại độc lập với nhau, không quyết định lẫn nhau

Hai cách giải quyết đầu tiên tuy có đối lập nhau về nội dung, tuy nhiên điểm chung của hai cách giải quyết này đều thừa nhận một trong hai nguyên thể (ý thức hoặc vật chất) là nguồn gốc của thế giới. Cách giải quyết một và hai thuộc về triết học nhất nguyên.

Triết học nhất nguyên bao gồm hai trường phái: trường phái triết học nhất nguyên duy vật và trường phái triết học nhất nguyên duy tâm.

Cách thứ ba thừa nhận ý thức và vật chất tồn tại độc lập với nhau, cả hai nguyên thể (ý thức và vật chất) đều là nguồn gốc của thế giới. Cách giải thích này thuộc về triết học nhị nguyên.

  • Mặt thứ hai - Nhận thức luận: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

Đại đa số các nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm cũng như duy vật đều cho rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới. Tuy nhiên:

Các nhà triết học duy vật cho rằng, con người có khả năng nhận thức thế giới. Song do vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định đến ý thức nên sự nhận thức đó là sự phản ánh thế giới vật chất vào óc con người. Một số nhà triết học duy tâm cũng thừa nhận con người có khả năng nhận thức thế giới, nhưng sự nhận thức đó là sự tự nhận thức của tinh thần, tư duy. Một số nhà triết học duy tâm khác theo “Bất khả tri luận” lại phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người. 

Tại sao đó là vấn đề cơ bản của triết học?

Lịch sử đấu tranh triết học là lịch sử đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật. Có thể nói, chính các vấn đề cơ bản của triết học được xem là “chuẩn mực” để phân biệt giữa hai chủ nghĩa triết học này.

Trên thực tế, các hiện tượng mà chúng ta vẫn thường gặp trong cuộc sống chỉ gói gọn trong hai loại: hiện tượng vật chất (tồn tại bên ngoài ý thức chúng ta) hoặc hiện tượng tinh thần (tồn tại bên trong chúng ta). 

Các học thuyết triết học rất đa dạng, song cũng đều phải trả lời các câu hỏi vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau cái nào quyết định cái nào? vật chất và ý thức có quan hệ với nhau như thế nào? và lấy đó là điểm xuất phát lý luận. Câu trả lời cho các câu hỏi này có ảnh hưởng trực tiếp tới những vấn đề khác của triết học. Do đó vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay giữa ý thức và vật chất được coi là vấn đề cơ bản của triết học.

Có thể bạn quan tâm

→ Triết học là gì? Nguồn gốc và vai trò của triết học

→ 499 bài tiểu luận triết học hay nhất 2020

Trình bày vấn đề cơ bản của triết học

Chủ nghĩa duy tâm lý luận về "vấn đề cơ bản của triết học" 

Chủ nghĩa duy tâm chính là trường phái triết học xuất phát từ quan điểm bản chất của thế giới chính là ý thức. Ý thức là tính thứ nhất còn vật chất là tính thứ hai, ý thức sẽ quyết định vật chất. Chúng có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội, sự xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa một mặt, một đặc tính nào đó ở trong quá trình nhận thức. Đồng thời nó cũng gắn liền với lợi ích của giai cấp, tầng lớp áp bức bóc lột nhân dân lao động.

Ở mặt khác thì chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo cùng có mối quan hệ khá mật thiết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Chủ nghĩa duy tâm tồn tại 02 hình thức cơ bản là duy tâm chủ quan và duy tâm khách quan. Với chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người, khẳng định mọi sự vật hay hiện tượng chỉ là phức hợp của cảm giác cá nhân mà thôi. Đại biểu là Gioócgiơ Béccli - nhà triết học duy tâm chủ quan, vị linh mục người Anh.

Trong triết học của ông có chứa khá nhiều những tư tường huyền bí, đối lập với chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần Theo đó ông dựa vào quan điểm của những nhà duy danh luận thời trung cổ để khẳng định vật chất không thể tồn tại khách quan mà chỉ tồn tại ở những vật thể riêng rẽ, cụ thể.

Còn với triết học của Béccli, ông đưa ra một mệnh đề triết học nổi tiếng “vật thể trong thế giới quanh ta chính là sự phức hợp của các cảm giác”. Cụ thể cái bàn không phải là một vật thể hữu hình mà đó chính là do mắt ta nhìn thấy nó có màu sắc, hình khối...

Có mấy cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học

Vấn đề cơ bản của triết học theo chủ nghĩa duy tâm

Chủ nghĩa duy vật lý luận về "vấn đề cơ bản của triết học"

Hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa duy tâm thì chủ nghĩa duy vật lại là trường phái triết học xuất phát từ quan điểm bản chất của thế giới chính là vật chất. Vật chất là tính thứ nhất và ý thức là tính thứ hai, vật chất có trước và quyết định ý thức. Chúng có nguồn gốc từ sự phát triển của khoa học và thực tiễn, thường gắn liền với lợi ích của giai cấp cũng như các lực lượng tiến bộ ở trong lịch sử. 

Bên cạnh đó thì nó cũng là quá trình đúc kết những gì khái quát nhất để phản ánh được những thành tựu và con người đạt được trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Có thể nói chủ nghĩa duy vật là một hình thức của sự thực hữu luận với quan niệm rằng thứ duy nhất được coi là tồn tại chính là vật chất. Mọi sự vật đều có cấu tạo từ vật chất và mọi hiện tượng đều là kết quả của những tương tác vật chất.

Từ khi ra đời cho đến nay thì chủ nghĩa duy vật đã trải qua 03 giai đoạn chính là chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Trong đó chủ nghĩa duy vật chất phác ra đời từ thời cổ đại ở Ấn Độ, Trung Quốc và Hy Lạp. Hình thức thứ hai thì thể hiện khá rõ ở các nhà triết học từ thế kỷ XV - XVIII. Tuy nó có tính chất thừa kế những quan điểm của chủ nghĩa duy vật chất phác nhưng nó là có sự phát triển nhiều hơn thời kỳ này đạt được nhiều thành tựu đáng khâm phục. Mãi cho đến năm 40 của thế kỷ XIX thì chủ nghĩa duy vật biện chứng mới ra đời và C.Mác và Ăngghen chính là những người xây dựng và Lênin là người hoàn thiện và bổ sung.

Có mấy cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học

Vấn đề cơ bản của triết học theo chủ nghĩa duy vật

Bạn chuẩn bị phải làm tiểu luận triết học? Bạn mơ hồ với những thuật ngữ “trừu tượng”, bạn không tìm kiếm được nguồn tại liệu tham khảo? Hay bạn quá bận rộn không có thời gian viết luận, tham khảo ngay DỊCH VỤ VIẾT TIỂU LUẬN THUÊ tại: https://luanvan2s.com/viet-thue-tieu-luan-thac-si-bid8.html

Vai trò của triết học đối với đời sống xã hội

Vai trò của triết học ở trong đời sống xã hội sẽ được thể hiện qua các chức năng của triết học. Cụ thể triết học có rất nhiều chức năng khác nhau, nhưng quan trọng nhất vẫn là chức năng thế giới quan và phương pháp luận. 

Chức năng thế giới quan

Thế giới quan đóng một vai trò quan trọng đối với đời sống của mỗi con người, mỗi giai cấp hay mỗi cộng đồng. Chúng giúp cho con người nhận thức được đúng nhất bản chất của mỗi sự vật, sự việc. Và đặc biệt các hoạt động của con người thường bị chi phối bởi một thế giới quan nhất định nào đó.

Khi được thế giới quan khoa học hướng dẫn cụ thể, con người sẽ luôn xác định được đúng mối quan hệ giữa họ với đối tượng. Từ cơ sở đó mà họ có thể nhận thức được đúng quy luật vận động của đối tượng, giúp xác định rõ phương hướng, mục tiêu và cách thức hoạt động của mỗi con người.

Ngược lại nếu như một thế giới quan không khoa học hướng dẫn thì con người đương nhiên cũng sẽ không xác định được đúng mục tiêu mình mong muốn là gì? Phương hướng hay cách thức hoạt động ra sao? Từ đó khiến cho các hoạt động sẽ không đạt được kết quả như mong muốn.

Chức năng phương pháp luận

Phương pháp luận chính là một hệ thống những quy tắc được đúc rút ra từ quy luật của thế giới khách quan. Đây cũng là một cơ sở vô cùng quan trọng cho phương pháp nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó việc hoàn thiện phương pháp luận còn giúp cho các nhà khoa học nghiên cứu, tìm ra những cách tiếp cận mới để xác định được đúng phương hướng. Giúp nâng cấp và cải cách cho thế giới. Hiện nay phương pháp luận được chia ra thành 03 bậc chính đó là:

  • Phương pháp luận ngành
  • Phương pháp luận chung
  • Phương pháp luận chung nhất

Trên đây là một vài chia sẻ xoay quanh những vấn đề cơ bản của triết học mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn đọc. Hy vọng rằng với những thông tin này đã giúp bạn phần nào hiểu hơn về triết học nói chung và những vấn đề cơ bản của triết học nói riêng để hoàn thành bài tập, bài tiểu luận Triết học một cách hiệu quả nhất. Xin trân trọng cảm ơn!