Có bao nhiêu phong cách giao tiếp năm 2024

Trong đời sống, giao tiếp là hoạt động thiết yếu đối với sự tồn tại, phát triển của mỗi con người. Có thể bạn được người khác đánh giá có phong cách giao tiếp tốt. Thế nhưng, chính bạn lại không hiểu phong cách giao tiếp là gì và có phải mình thực sự đã làm tốt? Hãy cùng THALIC VOICE khám phá nội dung này qua bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về khái niệm này nhé!

Đây là một hệ thống các lời nói, động tác, cử chỉ, điệu bộ cũng như cách ứng xử của con người khi giao tiếp với người khác. Mỗi một cá nhân lại sở hữu một cá tính riêng với những cá tính có thể không đồng nhất.

Có bao nhiêu phong cách giao tiếp năm 2024

Vậy cụ thể các yếu tố cơ bản cấu thành lên phong cách giao tiếp là gì thì các bạn hãy cùng khám phá dưới đây:

Giọng nói

Giọng nói có các mức âm lượng và sự truyền đạt ý tứ, cảm xúc nhất định. Người có khả năng giao tiếp tốt là người biết lựa chọn tông giọng phù hợp với từng ngữ cảnh. Đem lại hiệu quả như mong muốn trong cuộc nói chuyện của mình.

Biểu cảm

Trong một cuộc trò chuyện, biểu cảm là yếu tố rất quan trọng quyết định chất lượng của quá trình giao tiếp. Cười mỉm, cười hiền hòa, cười khách khí, cười sảng khoái, nhăn mặt, nhíu mày, buồn, tiếc nuối, hớn hở, rạng rỡ… đem lại cho cuộc trò chuyện sự thú vị nhiều hơn. Góp phần hỗ trợ tích cực cho ngôn ngữ trò chuyện.

Ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể được đánh giá cao trong việc giúp cho người nói diễn đạt nội dung cuộc nói chuyện trở nên trọn vẹn và ấn tượng. Là yếu tố tích cực, giúp người nói định hình phong cách giao tiếp của bản thân.

Các phong cách giao tiếp phổ biến

Theo sự nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý học, hiện nay các phong cách giao tiếp phổ biến được chia thành 3 loại sau:

Phong cách tự do

Những người có phong cách giao tiếp tự do thường thiên về tính cảm xúc nhiều hơn. Do vậy, lời nói, hành vi hay thái độ, cách ứng xử của họ đôi khi không đồng nhất và không được quá xem trọng.

Khi giao tiếp với họ, các chủ thể như mục đích, đối tượng và nội dung cuộc trò chuyện thường xuyên bị thay đổi. Họ có nhiều mối quan hệ rộng mở nhưng hầu như đều không quá thân thiết mà chỉ mang tính hời hợt.

Phong cách độc đoán

Độc đoán là một cá tính không tích cực ở con người. Vậy tính độc đoán trong phong cách giao tiếp là gì? Đó chính là việc chủ thể phong cách này luôn xây dựng lên những nguyên tắc, ranh giới trong giao tiếp và đòi hỏi người đối diện phải tôn trọng chúng. Người mang sự độc đoán khi giao tiếp thường có hành động, đánh giá và phán xét chủ thể khác bằng tư tưởng cá nhân, không xem trọng cảm xúc của người khác. Vì vậy, những người xung quanh thường ngại giao tiếp với người có phong cách này

Tuy nhiên, phong cách độc đoán cũng có những ưu điểm nhất định. Trong những tình huống cần áp dụng triệt để quy tắc thì phong cách này chiếm lợi thế. Và thường những người mang- wording phong cách này có tính trách nhiệm khá cao trong công việc, trong cuộc sống.

Phong cách dân chủ

Phong cách giao tiếp dân chủ thể hiện ở những người biết lắng nghe đối phương, tạo sự gần gũi, thoải mái và bình đẳng trong cuộc trò chuyện. Họ luôn tinh tế, chú ý đến những đặc điểm cá nhân của người khác và tôn trọng điều đó.

CEO của Apple – ông Tim Cook chính là một ví dụ về dân chủ điển hình. Ông luôn biết cách lắng nghe, tôn trọng. Ngoài ra, ông còn tạo không gian cho các thành viên trong tập đoàn phát triển các ý tưởng. Đây là một trong những tiền đề quan trọng đưa Apple trở thành thương hiệu hàng đầu như hiện nay.

Có bao nhiêu phong cách giao tiếp năm 2024

Ưu nhược điểm của phong cách giao tiếp dân chủ

Phong cách dân chủ được đánh giá cao về nhiều mặt, trở thành một dạng phong cách phổ biến trong cuộc sống. Tuy vậy, xét trên nhiều khía cạnh khác, phong cách này cũng tồn tại một số những hạn chế nhất định.

Cụ thể ưu nhược điểm của phong cách giao tiếp dân chủ như sau:

Ưu điểm của phong cách giao tiếp dân chủ

Hiểu rõ ưu điểm của tính dân chủ trong nó là gì góp phần giúp chúng ta xây dựng và định hình được cho mình. Theo đó, những ưu điểm đó gồm:

  • Nuôi dưỡng sự gắn kết, hòa nhập giữa bản thân người nói với người nghe và nhiều người khác. Xây dựng cộng đồng cho mục đích chung.
  • Mở rộng góc nhìn vấn đề từ nhiều quan điểm khác nhau. Tiến đến tìm ra phương án kế hoạch toàn diện hơn trong việc giải quyết vấn đề. Tạo hiệu quả tích cực nhất cho nhiệm vụ chung.
  • Tạo dựng văn hóa cộng đồng tích cực, lành mạnh và có sự hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên.
  • Thích hợp với nhiều môi trường doanh nghiệp, đoàn thể, hội nhóm…

Nhược điểm

Ngoài ra, nhược điểm lớn của phong cách này là rủi ro bất đồng quan điểm. Có thể dẫn đến những tranh luận gay gắt trong nội bộ, rạn nứt quan hệ, ảnh hưởng xấu đến kết quả nhiệm vụ chung…

Nếu không kèm theo trí tuệ thì phong cách dân chủ là có thể gây ra hiện tượng trì hoãn quyết định, quyết định không kịp thời, giải pháp không chất lượng.

Kết luận

THALIC VOICE hy vọng nội dung bài viết đã giúp bạn hiểu rõ được phong cách giao tiếp là gì? Từ đó, xác định được bản thân đang theo xu hướng phong cách nào. Giao tiếp tốt là cả một hành trình dài. Chúng ta cần tích cực rèn luyện để có những cuộc giao tiếp chất lượng.