Có bao nhiêu nước tiếp giáp với Biển Đông?

GÓP PHẦN TÌM HIỂU VỀ BIỂN ĐÔNG, ĐẢO - QUẦN ĐẢO VÀ BIÊN GIỚI BIỂN, VÙNG CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VIỆT NAM TRÊN BIỂN VÀ NHIỆM VỤ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
  • /
  • 30.7.2014 - 7:38

Lâu nay, chúng ta nghe, đọc nhiều về Biển Đông; đảo – quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; đường cơ sở, vùng nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế …nhưng cũng không ít người rất khó khăn khi phải xác định rõ ràng, có cơ sở về những vấn đề trên. Đối với những người làm công tác Mặt trận – vận động các tầng lớp nhân dân cần nắm chắc nội dung Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 nhằm tuyên truyền cho nhân dân, nhất là ngư dân Bình Thuận thường xuyên khai thác hải sản trên Biển Đông để góp phần bảo vệ chủ quyền Quốc gia và không vi phạm vùng biển của các quốc gia lân cận. Xin góp phần thông tin tóm tắt những vấn đề trên để chúng ta góp phần tuyên truyền cho nhân dân.

BIỂN ĐÔNG là một biển nửa kín, được bao bọc bởi lục địa châu Á và bán đảo Malacca về phía Tây, đảo Đài Loan, quần đảo Phillipin và đảo Kalimantan về phía Đông. Biển Đông có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trải rộng từ vĩ độ 3o lên đến vĩ độ 26o Bắc và từ kinh độ 1000 đến 1210 Đông và  được bao bọc bởi 9 nước là Việt Nam, Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xia, Bru-nây, Ma-lai-xia, Xinh-ga-po, Thái Lan, Căm-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan.

TỔNG QUAN VỀ BIỂN ĐẢO CỦA NƯỚC TA: Việt Nam nằm ngay bên bờ Biển Đông, giáp với Biển Đông ở hướng Đông, Đông Nam và Tây Nam. Bờ biển nước ta cong hình chữ S, kéo dài trên 3.260km từ  Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), đứng thứ 27 trong tổng số 157 quốc gia ven biển, đảo quốc và các lãnh thổ trên thế giới. Theo Công ước về Luật biển của Liên Hợp quốc năm 1982 thì nước ta có diện tích biển trên 1 triệu km2, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông.

Trong số 63 tỉnh, thành phố của nước ta, có 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Trung bình cứ  khoảng 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600 km2 đất liền/1 km bờ biển). Nơi gần biển nhất ở nước ta (Quảng Bình) chỉ cách biển khoảng 50 km, nơi xa nhất (Điện Biên) cách biển khoảng 500 km. Vùng biển nước ta rộng lớn với hàng ngàn đảo lớn nhỏ, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, có vị trí địa chiến lược rất quan trọng.

Có bao nhiêu nước tiếp giáp với Biển Đông?
Cụm đảo Cù Lao Chàm - Quảng Nam. Ảnh: Internet

Vùng biển nước ta có gần 4.000 hòn đảo lớn nhỏ trong đó: vùng biển Đông Bắc có trên 3.000 đảo; Bắc Trung Bộ trên 40 đảo; còn lại ở vùng biển Nam Trung Bộ, vùng biển Tây Nam và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Hệ  thống  đảo tiền  tiêu  có  vị  trí quan  trọng  trong  sự  nghiệp xây dựng và BVTQ. Đó là các đảo, quần đảo như: Hoàng Sa, Trường Sa, Thổ Chu, Phú Quốc..., Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cô Tô, Bạch Long Vĩ ...

Các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triên kinh tế-xã hội. Đó là các đảo như: Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc.

Các đảo gần bờ có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và cũng là căn cứ đề bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển nước ta. Đó là các đảo thuộc huyện đảo Cát Bà, huyện đảo Bạch Long Vĩ, huyện đảo Phú Quý, huyện đảo Côn Sơn, huyện đảo Lý Sơn, huyện đảo Phú Quốc...

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa:

- Quần đảo Hoàng Sa (Paracels Island) gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô, đá ngầm và bãi cạn với diện tích khoảng 16.000 km2 cách đảo Lý Sơn (Cù lao Ré) khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc)  khoảng 140 hải lý. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 10 km2 được chia thành hai nhóm:

Nhóm An Vĩnh ở phía Đông Bắc (gồm các đảo tương đối lớn như đảo Phú Lâm, Đảo Cây, Đảo Linh Côn và các bãi ngầm chính), trong đó đảo Phú Lâm, và đảo Linh Côn có diện tích khoảng 1,5 km2.

Nhóm Lưỡi Liềm (Trăng Khuyết) ở phía Tây Nam (gồm các đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang ảnh, Quang Hòa Bạch Quỷ, Tri Tôn và các bãi ngầm), trong đó đảo Hoàng Sa về yếu tố quân sự là đảo chính nhưng không phải là đảo lớn nhất.

Nhà Nguyễn đã chính thức đặt bia chủ quyền của Việt Nam trên đảo Hoàng Sa từ năm 1816, từ đó, Việt Nam liên tục thực hiện chủ quyền cho đến năm 1974 Trung Quốc dùng không quân và hải quân tấn công chiếm đóng trái phép đảo Hoàng Sa từ lực lượng quân đội của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (Trước đó, năm 1956 Trung Quốc bí mật chiếm đảo Phú Lâm và Linh Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam).

- Quần đảo Trường Sa (Spratly Island) gồm hơn 100 hòn đảo, đá, cồn san hô và bãi cát, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng trên 200 hải lý về phía Đông Nam, cách Cam Ranh 243 hải lý, cách  đảo Phú Quý khoảng 203 hải lý (cách biển của Malaixia khoảng 250 hải lý, đến biển Philippin khoảng 2120 hải lý, đến biển Brunây khoảng 320 hải lý, cách đảo Hải Nam khoảng 585 hải lý). Diện tích vùng biển của quần đảo Trường Sa rộng từ 160.000 km2 đến 180.000 km2. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 10 km2, trong đó có 9 đảo, bãi quan trọng là các đảo Trường Sa, An Bang, Ba Bình, Nam Yết, Loại Ta, Thị Tứ, Song Tử Đông, Song Tử Tây và bãi An Nhơn (đảo Ba Bình lớn nhất, khoảng 0,44 km2).

Có bao nhiêu nước tiếp giáp với Biển Đông?
Toàn cảnh đảo Sinh Tồn - Trường Sa
Có bao nhiêu nước tiếp giáp với Biển Đông?
Đảo Bình Ba - Khánh Hòa. Ảnh: Internet.

Hai vịnh lớn trên Biển Đông:

-  Vịnh Bắc Bộ: Là một trong những vịnh lớn của thế giới, có diện tích khoảng 126.250 km2 (36.000 hải lý vuông), rộng từ 105o36’E đến 109o55’E, trải dài từ vĩ tuyến 17oN đến vĩ tuyến 21oN. Chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310km và nơi hẹp nhất  khoảng 220 km (119 hải lý).

Bờ Vịnh Bắc Bộ thuộc 10 tỉnh, thành phố của Việt Nam với tổng chiều dài khoảng 763km và bờ biển thuộc hai tỉnh Quảng Tây, Hải Nam của Trung Quốc với tổng chiều dài khoảng 695km. Vịnh Bắc Bộ thông ra Biển Đông qua của phía Nam, nằm giữa Tây Nam đảo Hải Nam và bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) và qua eo biển Quỳnh Châu nằm giữa bán đảo Lôi Châu và phía Bắc đảo Hải Nam.

Hiệp Định Phân định Vịnh Bắc Bộ ký ngày 25/12/2000 giữa Việt Nam và Trung Quốc đã xác định ranh giới lãnh hải của hai nước ở ngoài cửa sông Bắc Luân, cũng như ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta và Trung Quốc ở trong Vịnh Bắc Bộ. Phần vịnh phía Việt Nam có khoảng 2.300 đảo, đá ven bờ, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ với diện tích 2,5km2 nằm cách đất liền Việt Nam khoảng 110km, cách đảo Hải Nam khoảng 130km. Phía Trung Quốc có một số ít đảo nhỏ ở phía Đông Bắc vịnh như đảo Vị Châu, Tà Dương.

- Vịnh Thái Lan: Là vịnh nằm ở phía Tây Nam Biển Đông được bao bọc bởi bờ biển Việt Nam, Căm-pu-chia, Thái Lan và Ma-lai-xi-a, trải dài từ vĩ tuyến 5° đến 14° Bắc và từ kinh tuyến 99° đến 105° Đông và kết thúc ở phía Bắc Đông Bắc ở mũi Cà Mau tại 8°36’ Bắc - 102°21’ Đông. Vịnh rộng khoảng 293.000 km2, chu vi khoảng 2.300km, chiều dài 628 km. Vịnh Thái Lan là một vịnh nông với độ sâu trung bình khoảng 60 – 80 m. Đảo Phú Quốc trong Vịnh là đảo lớn nhất của Việt Nam, diện tích 567km2.

CÁC CĂN CỨ XÁC LẬP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM:

1. Công ước quốc tế về Luật biển 1982.

Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (thường được gọi tắt là Công ước Luật Biển năm 1982) được thông qua tại thành phố Môn-tê-gô-bay của Gia-mai-ca vào ngày 10-12-1982. Công ước đã có hiệu lực và hiện nay có 161 thành viên tham gia, trong đó có các nước ven Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po và Bru-nây.

Với 17 phần (Chương), 319 Điều và 9 Phụ lục (220 trang), Công ước Luật Biển năm 1982 quy định rất rõ quy chế pháp lý của từng vùng biển, trong đó quy định các quốc gia ven biển có các vùng biển là nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Chiều rộng của các vùng biển này được tính từ đường cơ sở dùng để tính lãnh hải của quốc gia ven biển. Sau đây là một số nội dung cần chú ý:

a. Đường cơ sở

- Đường cơ sở thông thường là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận. (Điều  5 Công ước Luật biển 1982)

- Đường cơ sở thẳng là đường nối các điểm hoặc đảo nhô ra nhất của bờ viển lục địa hoặc đảo. Đường cơ sở thẳng áp dụng khi bờ biển quốc gia ven biển bị chia cắt hoặc có chuỗi đảo gắn liền và chạy dọc theo bờ biển. (Điều 7 Công ước Luật biển 1982)

b.Nội thủy (Internal Waters) (Điều 8 của Công ước Luật Biển năm 1982): Nội thủy là toàn bộ vùng nước tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Tại nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền của mình.

c.Lãnh hải (Territorial Sea) (Điều 3 của Công ước Luật Biển năm 1982). Lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài đường cơ sở. Chiều rộng tối đa của lãnh hải là 12 hải lý (mỗi hải lý bằng 1.852m). Các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với lãnh hải của mình. Chủ quyền đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải là tuyệt đối. Chủ quyền đối với vùng trời phía trên lãnh hải cũng là tuyệt đối. Tuy nhiên, chủ quyền đối với vùng nước lãnh hải không được tuyệt đối như trong nội thủy bởi vì ở lãnh hải của quốc gia ven biển, tàu thuyền của các quốc gia khác được quyền qua lại không gây hại.

d.Vùng tiếp giáp lãnh hải (Contiguous Zone) Là vùng biển nằm ngoài và sát với lãnh hải. Chiều rộng của vùng tiếp giáp lãnh hải cũng không quá 12 hải lý. Quốc gia ven biển có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm ngăn ngừa việc vi phạm các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, nhập cư hay y tế trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình. Quốc gia ven biển cũng có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải để trừng trị việc vi phạm các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.

đ. Vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone). Là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở (vì lãnh hải 12 hải lý, nên thực chất vùng đặc quyền kinh tế có 188 hải lý). Theo điều 56 của Công ước Luật Biển năm 1982, trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật ở đó. Quốc gia ven biển cũng có quyền chủ quyền đối với các hoạt động khác như sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió. Quốc gia ven biển có quyền tài phán đối với việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình; nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ và giữ gìn môi trường biển. Công ước Luật Biển năm 1982 quy định các quốc gia khác, bất kể là quốc gia có biển hay không có biển, được hưởng một số quyền nhất định ở trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển như quyền tự do hàng hải, quyền tự do hàng không.

e.Thềm lục địa (Continental Shelf). Là phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển. Thềm lục địa của quốc gia ven biển rộng tối thiểu 200 hải lý (kể cả khi thềm lục địa thực tế hẹp hơn 200 hải lý). Nếu thềm lục địa thực tế rộng hơn 200 hải lý thì quốc gia ven biển có thể mở rộng thềm lục địa của mình đến tối đa 350 hải lý hoặc không quá 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2.500m. Điều 77 của Công ước Luật Biển năm 1982 quy định trong thềm lục địa của mình, các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa của mình. Cần lưu ý là quyền chủ quyền đối với thềm lục địa mang tính đặc quyền ở chỗ nếu quốc gia đó không thăm dò, khai thác thì cũng không ai có quyền khai thác tại đây nếu không được sự đồng ý của quốc gia ven biển.

Có bao nhiêu nước tiếp giáp với Biển Đông?
Minh họa cách xác định đường, vùng trên biển và quyền quốc gia theo công ước quốc tế về Luật biển 1982

2. Nước ta đã xác lập cơ sở pháp lý về quyền chủ quyền trên Biển Đông theo công ước về Luật biển 1982.

2.1 Về chủ trương, đường lối chiến lược của Đảng:

- Nghị quyết 03 của Bộ Chính trị (khóa VI), thánh 5/1993 khẳng định: “trở thành một nước mạnh về biển là mục tiêu chiến lược xuất phát từ yêu cầu về điều kiện khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam”.

- Chỉ thị số 20 của Bộ Chính trị, tháng 5/1997 nhấn mạnh: “Vùng biển, hải đảo và ven biển là địa bàn chiến lược có vị trí quyết định đối với sự phát triển của đất nước, là tiềm năng và thế mạnh quan trọng cho sự nghiệp CNH, HĐH”,

- Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng khẳng định: “Phải phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven biển, khai thác lợi thế của các khu vực biển, hải cảng để tạo thành vùng phát triển cao thúc đẩy các vùng kinh tế khác và phải phát triển kinh tế biển kết hợp với bảo vệ vùng biển”.

- Nghị quyết TƯ 8 (khóa IX); Nghị quyết Đại hội X, Nghị quyết TƯ 4 (khóa X) của Đảng về Chiến lược biển đến năm 2020 xác định mục tiêu tổng quát: “Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh”.

2.2 Chủ trương, hành động của Nhà nước.

- Ngày 12 tháng 5 năm 1977, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

- Ngày 12 tháng 11năm 1982, Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam. Tuyên bố ngày 12/11/1982 của Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xác định đường cơ sở, chiều rộng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa 200 hải lý; qua đó, góp phần vào việc quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên các vùng biển này của Việt Nam. Nó cũng một lần nữa khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề biên giới lãnh thổ; trong đó, có vấn đề biên giới trên biển. Tuyên bố nói trên hoàn toàn phù hợp với những quy định pháp lý của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, phù hợp với xu thế và thực tiễn quốc tế.

- Ngày 23 tháng 6 năm 1994, Quốc hội nước ta đã phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển 1982. Công ước bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16/11/1994.

- Ngày 17 tháng 6 năm 2003, Quốc hội nước CHXHCNVN (Khóa XI) thông qua Luật Biên giới quốc gia. Điều 1, Chương I ghi rõ: “Biên giới quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam  là đường mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước CHXHCN Việt Nam”.

- Ngày 18 tháng 12 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 161/2003/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới biển gồm 5 chương, 37 điều.

-  Xây dựng và trình Liên hợp quốc Báo cáo quốc gia xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam: Theo quy định của Công ước Luật biển năm 1982, các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam, có quyền mở rộng thềm lục địa của mình ra quá 200 hải lý nếu thềm lục địa thực tế rộng hơn 200 hải lý. Để thực hiện quyền này ta phải nộp Báo cáo quốc gia lên Ủy ban Thềm lục địa của Liên hợp quốc, trong đó nêu rõ các bằng chứng khoa học, địa chất, địa mạo để chứng minh. Nếu sau ngày 13/5/2009 ta không nộp Báo cáo quốc gia thì Việt Nam mất quyền mở rộng ranh giới thềm lục địa. Đầu tháng 5/2009, Việt Nam nộp Báo cáo chung với Ma-lai-xia về khu vực thềm lục địa mở rộng ở phía Nam Biển Đông và Báo cáo riêng của Việt Nam về khu vực thềm lục địa ở khu vực phía Bắc. Quan điểm pháp lý cơ bản trong Báo cáo quốc gia của Việt Nam là khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển và thềm lục địa theo quy định của Công ước Luật biển năm 1982; tuân thủ Công ước Luật biển năm1982 và tôn trọng các điều ước, hiệp định quốc tế về phân định biển đã được ký kết giữa các nước liên quan; Báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa không ảnh hưởng đến việc phân định biển giữa Việt Nam và các nước liên quan sau này.

 -  Ngày 21 tháng 6 năm 2012, Quốc hội khóa XI thông qua Luật Biển Việt Nam: Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013.

Chương 1 gồm các quy định chung về phạm vi điều chỉnh, định nghĩa.

Chương 2 quy định về vùng biển Việt Nam với các quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, đảo, quần đảo…

Chương 3 quy định về hoạt động trong vùng biển Việt Nam, trong đó có các quy định: đi qua không gây hại trong lãnh hải, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại, vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải, tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam, trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam, hoạt động của tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, quyền tài phán hình sự và dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài, quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài…

Chương 4 dành cho phát triển kinh tế biển, với các điều khoản về nguyên tắc phát triển kinh tế biển, các ngành kinh tế biển, quy hoạch phát triển kinh tế biển, xây dựng và phát triển kinh tế biển, khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển.

Chương 5 quy định về tuần tra, kiểm soát trên biển với các điều khoản về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển, nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển, cờ, sắc phục và phù hiệu.

* Điều 1, Chương I của Luật biển Việt Nam nêu rõ: Luật này quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.

- Đàm phán phân định ranh giới các vùng biển giữa Việt Nam với các nước láng giềng: Cho đến nay nước ta đã đàm phán giải quyết phân định ranh giới biển giữa nước ta với một số nước trong khu vực có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chồng lấn lên nhau. Đó là vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam và Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ, vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Căm-pu-chia, Thái Lan và Ma-lai-xia ở trong Vịnh Thái Lan và với In-đô-nê-xia ở Nam Biển Đông. Căn cứ vào các quy định liên quan của Công ước Luật biển năm 1982, Việt Nam và một số nước láng giềng đã từng bước giải quyết và phân định ranh giới vùng biển chồng lấn, cụ thể là năm 1997 ký Hiệp định phân định ranh giới trên biển với Thái Lan, năm 2000 ký Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ; và năm 2003 ký Hiệp định phân định thềm lục địa với In-đô-nê-xia ở phía Nam...

-  Các thoả thuận:

+ Thỏa thuận hợp tác khai thác chung thềm lục địa chồng lấn với Ma-lai-xia

+ Thoả thuận về Quy chế Tuần tra chung trên vùng biển giáp ranh và thiết lập kênh thông tin liên lạc giữa Hải quân Nhân dân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Thái Lan ký ngày 14/6/1999.

+Thoả thuận về Quy chế phối hợp tuần tra chung và lập kênh liên lạc giữa Hải quân Nhân dân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Căm-pu-chia ký ngày 14/9/2002.

+ Thoả thuận về phương án tuần tra liên hợp trên vùng biển vịnh Bắc Bộ giữa Hải quân Nhân dân Việt Nam và Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc ký ngày 26/10/2005.

+ Hiệp định về vùng nước lịch sử với Căm-pu-chia

- Thực hiện các hoạt động hành chánh, quản lý nhà nước trên các đảo và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa: Về quản lý hành chính, năm 1982, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai và huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, hiện nay, huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng và huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà. Tháng 4-2007, Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây và xã Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa có đầy đủ các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể của hệ thống chính trị và lực lượng vũ trang, các cơ sở kinh tế hoạt động bình thường. Hàng năm đại diện các Bộ, ngành Trung ương và địa phương đã ra Trường Sa thăm hỏi động viên quân và dân Trường Sa. Năm 2011 đoàn đại biểu của  54 dân tộc Việt Nam đã đến thăm, làm việc với quân và dân trên quần đảo Trường Sa, thể hiện sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc với chủ quyền biển đảo nước ta.

- Trước các hoạt động của các nước xâm phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, Việt Nam đã kiên quyết đấu tranh cả trên thực địa và ngoại giao, qua nhiều kênh và ở nhiều cấp khác nhau để giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Việt Nam kiên quyết đấu tranh bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc cả trong đàm phán song phương cũng như ở các diễn đàn hội thảo khoa học và trong dư luận. Ngay sau khi Trung Quốc cho lưu hành bản đồ vẽ “đường lưỡi bò” tại Liên hợp quốc (tháng 5-2009), Việt Nam đã triển khai một loạt hoạt động đấu tranh như Phái đoàn ta tại Liên hợp quốc gửi công hàm cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc để lưu hành cho tất cả các quốc gia thành viên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời phỏng vấn và Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công hàm cho phía Trung Quốc bác bỏ yêu sách đó, khẳng định rõ yêu sách đó hoàn toàn không có giá trị.....

3. Một số vấn đề về tranh chấp chủ quyền của Việt Nam trên biển đảo hiện nay.

3.1 Quần đảo Hoàng Sa:

Tháng 4/1956 Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng toàn bộ nhóm đảo phía Đông.

Tháng 01/1974 Trung Quốc dùng không quân và hải quân tấn công chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía Tây.

Hiện nay Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Có bao nhiêu nước tiếp giáp với Biển Đông?
Đảo Tốc Tan B - Quần đảo Trường sa

3.2.  Quần đảo Trường Sa:

- Việt Nam thực hiện chủ quyền và đóng giữ 21 đảo đá ngầm và 33 điểm đóng  quân.

- Đài Loan chiếm đóng đảo Ba Bình từ năm 1956, cắm mốc bãi cạn Bàn Than năm 2005.

- Philippine: Chiếm đóng 9 đảo.

- Malaixia chiếm đóng 7 đảo.

- Brunây không có đảo nào nhưng đưa yêu sách đòi chủ quyền.

- Trung Quốc đánh chiếm của Việt Nam 6 đảo, đá  năm 1988: Chữ Thập, Châu Viên, Gạch Ma, Xu Bi, Huy Gơ, Ga Ven. Tháng 1/1995 đánh chiếm của Việt Nam đảo Vành Khăn.

3.3 Việt Nam và 4 nước có tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa về cơ bản tuân thủ Công ước Luật Biển Liên Hợp quốc năm 1982 và giải quyết tranh chấp bằng giải pháp hòa  bình theo tuyên bố ứng xử DOC đã ký kết.

Trung Quốc thì thường xuyên vi phạm luật Biển Quốc tế 1982 và có hành động ngang ngược, gây ra nhiều vấn đề căng thẳng trên Biển Đông với Việt Nam và các nước trong khu vực.

CHỨNG CỨ LỊCH SỬ VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CHỦ QUYỀN HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM.

1. Luật quốc tế về chủ quyền lịch sử quy định:  Sự chiếm hữu lãnh thổ, muốn hợp pháp, phải hội đủ ba điều kiện:

 Một là, điều kiện liên quan đến đối tượng của sự chiếm hữu: lãnh thổ được chiếm hữu phải là đất vô chủ (res nullius), hoặc là đã bị chủ từ bỏ (res derelicta).

 Hai là, chủ thể của sự chiếm hữu phải là một quốc gia. Chiếm hữu phải được thực hiện bởi chính quyền của quốc gia muốn chiếm hữu hoặc bởi đại diện của chính quyền chiếm hữu nhân danh quốc gia mình. Tư nhân không có quyền chiếm hữu.

  Ba là, phương pháp chiếm hữu:  Ngày nay theo luật quốc tế, sự chiếm hữu lãnh thổ phải bao gồm cả hai yếu tố vật chất và tinh thần. Yếu tố vật chất được thể hiện qua việc chiếm hữu thực sự và hành xử chủ quyền trên lãnh thổ đó.

2. Chứng cứ lịch sử về chủ quyền của Việt Nam:

Từ lâu nhân dân Việt Nam đã phát hiện quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu và thực hiện chủ quyền của mình đối với hai quần đảo đó một cách thật sự, liên tục và hoà bình.

Nhiều sách địa lý và bản đồ cổ của Việt Nam ghi chép rõ Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Vạn lý Hoàng Sa, Đại Trường Sa hoặc Vạn lý Trường Sa từ lâu đã là lãnh thổ Việt Nam.

2.1. Nhà nước Việt Nam đã khám phá ít nhất là từ thế kỷ XV, và hành xử chủ quyền trong thế kỷ XVII

 - Tài liệu sớm nhất mà Việt Nam còn có được là quyển “Tuyển tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ đồ thư” của Đỗ Bá, viết vào thế kỷ XVII. Trong quyển này, Đỗ Bá đã tả những quần đảo này rất chính xác, và xác nhận rằng Chúa Nguyễn đã lập Đội Hoàng Sa để khai thác quần đảo từ thế kỷ XVII. Đoạn trích do sử gia kiêm nhà Hán học Võ Long Tê dịch như sau:

 “Tại làng Kim Hộ, ở hai bên bờ sông có hai ngọn núi, mỗi ngọn có mỏ vàng do nhà nước cai quản. Ngoài khơi, một quần đảo với những cồn cát dài, gọi là “Bãi Cát Vàng”, dài khoảng 400 lý, và rộng 20 lý nhô lên từ dưới đáy biển, đối diện với bờ biển từ cửa Đại Chiêm đến cửa Sa Vinh. Vào mùa gió nồm Tây Nam, những thương thuyền từ nhiều quốc gia đi gần bờ biển thường bị đắm dạt vào những đảo này; đến mùa gió Đông Bắc, những thuyền đi ngoài khơi cũng bị đắm như thế. Tất cả những người bị đắm trôi dạt vào đảo, đều bị chết đói. Nhiều hàng hoá tích luỹ trên đảo.

Mỗi năm, vào tháng cuối của mùa đông, Chúa Nguyễn đều cho một hạm đội gồm 18 thuyền đi ra đảo để thu thập những hoá vật, đem về được một số lớn vàng, bạc, tiền tệ, súng đạn. Từ cửa Đại Chiêm, ra tới đảo mất một ngày rưỡi, nếu đi từ Sa Kỳ thì chỉ mất nửa ngày.”

2.2.  Thực hiện  chủ quyền trong thế kỷ XVIII:

- Lê Quý Đôn là quan dưới thời nhà Lê, phụ trách vùng Thuận Hoá, Quảng Nam. Ông đã viết Phủ biên tạp lục vào năm 1776, tại Quảng Nam, nên đã sử dụng được rất nhiều tài liệu của chính quyền các Chúa Nguyễn để lại. Đoạn sau đây nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

 “… Phủ Quảng Ngãi, ở ngoài cửa biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn có núi gọi là cù lao Ré, rộng hơn 30 dặm, trước có phường Tứ Chính, dân cư trồng đậu ra biển bốn canh thì đến; phía ngoài nữa, lại có đảo Đại Trường Sa, trước kia có nhiều hải vật và những hoá vật của tàu, lập đội Hoàng Sa để lấy, đi ba ngày đêm thì mới đến, là chỗ gần Bắc Hải”.

 Các bộ sử như Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam nhất thống chí, Hoàng Việt địa dư chí, đều có đoạn ghi các Chúa Nguyễn tổ chức khai thác hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và cả các đảo khác nữa: Đội Thanh Châu phụ trách các đảo ngoài khơi Quy Nhơn lấy tổ chim yến, Đội Hải Môn hoạt động ở các đảo Phú Quý, Đội Hoàng Sa chuyên ra quần đảo Hoàng Sa, sau đó lại tổ chức Đội Bắc Hải thuộc đội Hoàng Sa nhưng phụ trách các đảo xa ở phía Nam trong đó có quần đảo Trường Sa, đảo Côn Lôn và các đảo nằm trong vùng vịnh Thái Lan thuộc chủ quyền của Việt Nam.

 Đặc biệt là bộ Lịch triều hiến chương loại chí: Dư địa chí của Phan Huy Chú (1782 – 1840). Phan Huy Chú và các tác phẩm của ông được Gaspardone nghiên cứu. Bộ sử này viết vào đầu thế kỷ XIX và gồm 49 quyển nằm ở École Fransaise d’Extrême Orient.

2.3. Chính thức chiếm hữu và hành xử chủ quyền trong thế kỷ XIX

- Chủ quyền được tiếp tục hành xử qua thế kỷ XIX, dưới thời nhà Nguyễn. Vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn, Vua Gia Long, đã củng cố thêm quyền lịch sử của Việt Nam bằng cách chính thức chiếm hữu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Năm 1816, vua Gia Long  ra lệnh cho Đội Hoàng Sa và hải quân của triều đình ra thăm dò, đo thuỷ lộ, và cắm cờ trên quần đảo Hoàng Sa để biểu tượng cho chủ quyền của Việt Nam.

- Năm 1833, vua Minh Mệnh cho đặt bia đá trên quần đảo Hoàng Sa và xây chùa. Vua cũng ra lệnh trồng cây và cột trên đảo. Năm sau, Vua Minh Mệnh ra lệnh cho Đội Hoàg Sa ra đảo lấy kích thước để vẽ bản đồ. Đến năm 1835 thì lệnh xây miếu, dựng bia đá được hoàn tất và được ghi nhận trong quyển Đại Nam thực lục chính biên, quyển thứ 154: Sau đó, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được vẽ trên bản đồ của triều đình Vua Minh Mệnh.

 - Hai đội Hoàng Sa và Bắc Hải hoạt động cho đến khi Pháp xâm lược Việt Nam. Ít nhất từ thế kỷ XVII (và có thể từ thế kỷ XV hoặc trước nữa), từ thời Chúa Nguyễn, trải qua các triều đại vua nhà Nguyễn, trong 3 thế kỷ,  hai đội này đã có nhiều hoạt động khai thác, quản trị và biên phòng đối với hai quần đảo. Đây là những hoạt động của nhà nước, do nhà nước tổ chức. Những hoạt động này kéo dài suốt 300 năm không có một lời phản đối của Trung Hoa thời đó.

Như vậy, chủ quyền của Việt Nam được xác lập qua hai phương pháp phối hợp nhau:

(1) . Quyền lịch sử bắt nguồn từ sự sử dụng và chiếm hữu lâu đời một lãnh thổ vô chủ dưới thời các Chúa Nguyễn, thế kỷ XVII và XVIII, và

(2). Chủ quyền bắt nguồn từ sự chính thức chiếm hữu và hành xử chủ quyền một cách liên tục dưới thời các vua nhà Nguyễn, thế kỷ XIX.

 - Chứng cứ lịch sử cho thấy rằng: Việt Nam đã sử dụng hai quần đảo liên tục trong ba thế kỷ, sử dụng một cách hoà bình không có sự phản đối của bất cứ một quốc gia nào, kể cả Trung Quốc. Không những thế, sách sử của Trung Quốc lại còn công nhận rằng những quần đảo đó là vòng đai phòng thủ của Việt Nam, và qua thái độ của họ trong thời gian đó thì Trung Quốc cũng đã mặc thị công nhận chủ quyền của Việt Nam trên những quần đảo này.

2.4 Nhà nước Pháp nhân danh Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Từ khi ký với triều đình nhà Nguyễn Hiệp ước 6-6-1884 (Hòa ước Giáp thân hay Hòa ước Patenôtre), Pháp đại diện quyền lợi của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại và việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Trong khuôn khổ sự cam kết chung đó, Pháp tiếp tục thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Suốt trong thời gian đại diện Việt Nam về mặt đối ngoại, Pháp luôn luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và phản kháng những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo đó.

2.5 Việc bảo vệ và thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

- Khi trở lại Đông Dương sau chiến tranh thế giới thứ hai, đầu năm 1947 Pháp đã yêu cầu quân Trung hoa Dân Quốc rút khỏi các đảo của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà họ đã chiếm đóng trái phép cuối năm 1946 và Pháp đã cho quân đến thay thế quân đội Trung Quốc, xây dựng lại trạm khí tượng và đài vô tuyến điện.

- Ngày 7-9-1951, trưởng đoàn đại biểu của Chính phủ Bảo Đại Trần Văn Hữu tuyên bố tại Hội nghị San Francisco về việc ký hoà ước với Nhật Bản rằng từ lâu quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam: “… và cũng vì cần phải dứt khoát lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi khẳng định chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.

Tuyên bố đó không gặp sự chống đối hoặc bảo lưu nào của đại diện 51 quốc gia tham dự Hội nghị.

- Chính phủ Sài Gòn, sau đó là cả Chính phủ Sài Gòn và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, cũng đều thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Ngày 16-6-1956, Bộ Ngoại giao chính quyền Sài Gòn tuyên bố một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Đồng thời cũng trong năm này, Chính quyền Sài Gòn đã kịch liệt phản đối việc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa chiếm nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngày 22-2-1959, Chính quyền Sài Gòn bắt giữ trong một thời gian 82 “ngư dân” Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đổ bộ lên các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng và Quang Hoa trong quần đảo Hoàng Sa. Ngày 20-4-1971, Chính quyền Sài Gòn khẳng định một lần nữa quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam. Ngày 19-1-1974, lực lượng quân sự của Trung quốc tấn công và chiếm đóng nhóm Tây Nam của quần đảo Hoàng Sa và cũng trong ngày này chính quyền Sài Gòn tuyên bố lên án Cộng hoà nhân dân Trung Hoa xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Ngày 26 tháng 1 năm 1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra tuyên bố phản đối hành động xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc và công bố lập trường “về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” của Việt Nam. Ngày 28-6-1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố tại khoá họp thứ nhất Hội nghị Luật Biển lần thứ 3 ở Caracas rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của Việt Nam. Ngày 5 và 6-5-1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam thông báo việc giải phóng các đảo ở quần đảo Trường Sa do Chính quyền Sài Gòn đóng giữ.Tháng  9-1975, Đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tại  Hội nghị khí tượng ở Colombo tuyên bố quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam và yêu cầu Tổ chức khí tượng thế giới tiếp tục ghi tên trạm khí tượng Hoàng Sa của Việt Nam trong danh mục trạm khí tượng của Tổ chức khí tượng thế giới (trước đây đã được đăng ký trong hệ thống các trạm của OMM dưới biểu số 48.860).

- Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng về biển và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như:

Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam năm 1977;

Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam năm 1982;

Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992; Nghị quyết của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 năm 1994 về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982;

Luật Biên giới quốc gia năm 2003.

Luật biển Việt Nam năm 2012

Về quản lý hành chính, năm 1982, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai và huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, hiện nay, huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng và huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà.

Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ Nghĩa Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoặc trong các công hàm gửi các bên có liên quan, hoặc trong các tuyên bố của Bộ Ngoại giao, hoặc trong các Hội nghị của Tổ chức Khí tượng thế giới ở Genève, (tháng 6-1980), của Đại hội Địa chất thế giới ở Paris (tháng 7 năm 1980) v.v…

Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần công bố “Sách trắng” (năm 1979, 1981, 1988) về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam, Việt Nam có đầy đủ chủ quyền đối với hai quần đảo này, phù hợp với các quy định của luật pháp và thực tiễn quốc tế.

Ngày 14-3-1988, Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam ra Tuyên bố lên án Trung Quốc gây xung đột vũ trang và chiếm đoạt một số bãi đá ngầm tại Trường Sa.

Tháng 4-2007, Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây và xã Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa.

Có bao nhiêu nước tiếp giáp với Biển Đông?
Đoàn Bình Thuận thăm và chúc tết cán bộ, chiến sĩ bảo vệ quần đảo Trường Sa

 NHIỆM VỤ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

I. CHỦ TRƯƠNG, HÀNH ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, BIỂN ĐẢO CỦA TỔ QUỐC

Chương trình hành động – Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khẳng định: “Đẩy mạnh các hoạt động nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong tình hình nhiệm vụ mới, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, thống nhất, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ sự nghiệp xây dựng đất nước”.

II. NỘI DUNG CÔNG TÁC ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO.

1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhân dân.

- Tuyên truyền, sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò, tiềm năng, thế mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Tuyên truyền những thành tựu phát triển kinh tế biển, đảo của các địa phương, các ngành trong cả nước;

Vai trò của các thành phần kinh tế trong việc tham gia tích cực vào phát triển kinh tế biển;

Những thành tựu về hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực: Chấp hành Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), các giải pháp tích cực đã thực hiện với cac nước trong khu vực để bảo đảm hào bình, ổn định, giữ gìn, khai thác, bảo vệ tài nguyên của Biển Đông.

Tuyên truyền các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới trong phát triển kinh tế, an sinh - xã hội, đảm bảo giữ vững quốc phòng, an ninh và chủ quyền các vùng biển, đảo của Tổ quốc.

- Tuyên truyền, khẳng định những chứng cứ lịch sử và pháp lý không thể tranh cãi về chủ quyền của nước ta trên Biển Đông:

Tuyên truyền, phổ biến những kiến thức cơ bản về các văn bản pháp luật về biển, đảo của Nhà nước ta; công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982; Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Luật Biển của Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua, có hiệu lực từ năm 2013.

Tuyên truyền, phổ biến những kiến thức về tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, về thông tin và dự báo thời tiết, về phòng chống thảm họa thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng;

Tuyên truyền đấu tranh chống các hành vi và hoạt động sai trái, tiêu cực trên biển, đảo như: vi phạm trật tự an toàn giao thông trên biển; buôn bán hàng cấm, trốn thuế, đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi thủy, hải sản, phá hoại môi trường sinh thái biển; kiên quyết phản bác yêu sách cái gọi là "Đường lưỡi bò" phi lý, không có thực của Trung Quốc tại Biển Đông để tiến hành các hành động vi phạm chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông.

- Làm cho các tầng lớp nhân dân hiểu rõ quyền chủ quyền chính đáng của Việt Nam trên biển Đông, đặc biệt là đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chủ động và kịp thời đấu tranh với  các hành động vi phạm chủ quyền biển, đảo của Quốc gia từ các thế lực bên ngoài, phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, lực lượng cơ hội xuyên tạc quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.

Có bao nhiêu nước tiếp giáp với Biển Đông?
Đ/c Nguyễn Văn Nam - PCT.UBMTTQ tỉnh Bình Thuận, Trưởng Đoàn Bình Thuận thăm tết quần đảo Trường Sa

2. Triển khai các phong trào, cac cuộc vận động chung sức bảo vệ chủ quyền biển đảo, góp sức xây dựng biển đảo vững mạnh về kinh tế, quốc phòng.

- Hưởng ứng phong trào xây dựng “Quỹ vì Trường Sa thân yêu”.

- Vận động các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng chính sách khuyến khích nhân dân ra định cư, sinh sống ổn định lâu dài trên các đảo của Tổ quốc; thực hiện các dự án đánh bắt, khai thác, nuôi trồng, dịch vụ lâu dài trên biển;

- Thực hiện trách nhiệm, tình cảm của các tầng lớp nhân dân đối với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang ngày đêm làm nhiệm vụ phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

- Xây dựng các mô hình nhân dân các địa phương ven biển hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong đánh bắt và làm kinh tế biển đảo: Mô hình tổ đoàn kết đánh bắt xa bờ …

3. Tăng cường công tác đối ngoại nhân dân, làm cho các nước trong khu vực và thế giới hiểu đúng và ủng hộ các giải pháp thực hiện chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

- Làm cho Nhà nước và nhân dân các nước trong khu vực và thế giới hiểu đúng về chủ quyền biển đảo của nước ta trên Biển Đông theo chứng cứ lịch sử và luật pháp quốc tế; ủng hộ những giải pháp đấu tranh chính đáng của Việt Nam kiên quyết đòi lại chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và thực hiện chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.

- Làm cho nhân dân Trung Quốc hiểu đúng bản chất của những tranh chấp hiện nay giữa nước ta và Trung Quốc, đặc biệt là rõ sự đấu tranh chính đáng, hợp pháp theo luật pháp quốc tế của Nhà nước và nhân dân Việt Nam đối với chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam./.

Biển Đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia?

Vùng biển nước ta tiếp giáp với biển các nước Trung Quốc, Camphuchia, Thái lan, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, Brunây và Philippin.

Vùng biển Việt Nam tiếp giáp vùng biển của bao nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á?

Biển Đông là biển nửa kín nằm ở Thái Bình Dương, tiếp giáp với 9 quốc gia: Việt Nam, Thái Lan, Capmuchia, Malaysia, Indonesia, Philippine, Singapore, Brunei và Trung Quốc.

Biển Đông bao nhiêu hải lý?

Biển Đông là biển nửa kín ven lục địa, thuộc Thái Bình Dương, có diện tích 3,447 triệu ki-lô-mét vuông, dài khoảng 1.900 hải lý, rộng khoảng 600 hải lý, độ sâu trung bình 1.149 mét.

Theo hiểu biết về kiến thức biển đảo Việt Nam xung quanh Biển Đông có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ ven biển tiếp giáp đó là những quốc gia?

Biển Đông được bao bọc bởi 9 nước là: Việt Nam, Trung Quốc, Phi–lip–phin, In–đô–nê–xia, Bờ-ru–nây, Ma–lay–xia, Xing–ga–po, Thái Lan, Cam–pu–chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan.