Có bao nhiêu cặp vợ chồng có con nhỏ năm 2024

Kết hôn vào năm 2010, mong con ngay nên vợ chồng chị Nguyễn Thị Mai (40 tuổi, ngụ Đồng Nai) không dùng biện pháp tránh thai. Một năm sau vẫn chưa có tin vui, họ đến một bệnh viện tại TP HCM khám, được chẩn đoán chồng tinh trùng yếu dẫn đến khó thụ thai tự nhiên. Nhiều lần điều trị bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) nhưng đều thất bại.

Vợ chồng chị Mai thử nhiều cách từ uống thuốc đông, tây y, và điều trị IVF ở hai bệnh viện khác. Chị chuyển phôi 3 lần trong đó 2 lần không thành công, một lần có thai nhưng ngưng tiến triển ở tuần thứ 8 phải hút thai.

“Bao nhiêu năm sau ngày cưới là bấy nhiêu năm chạy chữa nhưng đều thất bại. Vợ chồng tôi ngày càng lớn tuổi, vẫn khát khao có con nên động viên nhau tìm cơ hội”, chị Mai nói.

Năm 2022, chị Mai cùng chồng đến Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, được bác sĩ Lê Xuân Nguyên khám và trực tiếp điều trị.

Bác sĩ Lê Xuân Nguyên cho biết, kết quả tinh dịch đồ của anh Đặng Sỹ Lợi (SN 1986, chồng chị Mai) dù có bất thường về phân mảnh tinh trùng (tình trạng tổn thương cấu trúc di truyền của tinh trùng, cụ thể là sự đứt gãy bên trong DNA, tăng nguy cơ sẩy thai). Chị Mai lớn tuổi, dự trữ buồng trứng (AMH) thấp – chỉ còn 0.88. Siêu âm buồng trứng mỗi bên chỉ có 2 nang noãn, chất lượng noãn kém. Ngoài ra, chị có bệnh lý lạc nội mạc tử cung cản trở phôi bám dính làm tổ và phát triển.

Chị Mai được tư vấn phương án gom noãn nhiều chu kỳ nhằm tăng cơ hội có được nhiều noãn, tạo được nhiều phôi, tăng cơ hội có thai. Sau 3 chu kỳ, thu được 11 noãn, trong đó 10 noãn đủ điều kiện thụ tinh tạo được 8 phôi ngày 3. Nuôi lên ngày 5 có được 5 phôi (trong đó 2 phôi loại 1, 3 phôi loại 2) và 1 phôi ngày 6 loại 3.

Tất cả vốn liếng là 6 phôi được trữ lạnh, chị Mai yên tâm bước vào giai đoạn chuẩn bị nội mạc tử cung. Sau 3 lần chuẩn bị nội mạc tử cung kéo dài 3 tháng, chị Mai được chuyển một phôi ngày 5 loại 1 nhưng không thành công bởi tình trạng tăng sinh nội mạc tử cung do bệnh lý lạc nội mạc. Bác sĩ Nguyên tiếp tục thay đổi phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung thêm 3 lần nữa, và chuyển phôi lần hai khi tử cung đủ điều kiện giúp chị mang thai.

Mang thai ở độ tuổi 40 kèm theo thể trạng yếu, nhiều bệnh lý đi kèm và nguy cơ tiền sản giật, chị Mai được các bác sĩ theo dõi thai kỳ chặt chẽ trong vòng 12 tuần đầu, dùng thuốc dự phòng tiền sản giật, sau đó tiếp tục chăm sóc thai kỳ tại Trung tâm Sản Phụ khoa của bệnh viện.

Các giai đoạn tuần thai 27-28, chị Mai được phát hiện nhau tiền đạo. Sang tuần thai 37-38, nhau bám thấp. Đây là những biến chứng thai kỳ nghiêm trọng có thể dẫn tới nguy cơ xuất huyết đột ngột trong thai kỳ, sinh non, đe dọa tính mạng của thai phụ và thai nhi. Chị Mai được hướng dẫn nghỉ ngơi, dưỡng thai tốt đến tuần thai 39 và sinh mổ chủ động.

Cuối tháng 7/2022, bé trai gần 3kg chào đời khỏe mạnh.

Có bao nhiêu cặp vợ chồng có con nhỏ năm 2024

Từ ngày được làm cha mẹ, vợ chồng chị Mai dành cả ngày ngắm nhìn con trai bé bỏng. Ngày kết hôn, hai vợ chồng khỏe mạnh bình thường nên nghĩ rằng có con không khó, không ngờ rằng mãi đến tận 13 năm sau mới có được niềm hạnh phúc.

Ngồi bên vợ, anh Lợi ngậm ngùi nhớ lại chặng đường tìm con nhiều năm qua thật sự gian nan. Có thời điểm anh nghỉ việc để cùng vợ đến các bệnh viện điều trị hiếm muộn. Đều đặn, hai vợ anh chồng rời Đồng Nai từ 3-4 giờ sáng để đến bệnh viện ở TP HCM kịp giờ hành chính.

“Có lúc mệt mỏi, thất vọng vì thất bại và thêm lời ra tiếng vào của những người xung quanh khiến cả hai vợ chồng to tiếng nhưng rồi lại động viên nhau tiếp tục kiên trì. May mắn bởi cuối cùng lòng tin đã được đền đáp. Vợ chồng tôi đã có con”, anh Lợi nói.

Những năm qua, chúng ta đã kiên trì truyền thông vận động, giáo dục thuyết phục người dân sinh từ 1- 2 con, nên phần lớn các cặp vợ chồng trẻ thấy được lợi ích của việc sinh ít con và thực hiện tốt. Một nguyên nhân khác cũng hết sức quan trọng, đó là sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Qua các nghiên cứu khảo sát cho thấy, địa phương nào kinh tế- xã hội phát triển cao thì số con trung bình của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản sẽ thấp hơn.

Gia đình nào có điều kiện kinh tế tốt, phụ nữ có trình độ học vấn cao thì số con cũng ít hơn, đó là quy luật chung của thế giới. Để bắt kịp với xu thế mới, từ năm 2014, Tổng cục Dân số- KHHGĐ đã đưa ra thông điệp mới: “Mỗi gia đình hãy nên sinh đủ 2 con”. Đây là sự thay đổi rất cần thiết, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội ngày nay.

Việc đưa ra khẩu hiệu “Mỗi cặp vợ chồng hãy nên sinh đủ 2 con” theo các chuyên gia là sự thay đổi cần thiết. Đây là khuyến nghị trên cơ sở khoa học về kiểm soát quy mô dân số, cơ cấu dân số và quy luật phát triển nhân khẩu học của quốc gia.

Việc sinh đủ 2 con sẽ kéo dài thời kỳ “dân số vàng”, tránh được thực trạng dân số già đi kéo theo nhiều phúc lợi xã hội hơn, số trẻ em sẽ suy giảm. Cùng với đó sẽ giảm sự chênh lệch nam nhiều hơn nữ đang xảy ra ở một số vùng miền, góp phần bảo đảm được giống nòi. “Sinh đủ 2 con” nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện các hệ thống kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, chất lượng chăm sóc sức khỏe.

Tuy nhiên, bản chất của thông điệp là vận động để mỗi gia đình có 2 con, chứ không phải là khuyến khích sinh con. Còn mỗi người dân, mỗi người có một cách hiểu khác nhau về thông điệp mới nhưng bản chất của thông điệp thì chỉ có một.

Nhiều người quan niệm để tập trung điều kiện kinh tế lo cho con nên chỉ sinh 1 con, điều này sẽ dẫn tới tình trạng già hóa dân số trong tương lai không xa. “Nên sinh đủ 2 con” là không sinh 1 và cũng không sinh nhiều hơn 2 thì số lượng không tăng lên. Sinh 2 con là bảo đảm cơ cấu dân số tốt nhất trong tương lai. Ngoài ra, sinh 2 con đảm bảo sự hài hòa cân đối giữa các lứa tuổi.

Đó là cách hiểu đúng, đủ về khẩu hiệu mới. Thông điệp này nêu cao tinh thần tự giác của người dân. Thông điệp đưa ra để mọi người nhận thấy việc sinh đẻ như một quyền lợi và nghĩa vụ của gia đình, dòng họ và dân tộc, đảm bảo sự trường tồn của gia đình và xã hội thì phải sinh con đẻ cái. Bên cạnh đó, thông điệp mới khuyên các gia đình không sinh con thứ 3 nhưng những gia đình sinh 1 con hãy sinh thêm 1 con nữa.

Nếu hôm nay “mỗi gia đình chỉ sinh 1 con” (công thức “4- 2- 1” thì trong tương lai phải đối mặt với vấn đề mới (công thức 1- 2- 4), tức 1 đứa trẻ phải chăm sóc 2 bố mẹ và 4 ông bà nội ngoại. Điều này thực sự là một “thảm họa”.

Vì những đứa trẻ ngày hôm nay được “chăm sóc” rất kỹ lưỡng bởi 6 người lớn, mà thường được gọi là những “ông trời con”, thích gì được nấy đó sẽ thiếu khả năng, kỹ năng chăm sóc lại 6 người cao tuổi trong tương lai.

Việc sinh con không còn là chuyện riêng của mỗi gia đình mà là sự tồn vong của một quốc gia. Việc sinh đẻ phù hợp, đảm bảo mức sinh hợp lý sẽ kéo dài được thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, làm chậm lại quá trình già hóa dân số khống chế được sự gia tăng tỷ số giới tính khi sinh trong thời gian tới.