Có bao nhiêu cách đổi tờ 500 nghìn đồng

Tờ tiền 500 ngàn đồng kỷ niệm là phiên bản khổ lớn của tờ tiền mệnh giá 500,000 vnđ được phát hành nhằm kỷ niệm 25 năm ngày thành lập nhà máy in tiền Việt Nam. Hiện đang được giới sưu tầm ưa thích vì giá trị sưu tập và kích thước khủng, thường được đóng khung tranh và treo tại phong khách hoặc văn phòng làm việc.

Có bao nhiêu cách đổi tờ 500 nghìn đồng

Kích thước khủng của tờ tiền 500 ngàn kỷ niệm

Vài điểm sơ lươc tờ 500k kỷ niệm:

  • Chất liệu: giấy cotton.
  • Kích thước: 25 x 55 cm.
  • Đặc điểm: có sợi vải lanh, bóng chìm in bảo an.

Có bao nhiêu cách đổi tờ 500 nghìn đồng

Sợi vải lanh phản quang bảo an trên tờ 500k kỷ niệm

Nhìn sơ lược, tờ tiền 500k kỷ niệm được in ấn trên nền chất liệu và công nghệ như tờ 500k đang được lưu hành hiện nay, điểm khác biệt duy nhất nằm ở kích thước khủng của tờ tiền này. 1 điểm đáng lưu ý nữa là tờ tiền chỉ được phát hành với số lượng rất ít nhằm kỷ niệm 25 năm thành lập nhà máy in ấn tiền tệ Việt Nam. Có thể thấy, giá trị sưu tầm của tờ 500 ngàn kỷ niệm là rất lớn. Thích hợp cho trang trí phòng họp, cơ quan nhà nước, hoặc phòng làm việc tại ngân hàng. Phù hợp làm quà tặng các dịp lễ, tết hoặc là tiền lì xì độc đáo, lạ mắt.

Đặc biệt, dich vu doi tien chúng tôi còn cung cấp khung tranh trưng bày đẹp mắt.

Có bao nhiêu cách đổi tờ 500 nghìn đồng

Khung tranh trưng bay tiền 500k kỷ niệm

Bộ sản phẩm tiền 500k khủng kỷ niệm gồm:

  • Tờ tiền 500,000 đ kỷ niệm
  • Khung tranh trưng bày cao cấp
  • Giá: 2,000,000đ/khung

Với giá cả phải chăng, tiền 500k kỷ niệm thích hợp là quà tặng sếp trong những dịp đặc biệt.

Chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ đổi tiền mới lì xì tết, với nguồn hàng ổn định qua 6 năm làm việc.

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Thư giãn

Việt Nam sẽ chính thức có thêm 5 loại tiền mặt mới từ ngày 17-12-2003. Đó là 2 loại tiền giấy mệnh giá 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng) và 50.000 đồng (năm mươi nghìn đồng); 3 loại tiền kim loại (tiền xu): 200 đồng (hai trăm đồng), 1.000 đồng (một nghìn đồng) và 5.000 đồng (năm nghìn đồng). Đó là công bố của Ngân hàng Nhà nước trong cuộc họp báo ngày 27-11.

Các loại tiền mới

Đồng tiền 500.000 đồng có kích thước 152 mm x 65mm, in trên giấy nền polymer, có độ bền cao, không ảnh hưởng đến môi trường, có yếu tố bảo an đặc biệt như cửa sổ trong suốt, có hình ẩn hoặc hình dập nổi trong cửa sổ. Nhìn tổng thể, hoa văn trang trí và nội dung mặt trước và mặt sau màu lơ tím sẫm. Mặt trước in dòng chữ ''Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam'', Quốc huy, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, 500.000 đồng bằng số và chữ, hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. Mặt sau in dòng chữ ''Ngân hàng Nhà nước Việt Nam'', phong cảnh nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Kim Liên, 500.000 đồng bằng số và chữ, hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

Đồng tiền 50.000 đồng mới có kích thước 140 mm x 65mm, in trên giấy nền polymer, có độ bền cao, không ảnh hưởng đến môi trường, có yếu tố bảo an đặc biệt như cửa sổ trong suốt, có hình ẩn hoặc hình dập nổi trong cửa sổ. Nhìn tổng thể, hoa văn trang trí và nội dung mặt trước và mặt sau màu nâu tím đỏ. Mặt trước có dòng chữ ''Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam'', Quốc huy, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, 50.000 đồng bằng số và chữ, hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. Mặt sau có dòng chữ ''Ngân hàng Nhà nước Việt Nam'', phong cảnh Huế, 50.000 đồng bằng số và chữ, hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.

Đồng tiền kim loại 5.000 đồng có đường kính: 25,500 mm +/- 0,05 mm, khối lượng 7,70 g +/- 0,15g, độ dày mép 2,2 mm +/- 0,1mm, màu vàng ánh đỏ, làm bằng hợp kim CuA16Ni92, vành tiền khía vỏ sò. Mặt trước hình Quốc huy, mặt sau có dòng chữ ''Ngân hàng Nhà nước Việt Nam'', số mệnh giá 5.000 đồng, hình Chùa Một cột.

Đồng tiền kim loại 1.000 đồng có đường kính 19,00 mm +/- 0,05 mm, khối lượng 3,80 g +/- 0,15g, độ dày mép: 1,95 mm +/- 0,1mm, màu vàng đồng thau, làm bằng thép mạ đồng vàng, vành có khía ngắt quãng liên tục. Mặt trước có hình Quốc huy và mặt sau có dòng chữ ''Ngân hàng Nhà nước Việt Nam'', số mệnh giá 1.000 đồng, hình nhà Long đình Chùa Bát Đế ở Bắc Ninh.

Đồng liền kim loại 200 đồng có đường kính 20,00 mm +/- 0,05 mm, khối lượng 3,20 g +/- 0,15g, độ dày mép 1,45 mm +/- 0,1 mm, màu trắng bạc, làm bằng thép mạ Niken, vành tiền trơn, mặt trước hình Quốc huy, mặt sau có dòng chữ ''Ngân hàng Nhà nước Việt Nam'', số mệnh giá 200 đồng, chi tiết hoa văn dân tộc.

Tiền nhựa: chống làm giả

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, giấy nền polymer cho phép ứng dụng nhiều kỹ thuật chống giả trong đồng tiền. Bên cạnh những yếu tố bảo an được ứng dụng tương tự như trong giấy in tiền cotton (hình bóng chìm, hình định vị, in Intaglio, chữ siêu nhỏ, dây bảo hiểm, yếu tố phát quang...), giấy nền polymer còn có những yếu tố bảo an đặc trưng, có hiệu quả cao trong việc chống làm giả, như yếu tố cửa sổ trong suốt có hình ẩn hoặc hình dập nổi trong cửa sổ. Đây là yếu tố chỉ có thể ứng dụng trên giấy nền polymer, có khả năng chống việc làm giả bằng các thiết bị như máy photocopy, thiết bị scan hay máy in lase. Ngoài khả năng chống giả cao, yếu tố cửa sổ trong suốt còn có ưu điểm rất dễ nhận biết.

Giấy nền polymer có độ bền cơ học cao (chẳng hạn như khó dùng tay không để xé rách tờ bạc). Đây là yếu tố rất quan trọng làm tăng độ bền của đồng tiền. Loại giấy này cũng không có cấu tạo sợi nên bề mặt không xốp. Đồng tiền được phủ lớp véc-ni nên tiền polymer không hút ẩm, giữ ẩm hay các chất bẩn khác. Do vậy, so với tiền giấy tiền polymer sạch hơn, ít gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng và môi trường, nhất là trong điều kiện khí hậu Việt Nam và tập quán sử dụng tiền mặt hiện nay.

Giấy polymer có khả năng thích ứng với các thiết bị xử lý tiền, như máy ATM, máy đếm tiền, tuyển chọn tiền... đối với tiền giấy. Hiện, trên thế giới đã có 16 nước lưu hành đồng tiền in trên chất liệu Polymer, trong đó có ba nước sử dụng toàn bộ tiền polymer trong hệ thống tiền tệ; một số nước dùng giấy polymer cho một số mệnh giá; 6 nước hiện đang thử nghiệm tiền polymer dưới hình thức tiền lưu niệm.

Tiền xu đáp ứng nhu cầu mới

Hiện nay, nhu cầu khách quan của nền kinh tế do xu hướng phát triển tự động hoá trong giao dịch thương mại, như máy bán hàng tự động, các dịch vụ tự động... đòi hỏi phải có tiền kim loại.

Việc Ngân hàng Nhà nước phát hành tiền kim loại 5.000 đồng, 1.000 đồng và 200 đồng vào lưu thông là một bước đi nhằm hoàn thiện hệ thống tiền tệ Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu thanh toán của nền kinh tế.

Trong tương lai, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phát hành bổ sung các loại đồng tiền mới, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu lưu thông tiền tệ về cơ cấu mệnh giá, chủng loại, đồng thời nâng cao chất lượng, nhất là khả năng chống làm giả của đồng tiền.

Việc phát hành những loại tiền mới sẽ góp phần nâng cao chất lượng và khả năng chống giả của đồng tiền Việt Nam, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đồng tiền. Hiện nay, tiền giả có xu hướng gia tăng với diễn biến phức tạp và thực sự trở thành vấn nạn trên toàn thế giới, đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới để nâng cao khả năng chống giả của đồng tiền. Mặt khác, thường xuyên thay đổi, bổ sung các mẫu tiền mới trong lưu thông cũng là một biện pháp chống giả hữu hiệu mà các nước đã áp dụng.