Chuyển nhượng quyền mua chứng khoán là gì

Chứng khoán là hình thức đầu tư, là kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế. Thời gian gần đây thị trường chứng khoán nở rộ với số lượng tài khoản chứng khoán mở mới kỷ lục. Điều này cho thấy xu hướng tham gia đầu tư chứng khoán đang ngày càng trở nên phổ biến. Vậy quyền mua cổ phiếu là gì? Được thực hiện như thế nào? 

Chuyển nhượng quyền mua chứng khoán là gì

Theo Điều 121 Luật Doanh nghiệp năm 2020, cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Theo Điều 4 Luật Chứng khoán năm 2019, cổ phiếu là một loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.

Như vậy có thể hiểu cổ phiếu là một loại chứng khoán của tổ chức phát hành công ty cổ phần, xác nhận quyền sở hữu của người nắm giữ cổ phiếu đối với cổ phần của tổ chức phát hành đó cũng như quyền, lợi ích hợp pháp đối với cổ phần.

Quyền mua cổ phiếu, hay quyền mua cổ phần, theo Điều 4 Luật Chứng khoán năm 2019 là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành nhằm mang lại cho cổ đông hiện hữu quyền được mua cổ phần mới theo điều kiện đã được xác định.

Quyền mua cổ phiếu được dành cho cổ đông của tổ chức phát hành là công ty cổ phần muốn phát hành bổ sung cổ phiếu. Thông thường, với một cổ phiếu sở hữu cổ đông sẽ có được một quyền mua cổ phiếu tương ứng. Cổ đông sở hữu quyền mua cổ phiếu có quyền mua hoặc không mua cổ phần khi tổ chức phát hành phát hành bổ sung cổ phiếu.

Quyền mua cổ phiếu có giá trị tách biệt và có thể được giao dịch trên thị trường thứ cấp trong khoảng thời gian trước khi quyền mua được thực hiện. Chỉ những người đang nắm quyền mua cổ phiếu mới mua được cổ phiếu phát hành bổ sung với giá thấp hơn giá thị trường. Những người không giữ quyền mua thì hoặc không thể mua được cổ phiếu đó hoặc phải mua cổ phiếu đó với giá thị trường. Quyền mua mà công ty đưa ra cho các cổ đông là đặc quyền ngắn hạn (thông thường từ 30-45 ngày) và chỉ được dành cho cổ phần phổ thông mà cổ đông sở hữu, nghĩa là cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi không được hưởng quyền mua cổ phiếu.

Quyền mua cổ phiếu được giao dịch trên thị trường trong thời hạn hiệu lực của cổ phiếu đó và những cổ đông không có ý định thực hiện quyền mua có thể tách quyền mua để bán riêng cho nhà đầu tư khác. Số quyền mua cần có để mua 1 cổ phiếu mới sẽ được căn cứ vào số lượng cổ phiếu hiện hành và số lượng cổ phiếu mới được chào bán.

Ví dụ: CTCP Chứng khoán SSI có 1.5 tỷ cổ phiếu đang lưu hành và muốn phát hành thêm 100 triệu cổ phiếu nữa, khi đó mỗi một cổ phần hiện hữu sẽ được trao 1 quyền mua cổ phiếu, như vậy sẽ có 1.5 tỷ quyền mua được phát hành. Những quyền này chỉ mang đến cho cổ đông 100 triệu cổ phiếu mới, vì vậy 1.5 tỷ quyền chia cho 100 triệu cổ phiếu mới, nghĩa là cứ có 15 quyền mua sẽ được mua 1 cổ phiếu mới.

Khi nhận được thông báo phân phối quyền mua cổ phiếu và chứng nhận quyền mua cổ phiếu từ tổ chức phát hành, các cổ đông nhận quyền mua có thể lựa chọn một trong 3 cách:

Khi cổ đông thực hiện quyền mua cổ phiếu phát hành bổ sung, sẽ có một mẫu đơn để cổ đông đăng ký mua cổ phiếu. Cổ đông cần điền thông tin vào mẫu đăng ký mua cổ phiếu mới và gửi kèm chứng nhận quyền mua cùng với tiền mua cổ phiếu đến đại lý bảo lãnh phát hành cổ phiếu mới (trường hợp tổ chức phát hành có đại lý bảo lãnh phát hành cổ phiếu).

Trường hợp không có nhu cầu mua cổ phiếu mới, cổ đông sở hữu quyền mua cổ phiếu có thể chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu đó cho cổ đông, nhà đầu tư khác. Vì chứng chỉ quyền mua cổ phiếu là chứng khoán giao dịch được nên cổ đông có thể bán quyền mua trên thị trường thứ cấp và thu lãi từ giá thị trường (mặc dù bằng cách bán quyền, cổ đông đã từ bỏ bất kỳ lợi nhuận tiềm năng có thể có từ việc thực hiện quyền và sở hữu cổ phiếu).

Cổ đông cũng có thể không thực hiện quyền mua cho tới khi quyền mua hết hiệu lực. Do đó cổ đông cũng bị mất nhiều quyền lợi do bị giảm tỷ lệ sở hữu trong công ty.

  • Doanh nghiệp cần có lợi thế cạnh tranh mạnh khiến doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai;
  • Doanh nghiệp có ban lãnh đạo, ban quản trị xuất sắc để lèo lái doanh nghiệp đi xa và họ sẵn sàng chia sẻ lợi ích với cổ đông nhỏ;
  • Định giá cổ phiếu hấp dẫn.

Lưu ý rằng mỗi ngành chỉ nên lựa chọn 1-2 doanh nghiệp tiêu biểu để có thể phân bổ vốn đến các lĩnh vực khác cũng như quản trị rủi ro tốt hơn khi ngành có biến động.

Bạn nên đặt mục tiêu lớn sau đó chia nhỏ dần để tìm ra số tiền định kỳ mà bạn cần phải tích sản là bao nhiêu. Nếu số tiền vượt quá khả năng tài chính của mình thì sẽ có 3 cách để giải quyết: hoặc là thay đổi mục tiêu thấp xuống, hoặc là tìm cách gia tăng thu nhập, hoặc là thay đổi định kỳ đầu tư.

Cần đặt ra mục tiêu đầu tư trong bao lâu. Trong trường hợp cần thiết thì nên chốt lời (bán cổ phiếu hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giá) hay cắt lỗ (bán cổ phiếu chịu lỗ từ chênh lệch giá) như thế nào, giới hạn chốt lời, cắt lỗ là bao nhiêu.

Giờ giao dịch, lệnh giao dịch, công bố thông tin của doanh nghiệp, chia cổ tức, nhận cổ tức, … là những điều mà nhà đầu tư cần nắm rõ trước khi tham gia vào thị trường chứng khoán nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro. Đặc biệt là quy định về ngày giao dịch không hưởng quyền của cổ phiếu. Đồng thời nhà đầu tư cũng nên dành thời gian nghiên cứu doanh nghiệp, thị trường, tin tức kinh tế – xã hội hay tham gia vào các cộng đồng nhà đầu tư chuyên nghiệp để có thể nâng cao kiến thức và tích luỹ kinh nghiệm.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về câu hỏi quyền mua cổ phiếu là gì? Được thực hiện như thế nào? Khách hàng nếu có thắc mắc hoặc gặp khó khăn và cần sự trợ giúp từ đội ngũ luật sư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, xin liên hệ với Văn phòng Luật sư ACC để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất!

Cổ đông được hưởng quyền mua thêm cổ phiếu từ doanh nghiệp phát hành nếu không có nhu cầu có thể chuyển nhượng quyền mua cho nhà đầu tư khác một cách dễ dàng. Nhưng không phải ai cũng biết chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu là gì cũng như cách thực hiện chuyển quyền ở đâu và cần những gì. Vì vậy bạn hãy tham khảo những hướng dẫn của infofinance ngay sau đây.

Chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu là gì

Quyền mua cổ phiếu là gì

Khi doanh nghiệp/công ty phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, hoặc nhân viên công ty có đóng góp tích cực thì mọi người cần thực hiện quyền mua cổ phiếu, hình thức này chỉ dành cho đối tượng có điều kiện và phát hành cổ phiếu với mức giá xác định trước đó và thấp hơn giá cổ phiếu đang niêm yết trên thị trường.

Khi các cổ đông hoặc người sở hữu quyền mua cổ phiểu không có nhu cầu sở hữu số cổ phiếu phát hành thêm thì có thể nhường quyền cho một cá nhân khác, tuy nhiên khi nhượng quyền mua cổ phiếu thì cá nhân mua cổ phiếu sẽ BỊ đòi hỏi nhiều điều kiện khắt khe hơn.

Khi nào được chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu

Không phải bất kỳ lần phát hành cổ phiếu nào cổ đông cũng có thể chuyển nhượng quyền mua cho các cá nhân khác, điều lưu ý ở đây chỉ áp dụng đối với các loại cổ phiếu phát hành thêm như ( cổ phiếu ESOP, hoặc hay gọi là cổ phiếu thưởng).

  • Khi công ty hoặc doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu ( nhằm mục đích tăng vốn điều lệ)
  • Khi cổ đông hoặc người được quyền mua cổ phiếu phát hành thêm không có nhu cầu sở hữu thêm cổ phiếu chuyển nhượng lại
  • Chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu cần thực hiện với sự đồng ý của bên nhượng và bên được chuyển nhượng dưới sự ký kết và quản lý của công ty chứng khoán.
  • Khi cổ đông hoàn tất hồ sơ từ chối quyền mua cổ phiếu gửi lên công ty và được xác nhận

Ai được nhận quyền chuyển nhượng mua cổ phiếu

Đối với quyền mua cổ phiếu phát hành thêm của doanh nghiệp dành cho cổ đông, nếu cổ đông không có nhu cầu sở hữu thêm vốn cổ phần thì có thể từ chối không mua thêm cổ phiếu và sau đó bán hoặc chuyển nhượng lại cho người khác.

Vậy người được hưởng quyền chuyển nhượng mua cổ phiếu từ các cổ đông ở đây là những ai, và có những hạn chế nào không? là thắc mắc chung của nhiều người.

Chuyển nhượng quyền mua chứng khoán là gì
Chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu là gì

Đối với quyền chuyển nhượng mua cổ phiếu, bất kỳ một nhà đầu tư nào cũng có thể nhận hoặc mua lại quyền mua cổ phiếu, tuy nhiên đối với hình thức chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu thì người được chuyển nhượng sẽ có phần khó khăn hơn khi đăng ký mua “cổ phiếu phát hành thêm”. Và khi thực hiện quyền chuyển nhượng thì cổ đông và người nhận chuyển nhượng cần thực hiện thủ tục tại công ty chứng khoán và được xác nhận bởi trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam VSD.

Điều kiện chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu

Để quy trình chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu cho bên mua được thuận lợi, yêu cầu cổ đông hoặc nhà đầu tư ( hưởng quyền) cần đáp ứng các điều kiện sau

  • Thực hiện quyền mua dưới sự đồng ý của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng, có sự chứng kiến của công ty chứng khoán
  • Cần có hợp đồng chuyển nhượng quyền mua rõ ràng với xác nhận từ 2 phía
  • Quyền mua chỉ được chuyển nhượng với cổ đông được hưởng quyền từ phía doanh nghiệp phát hành cổ phiếu
  • Hai bên thực hiện quyền và nghĩa vụ cam kết khi nhượng quyền.
  • Mục đích và nội dung của giao dịch nhường quyền không vi phạm điều cấm của Luật.

Hồ sơ chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu

Khi thực hiện quyền chuyển nhượng mua cổ phiếu, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của Luật doanh nghiệp và tiến hành theo hướng dẫn tại công ty chứng khoán đã đăng ký

  • 3 bản giấy đề nghị chuyển nhượng quyền mua chứng khoán ( mẫu 18/THQ)
  • Giấy tờ tùy thân: CMND hoặc giấy đăng ký kinh doanh ( cần bản photo có công chứng)
  • Giấy hợp đồng ủy quyền hợp pháp ( nếu là tổ chức)

Giấy chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu

Mẫu giấy chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu hợp pháp cần phải có các nội dung chính được diễn giải và điền đầy đủ thông tin như sau

Thông tin bên chuyển nhượng

  • Thông tin cá nhân hoặc thông tin đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
  • Số lượng cổ phiếu sở hữu
  • Số lượng cổ phiếu được quyền mua thêm
  • Số lượng quyền mua cổ phiếu sở hữu
  • Số lượng quyền mua cam kết chuyển nhượng lại
  • Số lượng cổ phiếu được quyền mua thêm còn lại

Thông tin bên nhận chuyển nhượng

  • Thông tin cá nhân và thông tin đăng ký kinh doanh
  • Số lượng cổ phiếu đang sở hữu
  • Số lượng quyền mua cổ phiếu nhận chuyển nhượng

Cam kết 2 bên về việc tuân thủ giao kết chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu.

Mọi người cần điền chính xác thông tin theo yêu cầu dưới sự hướng dẫn của nhân viên tại công ty chứng khoán, mẫu giấy phải gồm đầy đủ 3 phần và xác nhận của 2 bên thì mới xem là hợp lệ.

Cách chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu

Bước 1: Xác nhận quyền chuyển nhượng tại công ty chứng khoán

  • Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng đến công ty chứng khoán
  • Cùng ký xác nhận vào mẫu giấy đề nghị chuyển nhượng quyền mua
  • Nhân viên hướng dẫn cách điên thông tin trên mẫu giấy chuyển nhượng

Bước 2: Công ty chứng khoán thực hiện thủ tục

  • Công ty chứng khoán sẽ tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra
  • Người thực hiện chuyển nhượng quyền mua làm thủ tục nộp thuế chuyển nhượng ( nếu có)
  • Sau khi hồ sơ hợp lệ, công ty chứng khoán thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền mua theo yêu cầu
Chuyển nhượng quyền mua chứng khoán là gì
Cách thực hiện chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu

Bước 3: Công ty Ck hạch toán cho khách hàng

  • Quyền chuyển nhượng được chứng nhận từ trung tâm lưu ký chứng khoán VSD
  • Công ty chứng khoán sẽ hạch toàn rút tiền bên bán => Ghi tăng quyền mua cho bên nhận chuyển nhượng ( nếu bên này có tài khoản chứng khoán tại công ty đang giao dịch)

Hướng dẫn đăng ký mua cổ phiếu phát hành thêm

Đối với khách hàng đã được chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu, thì có thể đăng ký quyền mua cổ phiếu trên sàn chứng khoán của công ty chứng khoán như sau

Đăng ký quyền mua cổ phiếu phát hành thêm online

  • Bước 1: Truy cập trang web của công ty chứng khoán
  • Bước 2: Tại giao diện mọi người đăng ký quyền mua
  • Bước 3: Nhập số liệu cổ phiếu muốn thực hiện quyền mua
  • Bước 4: Nhấn chọn đăng ký mua

Khi đăng quý quyền mua cổ phiếu online, mọi người nên cân nhắc thời gian đặt mua trong khung thời gian từ 8h30 – 15h30 các ngày trong tuần, không tính ngày cuối tuần, Lễ tết

Đăng ký quyền mua cổ phiếu phát hành thêm tại quầy

Khi đăng ký quyền mua cổ phiếu tại quầy, mọi người cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn bên trên và mang đến trực tiếp quầy giao dịch công ty chứng khoán

Bước 1: Đến quầy giao dịch công ty chứng khoán cùng hồ sơ đăng ký mua

Bước 2: Công ty chứng khoán sẽ hạch toán quyền mua của mọi người trên hệ thống và gửi đến VSD

Bước 3: Sau khi được hạch toàn vào mục chứng khoán chờ giao dịch sau khi nhận được thông báo từ VSD

Bước 4: Hệ thống thông báo trạng thái chứng khoán niêm yết bổ sung được giao dịch từ VSD và tổ chức phát hành

Bước 5: Hoàn tất quá trình đăng ký thủ tục quyền mua thêm cổ phiếu tại công ty chứng khoán

Trên đây là thông tin về chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu là gì giúp mọi người hiểu rõ hơn về cổ phiếu phát hành thêm và được chuyển nhượng sang cho nhà đầu tư khác nếu như không có nhu cầu sở hữu thêm. Nắm rõ kiến thức về chuyển nhượng cổ phiếu và được chuyển nhượng giúp bạn không bối rối trong các giao dịch chứng khoán cũng như chủ động hơn trong vai trò là người được hưởng quyền mua.

Xem thêm

  • Biểu phí Giao Dịch Chứng Khoán VnDirect
  • Biểu Phí Giao Dịch Chứng Khoán VPS