Chuột máy tính gồm máy bộ phận chính

Máy tính để bàn gồm mấy bộ phận chính ? Chức năng của từng bộ phận như thế ? Đây có lẽ là câu hỏi của khá nhiều người đang muốn sở hữu cho mình một chiếc máy tính để bàn. Ngay bây giờ, Limosa sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này nhé. Cùng tìm hiểu ngay nào !

Chuột máy tính gồm máy bộ phận chính
Limosa tự hào là đơn vị sửa chữa Điện Lạnh – Điện Máy – Điện Tử hàng đầu tại Việt Nam

1. Máy tính để bàn gồm mấy bộ phận chính ?

Một chiếc máy tính để có thể hoạt động bình thường sẽ cần phải cấu tạo từ rất nhiều bộ  phận khác nhau. Mỗi bộ phận lại đảm nhiệm một chức năng riêng để có thể cấu tạo một chiếc máy tính để bàn hoàn chỉnh. Trên thực tế, một chiếc máy sẽ cần phải có các bộ phận chính như sau: 

  • Bộ xử lý trung tâm hay còn được gọi là CPU (Central Processing Unit).
  • Bo mạch chủ (Mainboard).
  • RAM (Random Access Memory).
  • Card màn hình (Video Graphics Adaptor).
  • Ổ cứng (Hard Disk Drive).
  • Bộ nguồn (Power Supply Unit).
  • Thiết bị giao tiếp như màn hình, chuột, bàn phím, loa,… và phần vỏ máy.

Đây là các bộ phận chính của máy tính để bàn thông thường hiện nay. Nếu thiếu một trong những bộ phận kể trên, máy sẽ không thể hoạt động bình thường.

Chuột máy tính gồm máy bộ phận chính

2. Chức năng từng bộ phận của máy tính để bàn

Sau khi đã có được câu trả lời cho câu hỏi máy tính để bàn gồm mấy bộ phận chính, ngay bây giờ hãy đi tìm hiểu những chức năng từng bộ phận cấu tạo của máy tính để bàn nhé: 

  • Bộ xử lý trung tâm – CPU:

CPU là viết tắt của Central Processing Unit, đây là chip xử lý trung tâm của máy có chức năng xử lý tất cả các thông tin và hành động với máy tính. 

CPU được cấu tạo từ các bộ phận như: Khối điều khiển, khối tính toán ALU, các thanh ghi, Opcode và phần điều khiển.

Tốc độ xử lý của CPU được đo bằng đơn vị Gigahertz (GHz). CPU có tốc độ xung nhịp càng cao sẽ có khả năng xử lý các tác vụ nhanh hơn. Ngoài ra cũng có một vài yếu tố khác tác động đến khả năng xử lý như: Số nhân xử lý, công nghệ sản xuất, công nghệ làm tăng tốc độ xử lý của CPU,…

Đây là bộ phận cấu tạo máy tính để bàn không thể thiếu bởi tất cả các thiết bị khác đều phải được lắp đặt và kết nối thông qua bo mạch chủ. Bo mạch chủ có chức năng liên kết các thiết bị thông qua dây dẫn hoặc đầu cắm phù hợp để tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh.

Các thành phần chính trên mainboard có thể kể đến như: Socket, khe cắm PCI, khe cắm RAM, các cổng kết nối thiết bị ngoại vi, cổng kết nối mạng,…

  • RAM – Random Access Memory: 

Thiết bị này thường được thiết kế có dạng hình chữ nhật và được kết nối qua khe cắm trên bo mạch chủ. RAM là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên có chức năng lưu trữ tạm thời và truyền tải dữ liệu từ ổ cứng vào CPU để xử lý. Các dữ liệu trên RAM sẽ bị xóa bỏ khi máy tính tắt hoặc mất nguồn (hết pin).

Các bộ phận chính cấu thành nên RAM là vi xử lý, ngân hàng bộ nhớ, chip SPD

và bộ đếm. 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dung lượng RAM để người dùng có thể lựa chọn như 2GB, 4GB, 8GB hay nhiều hơn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.

Đây là bộ phận có chức năng xử lý về hình ảnh và hiển thị trên máy tính như màu sắc, chi tiết độ phân giải, độ tương phản,…

Có hai loại card màn hình chính là Card Onboard không thể tháo rời như trên laptop và card màn hình rời thường thấy trên máy tính để bàn.

Card màn hình sẽ quyết định đến khả năng như chơi game, xem video, làm việc liên quan đến đồ họa của máy tính.

  • Ổ cứng – Hard Disk Drive:

Đây cũng là một phần trả lời của câu hỏi máy tính để bàn gồm mấy bộ phận chính. Trên một chiếc máy tính, ổ cứng có chức năng lưu trữ tất cả dữ liệu từ dữ liệu hệ thống và dữ liệu của người dùng. Các dữ liệu này sẽ không bị mất đi ngay cả khi máy tính tắt nguồn. Có hai loại bộ nhớ chính là bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. 

Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, dung lượng máy tính đang ngày càng được nâng cao để có thể đáp ứng được nhu cầu lưu trữ dữ liệu của người dùng.

  • Bộ nguồn – Power Supply Unit:

Đây là bộ phận cung cấp nguồn điện cho tất cả các linh kiện khác có trong máy tính. Máy tính phải được cấp nguồn mới có thể hoạt động ổn định.

Bộ nguồn cũng góp phần không nhỏ trong việc quyết định tuổi thọ các linh kiện máy tính. Nếu không được cấp nguồn điện ổn định, các thiết bị có thể hoạt động không ổn định thậm chí có thể hư hỏng.

Bao gồm các thiết bị như màn hình, loa, bàn phím, chuột,… Đây là những thiết bị giúp cho người dùng giao tiếp và điều khiển với máy tính. Nếu nói về độ quan trọng thì những thiết bị này cũng hoàn toàn không hề thua kém những thiết bị đã được kể đến ở trên.

Nếu bạn xem đến đây, chắc chắn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi máy tính để bàn gồm mấy bộ phận chính. Mọi câu hỏi hay thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay đến số HOTLINE 1900 2276 – 0933599211 hoặc qua website limosa.vn để được hỗ trợ tư vấn, giải đáp nhanh chóng nhé.

Chuột máy tính gồm máy bộ phận chính
Limosa – Đơn vị sửa chữa điện lạnh hàng đầu Việt Nam

Hiện nay, chuột máy tính trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Vậy chuột máy tính là gì, có những loại chuột máy tính nào và cấu tạo chuột máy tính ra sao? Trong phạm trù bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về chuột máy tính là gì và những loại chuột đang được sử dụng rộng rãi hiện nay.

Chuột máy tính gồm máy bộ phận chính

Chuột máy tính là gì?

Chuột máy tính là một thiết bị ngoại vi của máy tính dùng để điều khiển và làm việc với chiếc máy tính hay laptop của bạn. Để sử dụng chuột máy tính bạn phải thông qua màn hình máy tính để quan sát toạ độ và thao tác di chuyển của chuột trên màn hình cũng như thực hiện những lệnh trên máy tính.Chuột kết nối với bo mạch chủ qua: COM, PS/2, USB và kết nối không dây.

Tới thời điểm hiện tại đa số các loại chuột đều kết nối qua cổng USB và thông qua kết nối không dây.

Chuột máy tính gồm máy bộ phận chính

Có mấy loại chuột máy tính?

Chuột máy tính được phân loại theo nguyên tắc hoạt động và có những loại chính sau đây: Chuột bi, chuột quang, chuột bluetooth, chuột laser. Tuy có chung một mục đích dùng để điều hướng trên màn hình khi sử dụng máy tính, nhưng các loại chuột này có cấu tạo khác nhau, dẫn tới phương thức hoạt động khác biệt và trải nghiệm sử dụng cũng khác biệt theo.

Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng chuột không dây đầy đủ và cụ thể

Cấu tạo chuột máy tính theo từng loại

1. Chuột bi

Chuột bi là loại chuột sử dụng nguyên lý xác định chiều lăn của một viên bi khi di chuyển chuột để xác định sự thay đổi toạ độ của con trỏ trên màn hình máy tính.

Cấu tạo chuột máy tính loại này sẽ bao gồm một viên bi được đặt tại đáy chuột, có khả năng tiếp xúc với bề mặt bằng phẳng nơi chuột tiếp xúc.Viên bi có thể lăn tự do theo các chiều khác nhau để tạo ra hướng di chuyển.

Hai thanh lăn trong bố trí tiếp xúc với viên bi. Bất kỳ sự di chuyển của viên bi theo phương nào đều được quy đổi chuyển động theo hai phương và làm quay hai thanh lăn này. Tại các đầu thanh lăn có các đĩa đục lỗ đồng trục với thanh lăn dùng để xác định sự quay của thanh lăn.Hai bộ cảm biến ánh sáng (phát và thu) để xác định chiều quay, tốc độ quay tại các đĩa đục lỗ trên thanh lăn.Mạch phân tích và chuyển đổi tín hiệu. Dây dẫn và đầu cắm theo kiểu giao tiếp của chuột truyền kết quả điều khiển về máy tính.

2. Chuột quang

Chuột máy tính gồm máy bộ phận chính

Chuột quang hoạt động trên nguyên lý phát hiện phản xạ thay đổi của ánh sáng (hoặc laser) phát ra từ một nguồn cấp để xác định sự thay đổi toạ độ của con trỏ trên màn hình máy tính. cấu tạo chuột máy tính dạng chuột quang thường bao gồm một đèn chiếu (có màu đỏ) và một camera siêu nhỏ. Khi bạn di chuột trên bàn hoặc trên mousepad (bàn di chuột), ánh sáng sẽ được chiếu xuống bề mặt này. Camera siêu nhỏ nói trên sẽ chụp hàng chục bức ảnh trong một giây. Sau đó, chuột quang sẽ so sánh các bức ảnh để tìm ra hướng đi của chuột.

Ưu điểm của chuột quang là độ phân giải chuột quang rất cao cho kết quả chính xác hơn so với chuột bi nếu sử dụng trên chất liệu mặt phẳng di chuột hợp lý (hoặc các bàn di chuột chuyên dụng). Điều khiển chuột quang dễ dàng hơn do không sử dụng bi. Trọng lượng chuột quang cũng nhẹ hơn chuột bi rất nhiều.

Nhược điểm của chuột quang thường là sự kén chọn mặt phẳng làm việc hoặc bàn di chuột, một số chuột quang không thể làm việc trên kính. Ngày nay các loại chuột quang đã được khắc phục triệt để nhược điểm trên.

3. Chuột laser

Chuột máy tính gồm máy bộ phận chính

Chuột laser hoạt động gần như tương tự như chuột quang nhưng lại sử dụng ánh sáng hồng ngoại không thể nhìn thấy được thay vì đèn chiếu thông thường. Bởi vậy, dù chuột laser không phát ra ánh đèn rõ ràng như chuột quang. Tuy vậy, bạn vẫn nên tránh nhìn thẳng vào cảm biến của chuột khi vẫn đang kết nối với máy vi tính.

4. Chuột không dây

Chuột máy tính gồm máy bộ phận chính

Chuột không dây là chuột sử dụng sóng để kết nối không dây như bluetooth và NFC. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra một sản phầm chuột không dây chỉ từ hình dáng bên ngoài do dòng sản phẩm này không có cáp kết nối như các dòng chuột cơ bản khác. Cấu tạo chuột máy tính không dây khá phức tạp với bảng mạch và bộ phận thu phát sóng.

Xem thêm: Hướng dẫn sửa lỗi chuột bị double click với 5 cách hiệu quả nhất

Các nút chức năng trên chuột máy tính

Chuột máy tính gồm máy bộ phận chính

Chuột máy tính theo thiết kế ban đầu chỉ gồm hai nút: Nút phải chuột và nút trái chuột với chức năng lựa chọn và mở rộng. Theo nhu cầu sử dụng, chuột máy tính ngày được bổ sung thêm các nút chức năng và công dụng.

  • Nút giữa: Mở rộng tính năng của chuột máy tính.
  • Nút cuộn: Thường được bố trí giữa nút trái và phải của chuột. Nút thường có dạng bánh xe tròn xoay hoặc công tắc hai chiều. Nút cuộn thường được kết hợp với nút giữa. Nút cuộn thường sử dụng để di nhanh chóng các thanh trượt (scrollbar) - thường sử dụng nhiều khi lướt web, soạn thảo văn bản hoặc các ứng dụng khác cần quan sát nhiều hơn giới hạn của màn hình hiển thị.
  • Các nút mở rộng khác: Ngoài các nút cơ bản trên, các nút mở rộng khác chưa được đưa vào tiêu chuẩn của thiết kế chuột. Các nút mở rộng thêm thường được thiết kế do các hãng sản xuất khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi khác cho người sử dụng máy tính. Khi sử dụng các nút mở rộng hoặc các tính năng mở rộng của chuột cần phải cài thêm các phần mềm hỗ trợ của hãng sản xuất.

Các cổng giao tiếp với chuột máy tính

Chuột máy tính bắt buộc phải được kết nối với máy tính thông qua các chuẩn cắm hoặc một thiết bị khác nếu là chuột không giây.

  • Kiểu giao tiếp trước đây đối với chuột máy tính thường là: COM, DIN, tuy nhiên đến nay các dạng cổng này không còn được tiếp tục sử dụng.
  • Chuẩn Chuột PS/2: Kiểu giao tiếp thông dụng cho đến năm 2007 là giao tiếp PS/2.
  • Chuẩn USB: Giao tiếp qua cổng USB sẽ dần được thay thế cổng PS/2 bởi tốc độ và các khả năng mở rộng tính năng trên chuột.
  • Chuẩn kết nối không dây: Khi sử dụng chuột máy tính có dây dẫn thông thường nhiều người sử dụng có cảm giác bị vướng víu, cản trở quá trình di chuyển chuột. Chuột không dây ra đời nhằm tạo sự thoải mái cho người sử dụng chuột máy tính. Chuột không dây gửi tín hiệu vào máy tính thông qua một bô thu phát. Bộ thu phát có thể dùng sóng (bluetooth hoặc sóng khác) để nhận tín hiệu từ chuột không dây đến. Chuột không dây thường nặng hơn các loại chuột khác do chúng phải chứa nguồn cung cấp năng lượng cho nó hoạt động là pin. Đa phần chuột không dây ngày nay thuộc loại chuột quang. cập nhật năm 2009, đã có chuột laser đạt độ chính xác cao hơn chuột quang không dây  và ngày càng trở nên phổ biến.

Xem thêm: FPS là gì? Tại sao thông số FPS lại quan trọng với game thủ?

Các thiết bị thay thế chuột

Chuột máy tính có thể được thay thế bằng các thiết bị khác có chức năng điều khiển con trỏ máy tính trên màn hình. Dễ thấy nhất là các nút điều khiển các hướng trên laptop đời trước đây và các bàn di cảm ứng trên các laptop hiện nay. 

Phụ kiện đi kèm

Chuột máy tính gồm máy bộ phận chính

Phụ kiện đi kèm với chuột máy tính chính là miếng lót chuột (bàn di chuột): Là một phụ kiện rất cần thiết đối với các loại chuột máy tính, chúng làm tăng khả năng nhanh nhạy của chuột. Đối với các game thủ, bàn di chuột là không thể thiếu để có thể điều khiển chính xác trong các trò chơi trên máy tính.

Tìm hiểu độ phân giải của chuột

Chuột máy tính gồm máy bộ phận chính

Độ phân giải của chuột là một thông số kỹ thuật của chuột máy tính được tính theo dpi, độ phân giải càng cao thì điều khiển chuột càng chính xác. Các chuột bi thường có độ phân giải thấp, chuột quang có độ phân giải cao hơn và có thể đạt đến 5600dpi đối với một số loại thiết kế cho games thủ.

Xem thêm:

DThanh