Chứng chỉ hành nghề dược có hiệu lực bao lâu

Những Dược sĩ cao đẳng sau khi ra trường muốn mở quầy thuốc cần có thêm một chứng chỉ hành nghề Dược nữa. Vậy thời hạn của chứng chỉ hành nghề Dược là bao lâu ?

Bài viết này, ban tư vấn tuyển sinh trường cao đẳng Dược Hà Nội sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin về chứng chỉ hành nghề Dược.

>> Học Cao Đẳng Dược Hà Nội ở đâu tốt?

>> Học cao đẳng y ở đâu là tốt

Cơ sở pháp lý về thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề Dược

Luật Dược số 34/2005- QH11 ngày 14/6/2005.

Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều luật Dược.

Thông tư số 02/2007/TT- BYT ngày 24/01/2007 của Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của Luật Dược và Nghị định số 79/2006/NĐ- CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược.

Chứng chỉ hành nghề dược có hiệu lực bao lâu

Quyết định số 59/2008/QĐ- BTC ngày 21/7/2008 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 44/2005/QĐ- BTC ngày 12/7/2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện thuộc lĩnh vực y tế, phí thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề y, dược, lệ phí cấp giấy phép sản xuất, nhập khẩu và cấp chứng chỉ hành nghề y, dược.

Thông tư số 13/2007/TT- BYT ngày 21/11/2007 của Bộ trưởng Bộ y tế hướng dẫn khám sức khỏe.

Thời hạn của chứng chỉ hành nghề Dược

Thời hạn của chứng chỉ hành nghề Dược phụ thuộc vào từng quốc gia. Ở Việt Nam, theo Nghị định số 89/2012/NĐ-CP của chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật dược, tại điều 17 quy định giá trị, thời hạn của chứng chỉ hành nghề Dược như sau:

“Chứng chỉ hành nghề Dược được cấp một lần, có giá trị trong phạm vi cả nước. Đối với chứng chỉ hành nghề Dược được cấp với thời hạn 5 năm, khi hết hạn, cá nhân phải làm thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề Dược tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Chứng chỉ hành nghề dược có hiệu lực bao lâu

Chứng chỉ hành nghề Dược do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, gia hạn có giá trị đăng ký hành nghề trong phạm vi cả nước.

Chứng chỉ hành nghề Dược do Giám đốc sở Y tế cấp, gia hạn có giá trị trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cấp chứng chỉ.

Thời hạn hiệu lực của Chứng chỉ hành nghề Dược cấp lại do bị mất, đổi tương đương với thời hanju còn lại của Chứng chỉ hành nghề dược đã bị mất, đổi.

Mọi chi tiết liên hệ:

Văn phòng tuyển sinh khoa Y-Dược

ĐT: 0972.938.849 ( ) || 0904.620.983 ( )

Email:

Chứng chỉ hành nghề dược có hiệu lực bao lâu

Mục lục bài viết

  • 1. Điều kiện, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề dược ?
  • 1.1 Về điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề dược
  • 1.2 Về thành phần hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề:
  • 1.3 Trình tự thực hiện việc đăng ký chứng chỉ hành nghề dược
  • 2. Tư vấn thời hạn của giấy phép hành nghề dược ?
  • 3. Công văn hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề dược
  • 4. Công văn hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề dược hội Đông Y tỉnh
  • 5. Công văn hướng dẫn cấp Chứng chỉ hành nghề Dược
  • 6. Công văn hướng dẫn quản lý hành nghề dược

1. Điều kiện, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề dược ?

Luật sư cho em hỏi một vấn đề như sau ạ: Em đang muốn mở một quầy thuốc nhỏ, nhưng yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề dược vậy luật sư cho tôi hỏi để có chứng chỉ hành nghề dược thì cần yêu cầu, điều kiện gì ?

Kính mong luật sư hồi âm sớm. Cảm ơn Luật sư Minh Khuê!

- Bach Van S

>>Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1.1 Về điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề dược

Theo quy định tại Điều 13 của Luật Dược năm 2016thì người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải có các điều kiện sau đây:

Điều 13. Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược

1. Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn (sau đây gọi chung là văn bằng chuyên môn) được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược bao gồm:

a) Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ);

b) Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa;

c) Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền;

d) Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học;

đ) Bằng tốt nghiệp đại học ngành hóa học;

e) Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược;

g) Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược;

h) Bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y;

i) Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền;

k) Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược;

l) Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực.

Việc áp dụng Điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận quy định tại Điểm l Khoản này do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phù hợp với Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của Nhân dân ở từng địa phương trong từng thời kỳ.

2. Có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ sở dược); cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề theo quy định sau đây:

a) Đối với người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định tại Khoản 9 Điều 28 của Luật này thì không yêu cầu thời gian thực hành nhưng phải cập nhật kiến thức chuyên môn về dược;

b) Đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học phù hợp với phạm vi hành nghề thì được giảm thời gian thực hành theo quy định của Chính phủ;

c) Đối với người có văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm l Khoản 1 Điều 13 của Luật này thì thời gian thực hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

4. Không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định của Tòa án; trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án;

b) Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

5. Đối với người tự nguyện xin cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi, phải đáp ứng đủ Điều kiện theo quy định tại Điều này.

1.2 Về thành phần hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề:

Theo Điều 24 Luật dược năm 2016 thì đối với hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề dược thì bạn cần nộp 01 bộ hồ sơ và thành phần hồ sơ bao gồm:

Điều 24. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược

1. Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược có ảnh chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.

2. Bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn.

3. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

4. Giấy xác nhận về thời gian thực hành chuyên môn do người đứng đầu cơ sở nơi người đó thực hành cấp.

5. Giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược đối với trường hợp đã bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược quy định tại Khoản 9 Điều 28 của Luật này.

6. Bản sao có chứng thực căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

7. Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận hiện không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không thuộc trường hợp bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

8. Trường hợp cấp Chứng chỉ hành nghề dược do bị thu hồi theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 của Luật này thì người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược chỉ cần nộp đơn theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều này được hướng dẫn tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược do Chính phủ ban hành và Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế như sau:

Điều 3. Quy định chi tiết về hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược

1. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Luật dược và được quy định cụ thể như sau:

a) Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược thực hiện theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.;

b) Bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn. Đối với các văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải kèm theo bản sao có chứng thực giấy công nhận tương đương của cơ quan có thẩm quyền về công nhận tương đương theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Nghị định này;

d) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy xác nhận thời gian thực hành theo quy định tại Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp thực hành tại nhiều cơ sở, thời gian thực hành được tính là tổng thời gian thực hành tại các cơ sở nhưng phải có Giấy xác nhận thời gian thực hành của từng cơ sở đó;

đ) Trường hợp đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược với phạm vi hoạt động khác nhau và yêu cầu thời gian thực hành, cơ sở thực hành chuyên môn khác nhau thì hồ sơ phải có Giấy xác nhận thời gian thực hành chuyên môn và nội dung thực hành chuyên môn của một hoặc một số cơ sở đáp ứng yêu cầu của mỗi phạm vi, vị trí hành nghề. Trường hợp các phạm vi hoạt động chuyên môn có cùng yêu cầu về thời gian thực hành và cơ sở thực hành chuyên môn thì không yêu cầu phải có Giấy xác nhận riêng đối với từng phạm vi hoạt động chuyên môn;

e) Bản chính hoặc bản sao chứng thực giấy xác nhận kết quả thi do cơ sở tổ chức thi quy định tại khoản 2 Điều 28 của Nghị định này cấp đối với trường hợp Chứng chỉ hành nghề dược cấp theo hình thức thi;

g) Đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức xét hồ sơ, phải có các tài liệu chứng minh về việc đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật dược.

2. Đối với các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định. Các giấy tờ này phải có bản dịch sang tiếng Việt và được công chứng theo quy định.

3. Số lượng hồ sơ quy định tại Điều này là 01 bộ.

1.3 Trình tự thực hiện việc đăng ký chứng chỉ hành nghề dược

Tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược do Chính phủ ban hành và Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế có quy định như sau:

1. Người đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về:

a) Bộ Y tế đối với trường hợp đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi;

b) Sở Y tế đối với trường hợp đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức xét hồ sơ.

2. Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho người đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược có trách nhiệm:

a) Cấp Chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ; trường hợp không cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

b) Cấp Chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với trường hợp Chứng chỉ hành nghề dược bị thu hồi theo quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật dược; trường hợp không cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

c) Cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ; trường hợp không cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do..

4. Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung gửi cho người đề nghị trong thời hạn sau:

a) 10 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược;

b) 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với hồ sơ đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược.

5. Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho người đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

a) Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định tại khoản 4 Điều này;

b) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

6. Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, người đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, người đề nghị không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.

7. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược, cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố, cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị các thông tin sau:

a) Họ, tên, ngày tháng năm sinh của người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược;

b) Số Chứng chỉ hành nghề dược;

c) Phạm vi hoạt động chuyên môn.

8. Chứng chỉ hành nghề dược được lập thành 02 (hai) bản: 01 (một) bản cấp cho cá nhân đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược; 01 bản lưu tại cơ quan cấp Chứng chỉ hành nghề dược.

9. Khi nhận Chứng chỉ hành nghề dược được cấp lại, được điều chỉnh nội dung thì người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải nộp lại Chứng chỉ hành nghề dược đã được cấp.

Trường hợp bị mất Chứng chỉ hành nghề dược, người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải nộp Đơn đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược theo Mẫu số 04 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

10. Mẫu Chứng chỉ hành nghề dược:

a) Chứng chỉ hành nghề dược cấp theo hình thức xét hồ sơ được cấp theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Chứng chỉ hành nghề dược cấp theo hình thức thi được cấp theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

11. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn cấp Chứng chỉ hành nghề dược.

12. Trường hợp Chứng chỉ hành nghề dược được cấp lại theo quy định tại khoản 8 Điều 24 của Luật dược, người đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược không phải nộp phí.

Lưu ý: Bạn có thể nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp Sở Y tế. Lệ phí thẩm định hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề dược là 500.000 đ (Năm trăm ngàn đồng)/lần thẩm định. Thời hạn giải quyết là 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.

2. Tư vấn thời hạn của giấy phép hành nghề dược ?

Thưa luật sư, tôi muốn hỏi là thời hạn của giấy phép hành nghề dược là bao lâu? và khi hết thời hạn thì có được gia hạn không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

>>Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến: 1900.6162

Trả lời:

Tại khoản 1 Điều 29 Luật Dược 2016 có quy định như sau:

"Điều 29. Quản lý Chứng chỉ hành nghề dược

1. Mỗi cá nhân chỉ được cấp một Chứng chỉ hành nghề dược. Trên Chứng chỉ hành nghề dược ghi đầy đủ phạm vi hành nghề mà người có Chứng chỉ hành nghề dược đáp ứng Điều kiện và được phép hành nghề. Chứng chỉ hành nghề dược không quy định thời hạn hiệu lực và có giá trị trong phạm vi cả nước.

Chứng chỉ hành nghề dược hết hiệu lực khi người hành nghề chết hoặc mất tích theo quyết định, bản án của Tòa án hoặc không có giấy xác nhận hoàn thành đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gần nhất."

Như vậy, theo quy định này thì Chứng chỉ hành nghề dược không quy định thời hạn hiệu lực của nó là bao lâu. Tuy nhiên, tại Điều này có quy định về những trường Chứng chỉ hành nghề dược hết hiệu lực như sau:

+ Khi người hành nghề chết hoặc mất tích theo quyết định, bản án của Tòa án;

+ Khi người hành nghề không có giấy xác nhận hoàn thành đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gần nhất.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi. Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi!

3. Công văn hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề dược

Ngày 21 tháng 10 năm 2014, Cục Quản lý Dược (Bộ Y Tế) ban hành Công văn 17936/QLD-KD năm 2014 cấp chứng chỉ hành nghề dược với nội dung cụ thể như sau:

BỘ Y TẾ
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17936/QLD-KD
V/v cấp chứng chỉ hành nghề dược

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2014

Kính gửi: Sở Y tế tỉnh Bình Phước

Cục Quản lý Dược nhận được Công văn số 1528/SYT-NVDđề ngày 30/9/2014 của Sở Y tế tỉnh Bình Phước về việc cấp chứng chỉ hành nghềdược;

Căn cứ các quy định hiện hành về điều kiện kinh doanhthuốc, Cục Quản lý Dược có ý kiến như sau:

Tại điểm đ, khoản 1 Điều 25 Luật Dược quy định Điềukiện chuyên môn của chủ cơ sở bán lẻ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu được quyđịnh cụ thể như sau: Cơ sở bán lẻ thuốc chuyên bán thuốc đông y, thuốc từ dượcliệu phải do dược sĩ có trình độ trung học trở lên hoặc người có văn bằng,chứng chỉ về y học cổ truyền hoặc dược học cổ truyền đứng tên chủ cơ sở.

Vì vậy dược sỹ trung học có đủ thời gian thực hànhtại cơ sở dược hợp pháp được xem xét cấp chứng chỉ hành nghề dược là chủ của cơsở bán lẻ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu theo quy định hiện hành.

Cục Quản lý Dược có một số ý kiến để quý sở biết vàthực hiện.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục trưởng Trương Quốc Cường (để b/c);
- Website Cục Quản lý Dược;
- Lưu VT, QLKD;

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Tất Đạt

4. Công văn hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề dược hội Đông Y tỉnh

Ngày 01 tháng 10 năm 2014, Cục Quản lý dược (Bộ Y Tế) ban hành Công văn 17007/QLD-KD năm 2014 cấp chứng chỉ hành nghề dược hội Đông Y tỉnh, nội dung cụ thể như sau:

BỘ Y TẾ
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17007/QLD-KD
V/v cấp chứng chỉ hành nghề dược

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2014

Kính gửi: Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng

Phúc đáp Công văn số 660/SYT-QLD đề ngày 12/8/2014 củaSở Y tế tỉnh Sóc Trăng về việc cấp chứngchỉ hành nghề dược;

Căn cứ các quy địnhhiện hành về điều kiện kinh doanh thuốc, Cục Quản lý Dược có ý kiến như sau:

1. Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy địnhhội Đông Y tỉnh là cơ sở dược. Cục Quản lý Dược ghi nhận ý kiến của Quý sở để đưa ra xem xét khi sửa đổi, bổsung các văn bản quy phạm pháp luậtliên quan đến hành nghề dược.

2. Cục quản lý Dược không nhận được bản sao văn bằng của ông Triệu Minh Nhậtdo Quý Sở gửi, vì vậy không có cơ sở để trảlời quý sở.

Cục quản lý Dược có một số ý kiến để quý sở biết và thực hiện.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Website Cục Quản lý Dược;
- Lưu: VT, QLKD;

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Tất Đạt

5. Công văn hướng dẫn cấp Chứng chỉ hành nghề Dược

Ngày 25 tháng 07 năm 2012, Cục Quản Lý Dược (Bộ Y Tế) ban hành Công văn 10911/QLD-KD cấp Chứng chỉ hành nghề Dược, cụ thể:

BỘ Y TẾ
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10911/QLD-KD
V/v cấp CCHN Dược

Hà Nội, ngày 25 tháng 07 năm 2012

Kínhgửi: Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Cục Quản lý Dược nhận được Công văncủa một số Sở Y tế về việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ nhà thuốc là cácDược sỹ đại học đào tạo liên thông, tập trung 4 năm (Hệ chuyên tu) trên bằngtốt nghiệp ghi hình thức đào tạo: Chính quy hoặc Chính quy (Hệ tập trung 4năm).

Căn cứ Nghị định 79/2006/NĐ-CP ngày09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược.

Căn cứ Thông tư số 02/2007/TT-BYTngày 24/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết thi hành một số điềuvề điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của Luật Dược và Nghị định79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Dược.

Căn cứ Quyết định số 12/2001/QĐ-BGD &ĐT ngày 26/04/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc banhành Chương trình khung các ngành đào tạo đại học-cao đẳng thuộc nhóm ngànhkhoa học sức khỏe. Cục Quản lý dược có ý kiến như sau:

Trong những năm gần đây, đào tạochuyên tu dược sỹ đại học còn được gọi là hệ tập trung 4 năm hoặc đào tạo liênthông (có một vài nơi có thể vẫn sử dụng tên cũ là chuyên tu). Dù tên gọi cóthay đổi nhưng nội dung chương trình đào tạo vẫn dựa theo Chương trình đào tạoDược sỹ, 4 năm (hệ chuyên tu cũ) được ban hành kèm theo Quyết định số12/2001/QĐ-BGD &ĐT ngày 26/04/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Như vậy, vềmặt bằng cấp và nội dung chương trình đào tạo, người có bằng tốt nghiệp Dược sỹđại học đào tạo liên thông, tập trung 4 năm (Hệ chuyên tu) đều như nhau, việcghi thông tin bằng tốt nghiệp của các trường có thể không trùng nhau về mặt từngữ: Chính quy hoặc Chính quy (Hệ tập trung 4 năm).

Vì vậy, các Dược sỹ đại học đào tạohệ tập trung 4 năm hoặc đào tạo liên thông được đề nghị cấp chứng chỉ hành nghềchủ nhà thuốc ngay sau khi tốt nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 15Nghị định 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hànhmột số điều của Luật Dược.

Cục Quản lý dược thông báo để cácQuý Sở biết và thực hiện./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng Cao Minh Quang (để b/c);
- Cục trưởng Trương Quốc Cường (để b/c);
- Website Cục Quản lý dược, TCDMP;
- Lưu: VT, QLKD.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Việt Hùng

6. Công văn hướng dẫn quản lý hành nghề dược

Ngày 12 tháng 09 năm 2016, Cục Quản Lý Dược (Bộ Y Tế) ban hành Công văn 17768/QLD-KD quản lý hành nghề dược với nội dung cụ thể:

BỘ Y TẾ
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17768/QLD-KD
V/v quản lý hành nghề Dược

Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 2016

Kính gửi: Sở Y tế tỉnh Cà Mau

Cục Quản lý Dược nhận được Công văn số 1854/SYT-NVD đề ngày 04/08/2016 của Sở Y tế tỉnh Cà Mau về việc xin ý kiến quản lý loại hình hành nghề Dược,

Căn cứ các quy định hiện hành vềđiều kiện kinh doanh thuốc, Cục Quản lý Dược có ý kiến như sau:

Điều 33 Hiến pháp 2013 quy định mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Luật đầu tư 2014 tạo cơ sở để thực thi quyền hiến định này.

Ngày 01/07/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 102/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh thuốc để phù hợp với Luật đầu tư 2014 và có hiệu lực kể từ ngày ký. Cũng theo Quy định của Luật đầu tư 2014 quy định vềđiều kiện kinh doanh dược phải được quy định tại các Luật, pháp lệnh, nghị định và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Mặt khác, Khoản 3 điều 14 Luật dược 2005 đã giao trực tiếp Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về địa bàn được mở cơ sở bán lẻ theo các hình thức quầy thuốc, đại lý bán thuốc của doanh nghiệp và tủ thuốc trạm y tế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, thực trạng đội ngũ cán bộ y tế và nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân trong từng giai đoạn; Thông tư 43/2010/TT-BYT ngày 15/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định lộ trình thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” (GPP) có quy định địa bàn và phạm vi hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc đã quy định địa bàn mở quầy thuốc nhưng không quy định một quầy thuốc phục vụ bao nhiêu dân.

Như vậy, tại thời điểm hiện tại, việc đăng ký thành lập các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn là quyền của các cá nhân, tổ chức nếu cá nhân, tổ chức đó đạt các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự theo quy định tại Điều 7 nghị định số 102/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh thuốc. Cơ sở kinh doanh thuốc chỉ được hoạt động theo đúng địa điểm và phạm vi kinh doanh quy định trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.

Tuy nhiên, điểm b khoản 2 điều 41 Luật dược 2016 giao chính phủ quy định địa bàn và phạm vi kinh doanh đối với cơ sở bán lẻ là quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã. Vì vậy, Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) sẽ nghiên cứu nội dung này khi xây dựng Nghị định hướng dẫn Luật dược.

Cục Quản lý Dược có một số ý kiến để quý Sở biết và thực hiện.


Nơi nhận:
- Như trên:
- Cục trưởng Trương Quốc Cường (để b/c);
- Website Cục Quản lý Dược;
- Lưu: VT, KD(N).

KT. CỤC TRƯỞNGPHÓ CỤC TRƯỞNG




Đỗ Văn Đông