Chữa lỡi hát theo giọng ca sĩ là ai?

Chữa lỡi hát theo giọng ca sĩ là ai?

Ca sĩ Huỳnh Lợi biểu diễn tại chương trình nghệ thuật đặc biệt “Dưới cờ Đảng quang vinh” chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ TPHCM lần X, tháng 10/2015. (Ảnh: Ngọc Tuyết)

(Thanhuytphcm.vn) - Chinh phục khán giả qua chất giọng nam cao, trong sáng, đầy nội lực cùng phong cách biểu diễn tự nhiên, dạt dào cảm xúc, những năm qua, ca sĩ Huỳnh Lợi là nhân tố tích cực góp phần đưa dòng nhạc truyền thống cách mạng ngày càng lan tỏa trong đời sống hiện đại.

Những ngày cuối tháng 4, ca sĩ Huỳnh Lợi đã chia sẻ cùng Trang tin Điện tử Đảng bộ TPHCM về vai trò người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa cũng như việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của người nghệ sĩ.

* Phóng viên: 20 năm trung thành với dòng nhạc truyền thống cách mạng. Anh có thể chia sẻ về sự lựa chọn của mình?

- Ca sĩ Huỳnh Lợi: Có thể nói dòng nhạc truyền thống cách mạng với tôi là sự lựa chọn của cả lý trí lẫn con tim. Bước chân vào Nhạc viện TPHCM năm 1997, tôi nhận thấy chất giọng của mình phù hợp nhất với những tác phẩm mang giá trị nghệ thuật và tính kỹ thuật cao, mà tiêu biểu là những sáng tác trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc. Và chính những ca khúc trong các thời kỳ này đã chắp cánh cho tôi được bay cao bay xa, đặc biệt là được khán giả yêu mến rất nhiều.

Tôi nghĩ, đất nước chúng ta phải trải qua 2 cuộc chiến và nỗi đau vẫn còn đó. Vẫn cần phải nhắc đi nhắc lại cho mọi người, cho thế hệ trẻ biết rằng để có ngày hôm nay ông cha ta đổ rất nhiều xương máu. Chúng ta phải biết trân trọng, phải tiếp bước thế hệ đi trước, phải giữ gìn những giá trị để lại, trong đó có âm nhạc truyền thống cách mạng, phải làm cho những giá trị dù là ở quá khứ vẫn có thể tồn tại cùng thời cuộc hôm nay. Các ca khúc cách mạng, ca ngợi người lính, tình yêu trong chiến đấu luôn luôn là bức tranh đẹp mà người nghệ sĩ phải nâng niu.

* Nhiều người nhận xét sức hút lớn nhất của giọng ca Huỳnh Lợi là sự trữ tình, bay bổng dù thể hiện bất cứ đề tài gì. Từ bao giờ anh đã định hình được phong cách cho mình?

- Sau khi tôi hoàn thành chương trình đại học tại Nhạc viện, khoảng năm 2005. Với tôi, phải thể hiện một ca khúc sao cho người nghe thấy như mình đang vẽ một bức tranh bằng hình tượng âm nhạc vậy. Định hình phong cách cho bản thân mình để không “giẫm chân” người khác thì phải tìm tòi sáng tạo dựa trên nền tảng chất giọng và cả kiến thức đã được trang bị từ nhà trường. Tôi cũng phải nghiên cứu rất nhiều, mày mò xem băng đĩa của các nghệ sĩ cả trong lẫn ngoài nước. Tôi tự hỏi tại sao người ta hát được như vậy, tại sao mình vẫn còn gò bó vậy và đã rèn luyện rất nhiều để hôm nay thật hạnh phúc khi nghe nhiều người nói rằng “nghe Huỳnh Lợi hát là nhận ra ngay”.

Đó là mặt kỹ thuật, còn cảm xúc là từ sự trải nghiệm và nhận thức của người ca sĩ. Thế hệ chúng tôi mang ơn những người đi trước đã làm nên một đất nước đàng hoàng như ngày hôm nay. Tôi nhận thức rất rõ và luôn trân trọng những gì thế hệ trước đã để lại và muốn bảo vệ nó, nhân đôi nó, để những giá trị đó không bị phai mờ. Sau này, được dịp tham gia những chuyến đi về nguồn cùng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM, đến với Côn Đảo, Trường Sơn, Điện Biên, Trường Sa… chứng kiến tận mắt những gì cha ông để lại, càng cho mình những trải nghiệm sâu sắc hơn, tự nhủ mình phải sống xứng đáng với các thế hệ đi trước.

* Thường xuyên tham gia biểu diễn tại các dịp lễ kỷ niệm lớn của đất nước, đặc biệt là những ngày 30/4. Anh có cảm xúc gì đặc biệt không?

- Đến mỗi dịp lễ, kỷ niệm là tôi lại hát rất nhiều, nhất là dịp 30/4. Dù là hát lại những ca khúc các năm trước đã hát, những ca khúc đã được rất nhiều người hát nhưng mỗi lần hát là một lần cảm xúc khác nhau. Lần nào cũng vậy, tôi luôn cảm nhận trong quần chúng nhân dân vẫn còn rất nhiều người yêu mến dòng nhạc truyền thống cách mạng. Và chính họ đã đem lại cảm xúc cho tôi khi đứng trên sân khấu. Tôi đặc biệt ấn tượng về những chương trình biểu diễn cho học sinh, sinh viên. Được cùng những bạn trẻ sống lại không khí những ngày tháng hào hùng của lịch sử dân tộc, đem lại những cảm xúc thật cháy bỏng, mãnh liệt, dạt dào khó tả. Tôi thấy rõ các em vẫn “cháy” hết mình cùng những giai điệu hào hùng, vẫn có cảm nhận rất sâu sắc về thời cuộc, về những ngày đã qua và hôm nay.

* Anh cảm nhận như thế nào về 42 năm xây dựng và phát triển của TPHCM, nơi anh đã có hơn 20 năm gắn bó và góp sức xây dựng?

- Tôi đến TPHCM sinh sống từ năm 1996 và từ đó đến nay là một sự thay da đổi thịt rất lớn. Nhiều công trình hiện đại đã mọc lên và các công trình vẫn tiếp tục được xây dựng mà nhìn về tương lai sẽ là một bức tranh hoàn hảo, hoàn thiện về một TPHCM văn minh, hiện đại, nghĩa tình mà con cháu chúng ta là những người được thừa hưởng. Trong công cuộc xây dựng nào cũng có những khó khăn. Thời gian trước, khi các công trình cầu Phú Mỹ, hầm Thủ Thiêm, đại lộ Võ Văn Kiệt, các tuyến đường trọng điểm… triển khai thi công đã gặp rất nhiều khó khăn, bất tiện, người dân phàn nàn chuyện kẹt xe, khói bụi… nhưng bây giờ khi cơ sở hạ tầng hoàn thiện thì việc đi lại rất thuận tiện, thoải mái; giao thông toàn TP được kết nối, tiếp tục thúc đẩy kinh tế TP phát triển. Chúng ta vẫn còn bộn bề công việc phải làm, vẫn còn nhiều công trình phải xây dựng để hoàn thiện cơ sở hạ tầng đáp ứng cho một TP ngày càng phát triển. Chắc chắn vẫn còn đó những mâu thuẫn nội tại, những bức xúc nhưng đó là động lực của sự phát triển và TP luôn cần sự chung tay đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân, mọi cá thể đang sinh sống và làm việc tại TP này, trong đó có tôi.

* Năm 2014, anh được tuyên dương là gương điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của TP; năm 2015 được tuyên dương là cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (giai đoạn 2011 - 2015); năm 2016 là một trong 10 cá nhân được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trong đợt tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Là một nghệ sĩ, anh đã học tập Bác như thế nào?

- Cả một đời tận tụy vì nước vì dân, vì sự nghiệp của dân tộc, sự vĩ đại đó của Bác đôi khi khiến nhiều người trong chúng ta còn mơ hồ trong việc xác định phải làm gì để học tập và làm theo Bác. Theo tôi, ở ngành nghề nào cũng vậy, chỉ cần làm tốt công việc của mình, biết tiết kiệm công sức, thời gian và tiền bạc mà vẫn ra những sản phẩm, những món hàng tốt, những bài học giá trị là đã học tập Bác rồi. Bước chân vào cơ quan, cần thì mở điện, không cần thì thôi, tiết kiệm các văn phòng phẩm; cố gắng soạn thảo hoàn hảo văn bản, không in tới in lui lãng phí; ứng xử trọng trên, nể dưới, thực hiện nghiêm nội quy cơ quan, khuyên nhủ mọi người thực hiện nếp văn hóa ở cơ quan… - tất cả những điều đó là đã học tập Bác rồi. Chúng ta không cần phải làm gì cao siêu, không cần đi làm cách mạng hay phải trở nên vĩ đại đâu mà có rất nhiều điều để học, từ trách nhiệm với công việc đến tu dưỡng đạo đức cho bản thân mình.

Chữa lỡi hát theo giọng ca sĩ là ai?
Ca sĩ Huỳnh Lợi biểu diễn tại chương trình nghệ thuật chào mừng thành công Đại hội Đại biểu Đảng bộ TPHCM lần X do Thành Đoàn TPHCM tổ chức. (Ảnh: Ngọc Tuyết)

Riêng tôi, những đức tính đời thường của Bác đã lay động trong tôi rất lớn và điều tôi học được ở Bác nhiều nhất là việc học không ngừng nghỉ của Bác. Bản thân tôi không bao giờ tự bằng lòng với chính mình. Từ khi bước chân vào Nhạc viện TPHCM đến bây giờ không có ngày nào là tôi không luyện thanh. Và điều quan trọng đối với một ca sĩ của dòng nhạc truyền thống cách mạng, của một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, là phải hát làm sao để truyền được ngọn lửa nhiệt tình cách mạng đến mọi người một cách dễ dàng nhất, gần gũi nhất. Tôi luôn đặt hết tình cảm của mình vào ca khúc thể hiện, kể cả những chủ đề có vẻ khô cứng như tuyên truyền về Đại hội đảng, về an toàn giao thông, xây dựng nông thôn mới, hay tuyên truyền bầu cử… Tôi ý thức không chỉ hoàn thành bài hát mà phải luôn tìm cách biến hóa những thông tin tuyên truyền, những tư tưởng, định hướng của Đảng và Nhà nước ta qua các tác phẩm đó trở nên nhẹ nhàng, gần gũi, dễ đi vào lòng người. Đôi khi không cần phải hát đúng bài như nhạc sĩ sáng tác mà biến nó thành một câu chuyện, một lời tâm tình, một thông điệp nhẹ nhàng, pha vào đó sự dí dỏm, cách hát nói cho người nghe dễ cảm nhận hơn. Tôi vẫn luôn học Bác hàng ngày, hàng giờ như thế!

* Cám ơn những chia sẻ của anh!

Ngọc Tuyết (thực hiện)

Tin liên quan

Hát không rõ lời đang rộ lên thành dịch bệnh khó chữa trong giới ca sĩ. Đáng sợ hơn, không ít ca sĩ coi đây là trào lưu để chạy theo, nhất là khi sản phẩm âm nhạc giờ đây chủ yếu được tung trên YouTube - nơi so kè khốc liệt lượt view hòng phân chia đẳng cấp.

Mới ra mắt hôm 2-8, MV "Em nói anh rồi" của Chi Pu đã được cư dân mạng "tôn vinh" là đối thủ đáng gờm của Sơn Tùng M-TP. Bởi so về độ không rõ lời với MV "Hãy trao cho anh" của Sơn Tùng, có vẻ Chi Pu nắm chắc cúp vô địch. Mặc dù MV "Em nói anh rồi" được khen ngợi về phần hình ảnh, vũ đạo, giai điệu nhưng khán giả không thể nghe Chi Pu hát gì ngoài cụm từ "Em nói anh rồi" ở đoạn điệp khúc.

Tại đây, nàng hot girl cũng trổ tài đọc rap nhưng giọng đọc của cô cũng khó nghe không kém cạnh phần hát. Nhiều người cứ ngỡ Chi Pu đang hát tiếng nước ngoài nhưng nghe kỹ lại vẫn phảng phất những câu tiếng Việt.

Lời hát "nửa nạc nửa mỡ", tiếng Việt trộn tiếng Anh và kiểu hát như say rượu, hết hơi của cô nàng hoàn toàn lọt thỏm giữa giai điệu dồn dập của bài hát. Ngay lập tức, cô khiến cho các fan hâm mộ buộc phải gào xin bản phụ đề để biết thần tượng thể hiện điều gì.

Chữa lỡi hát theo giọng ca sĩ là ai?
Ca khúc "Em nói anh rồi" của Chi Pu đánh đố khán giả vì không rõ lời.

Nhưng nóng sốt nhất những ngày gần đây phải kể đến "Hãy trao cho anh" của Sơn Tùng. Nhiều đoạn anh hát lướt, nuốt chữ cộng với sự trúc trắc của lời hát và nhạc nền chồng lên khiến khán giả vô cùng vất vả để đoán mò lời ca. Thậm chí, anh chàng phương Tây Jason Verduyn hát lại "Hãy trao cho anh" bằng tiếng Việt được khán giả khen hát còn rõ lời hơn cả Sơn Tùng dù anh cho biết vốn tiếng Việt của mình không tốt lắm.

Đây không phải là lần đầu tiên Sơn Tùng hát không rõ lời. Anh nổi tiếng với rất nhiều ca khúc mà nghe những lần đầu, người ta đều không biết anh hát gì như: "Lạc trôi", "Không phải dạng vừa đâu", "Chạy ngay đi"...

Rất nhiều người hâm mộ, trong đó có Viruss, một "fan cứng" của Sơn Tùng cũng nhầm lẫn câu: "Không còn ai cạnh bên em ngày mai, tạm biệt một tương lai ngang trái" thành "Không còn ai cạnh bên em ngày mai, tạm biệt một tương lai ngang trời". Cách hát trệu trạo, lướt lướt của Sơn Tùng khiến rất nhiều câu hát bị hiểu sai như thế. Nhiều người nói vui: "Nghe Sơn Tùng hát, phải vừa xem vừa bật phụ đề".

 Danh sách ca sĩ hát không tròn vành, rõ chữ còn có Hương Giang Idol, Trọng Hiếu Idol, Hồ Ngọc Hà, Bích Phương, Hari Won... Nhiều khán giả công nhận dù họ rất yêu thích "Bùa yêu" của Bích Phương nhưng lần đầu nghe, họ không hiểu mấy lời ca. Thử sức với dòng nhạc dance, Hương Giang Idol gây thất vọng khi tung MV "Em hơi mệt với bạn thân anh".

Ngoài tên và lời ca bị đánh giá là nhảm nhí, dễ dãi thì kiểu hát luyến láy, điệu đà quá cỡ của Hương Giang lại không phù hợp với dòng nhạc dance sôi động. Nó khiến cô đuổi theo giai điệu, tiết tấu nhanh nên chữ nào chữ nấy méo xẹo, đuối hơi. Nghe xong, công chúng cũng "hơi mệt" với bài hát. Riêng Hồ Ngọc Hà dù nổi danh với chất giọng trầm khàn nhưng khi cô biểu diễn trên sân khấu thì khán giả chỉ nghe Hà phều phào đúng nghĩa. Cái đọng lại chỉ là giai điệu xập xình, vóc dáng nóng bỏng cũng vũ đạo siêu đẹp mắt.

Lý giải về việc hát không rõ lời, mỗi ca sĩ có 1.001 lý do. Vì muốn tạo sự ma mị theo đúng tinh thần của MV "Bùa yêu", Bích Phương cố tình hát không rõ lời. Giọng hát của cô thanh mỏng nghe như từ cõi xa xăm nào vọng về. Hari Won thì thừa nhận khả năng nói tiếng Việt của mình còn hạn chế nên cô phát âm còn lơ lớ. Kết quả là khi thể hiện một số bài hát, cô bị chê là hát méo lời, phát âm sai.

Lần trình diễn ca khúc "Sài Gòn đẹp lắm", ở nhiều đoạn cô hát không rõ nên bị khán giả chỉ trích. Dù gì, trường hợp của Bích Phương và Hari Won vẫn có thể châm chước được. Bởi Bích Phương chỉ thể hiện kiểu hát mờ chữ trong MV "Bùa yêu" còn Hari Won thì không ngừng rèn luyện để tròn vành hơn ở các ca khúc sau.

Đáng trách nhất vẫn là ca sĩ vốn hát tốt nhưng lại cố tình hát chệch, ê a khó nghe để đánh đố khán giả. Lắm ca sĩ coi việc hát không rõ lời là tuyệt chiêu để buộc khán giả phải nghe đi nghe lại nhiều lần. Không ít bài hát (đặc biệt là những bài theo dòng ballad) của Sơn Tùng vẫn được thể hiện bằng chất giọng rõ ràng, thuyết phục như "Chắc ai đó sẽ về", "Âm thầm bên em", "Nơi này có anh", "Em của ngày hôm qua"...

Nhưng càng về sau có vẻ Sơn Tùng càng lạm dụng cách hát không rõ lời như một chiêu trò. Chàng ca sĩ gốc Thái Bình chia sẻ không giấu diếm: "Tôi thích khán giả phải nghe nhiều lần để ngấm từ từ lời ca, ý tứ". Và quả thực, Sơn Tùng rất thành công. Các MV của Sơn Tùng luôn đạt lượt view kỷ lục, luôn nằm trong top 100 triệu view.

"Chạy ngay đi" còn được đề cử ở Giải Cống hiến 2018.  Lượt view cao ngất ngưởng giúp "Hãy trao cho anh" được fanpage giải thưởng âm nhạc "World Music Awards" và trang tin Star News Hàn Quốc chú ý và gọi Sơn Tùng là hoàng tử nhạc pop Việt Nam.

Không chỉ Sơn Tùng, các MV có lời ca như đánh đố khác cũng gặt hái vô số thành quả. "Bùa yêu" của Bích Phương đạt được lượt người xem khủng, thậm chí còn giúp cô ẵm giải "Bài hát của năm" tại Giải Cống hiến 2018. MV "Em nói anh rồi" của Chi Pu và "Em hơi mệt với bạn thân anh" dù bị chê tơi tả nhưng lượt view cũng tăng đáng kể. Trong số đó, có không ít người nghe vì tò mò, hoặc vì quyết phải nghe bằng được cô ca sĩ ấy hát cái gì.

Tuy vậy, chiêu trò này không khác gì con dao hai lưỡi. Vì hát không tròn vành rõ chữ nên đa phần khán giả bực bội, bỏ đi sau khi nghe lần đầu. Cho nên mới có chuyện khi Sơn Tùng tung bản remix "Chạy ngay đi" sau bản gốc, bản này được nhiều người tán dương vì anh đã hát rõ lời hơn trước và nhanh chóng đạt 2,4 triệu lượt xem.  MV ít ra vẫn còn được vớt vát vì hình ảnh mãn nhãn, vũ đạo bắt mắt ăn khớp giai điệu bắt tai. Nhưng bản thu âm sẽ có số phận hẩm hiu hơn bản MV.

Người nghe muốn hát theo cũng chịu. Như Hương Giang và Chi Pu, dù câu được lượt view kha khá nhưng so về độ lan tỏa thực của ca khúc "Em hơi mệt với bạn thân anh" và "Em nói anh rồi" thua xa các ca khúc trước đó như "Anh đang ở đâu đấy anh", "Em đã thấy anh cùng người ấy" hay "Đóa hoa hồng", "Có nên dừng lại - Talk to me"...

Một khán giả đánh giá: "MV "Em hơi mệt với bạn thân anh" thì vui, nhiều đoạn buồn cười, nhưng nhạc thì... hát không nghe được một chữ nào luôn. Tôi nghĩ Hương Giang chỉ nên hát ballad". Hát không rõ chữ khiến khán giả khó nghe, không hiểu được chủ đề, thông điệp bài hát là gì. Bài hát chỉ còn là cái vỏ nhạc xập xình rộng tuếch.

Chữa lỡi hát theo giọng ca sĩ là ai?

Thành công với nhiều ca khúc ballad, khi thử sức dòng nhạc dance, Hương Giang Idol bị chê hát đuối, nuốt chữ.

Mới đây, NSƯT Thành Lộc dành tình cảm cho việc hát rõ lời, rõ tiếng Việt của ca sĩ Kyo York khi anh chàng người Mỹ ra mắt ca khúc "Lặng lẽ". Nhân đây, Thành Lộc cũng bày tỏ băn khoăn không hiểu vì nguyên nhân gì: dòng nhạc hay phong cách khiến nhiều ca sĩ trẻ hiện nay hát không rõ lời. Vì không nghe rõ nội dung ca khúc nên khi nhận được lời đề nghị chia sẻ, góp ý, anh cũng dè dặt không dám đánh giá.

Nhận xét về dòng nhạc trẻ hiện nay, nhạc sĩ Lê Quang cho rằng: "Dường như nhạc sĩ trẻ họ không quan trọng lời ca, thông điệp nữa mà chỉ chú trọng giai điệu và nhạc nền cho hấp dẫn là được". Sinh thời, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu cũng cho hay việc ca sĩ hát không rõ lời còn tai hại hơn là hát sai lời. Ông bức xúc "Bây giờ tụi trẻ hát cái gì tôi nghe không nổi.

Toàn ngoại lai, bắt chước người ta rồi hú hét, nhảy nhót lòe khán giả, hát nhanh như ăn cướp. Làm ca sĩ, nhạc sĩ thời nay sao với nhiều người trẻ dễ quá. Họ chỉ muốn tạo ra xu hướng thịnh hành để khán giả trẻ nghe theo, nhưng cái gì càng nổi nhanh thì cũng tàn nhanh".

Riêng việc các ca khúc không rõ lời được tôn vinh ở giải thưởng âm nhạc cũng khiến giới chuyên môn ngán ngẩm. Nó không khác gì tràng tán dương, khuyến khích ca sĩ cứ việc hát thều thào, nhạc sĩ không cần nhọc công sáng tạo ca từ miễn âm nhạc mới mẻ, dàn diễn viên đóng MV hấp dẫn là được.

Là một ca sĩ, Ánh Tuyết không thể chấp nhận được việc hát không rõ lời. "Tôi coi đó là điều tối kỵ với một người cầm ca. Đã là ca sĩ, anh phải nắm vững kỹ thuật thanh nhạc. Hát tròn vành, rõ chữ không chỉ giúp khán giả đón nhận trọn vẹn tác phẩm, thẩm thấu ý nghĩa mà tác giả gửi gắm mà còn cảm nhận được cảm xúc, tài năng của chính người thể hiện. Chỉ vì câu view mà cố tình hát không rõ lời thì họ không trân trọng tiếng mẹ đẻ. Họ đang giết chết tác phẩm cũng như tài năng của mình" - ca sĩ Ánh Tuyết phân tích.

Mai Quỳnh Nga