Cho biết nhận thức của bản về tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học

bởi quản trị viên | Ngày đăng: 19-04-2021

Chắc chắn hiện nay không ít các bạn sinh viên luôn thắc mắc là tại sao sinh viên luôn được nhà trường và khoa chuyên môn khuyến khích nên tham gia các dự án nghiên cứu khoa học ?

Để trả lời câu hỏi này, trước hết phải hiểu nghiên cứu khoa học là gì ?

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (NCKH)

Có thể hiểu đơn giản NCKH là một dự án nhóm. Dự án này giúp các bạn sinh viên có thể vận dụng vận dụng và thực hành lý thuyết đã và đang được học để giải quyết các vấn đề trong thực tế dưới sự hướng dẫn của các giảng viên. Do đó, việc thực hiện các đề tài NCKH giúp cho các bạn sinh viên thu được thêm rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong quãng thời gian còn là sinh viên.

Sinh viên NCKH là một trong những phương thức học tập hiệu quả nhất hiện nay, bởi trong quá trình nghiên cứu, sinh viên có thể tiếp cận kiến thức lý luận và kiến thức thực tiễn thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau: qua bài giảng trên lớp, nghiên cứu tài liệu, sách, báo trên Internet, hoặc các sản phẩm thực tiễn trong cuộc sống… qua đó tạo cho mình cách học tập khoa học và khơi gợi khả năng sáng tạo. Có thể khẳng định rằng, sinh viên tham gia NCKH sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bản thân.

NHỮNG LỢI ÍCH CHUNG CHO SINH VIÊN TỪ VIỆC THAM GIA NCKH

Thứ nhất, NCKH không những giúp sinh viên nắm chắc kiến thức mà còn tiếp cận nhiều hơn kiến thức mới

Mỗi sinh viên thi tham gia NCKH đều đòi hỏi phải có nền tảng kiến thức cơ bản, nhưng không chỉ dừng lại ở các kiến thức đó, trong quá trình nghiên cứu còn đòi hỏi người nghiên cứu không ngừng bổ sung, hoàn thiện kiến thức của mình. Do đó việc tìm kiếm và đọc thêm các tài liệu bổ trợ là cần thiết. Điều này tạo cho sinh viên kỹ năng nghiên cứu và kiến thức phục vụ cho đề tài của mình sẽ tăng lên. Đồng thời, các bạn có cơ hội được làm việc cùng với giảng viên hướng dẫn nên sẽ được định hướng và chỉ dẫn thấu đáo hơn đối với các vấn đề nghiên cứu.

Thứ hai, NCKH giúp sinh viên phát triển và rèn luyện các kỹ năng tư duy sáng tạo, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm

Khi tham gia nghiên cứu khoa học, sinh viên sẽ được tiếp cận với những vấn đề cụ thể, có ý thức đào sâu suy nghĩ và tập cách tư duy để tự nghiên cứu giải quyết một vấn đề. Trong quá trình thực hiện đề tài sinh viên sẽ nảy sinh ra nhiều hướng giải quyết khác nhau. Quá trình này sẽ giúp sinh viên rèn luyện tư duy độc lập, biết bảo vệ lập trường khoa học của mình. Đối với đề tài khoa học do một nhóm từ hai sinh viên trở lên cùng thực hiện thì việc cùng thực hiện một đề tài nghiên cứu cũng giúp sinh viên phát triển các kỹ năng làm việc theo nhóm với sự chia sẻ ý thức và trách nhiệm, thêm vào đó là biết phân công công việc phù hợp với khả năng và sở trường của từng thành viên.

Thứ ba, phát triển và rèn luyện kĩ năng mềm trong đó có kỹ năng thuyết trình để bảo vệ đề tài nghiên cứu của mình

Bên cạnh đó, việc thực hiện và bảo vệ một đề tài nghiên cứu khoa học sẽ rèn giũa cho sinh viên kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề, kỹ năng thuyết trình, tập cho sinh viên phong thái tự tin khi bảo vệ trước hội đồng khoa học.  Đây cũng là trải nghiệm rất quý báu và thú vị mà không phải bất kỳ sinh viên nào cũng có được trong quãng đời sinh viên của mình.

Thứ tư, cải thiện tiếng Anh chuyên ngành

Khi tham gia dự án NCKH, các bạn sinh viên sẽ được cải thiện thêm tiếng Anh chuyên ngành, có kinh nghiệm trong việc đọc, tìm tài liệu, cách trích dẫn tài liệu, tổng hợp phân tích báo cáo. Những điểm thuận lợi này cũng giúp sinh viên nâng cao kỹ năng viết chuyên đề, viết luận văn tốt nghiệp và những kỹ năng viết báo cáo khi đi làm.

Thứ năm, thiết lập thêm các mối quan hệ mới

NCKH tạo môi trường để mở rộng mối quan hệ với bạn bè, anh chị, thầy cô trong Khoa, Trường và các tổ chức, cơ quan bên ngoài xã hội. Nắm trong tay những mối quan hệ tốt đẹp đó cũng là một lợi thế, để sinh viên có thể học hỏi, mở mang tầm kiến thức đa đạng và phong phú hơn… Điều đó sẽ tạo thuận lợi cho sinh viên khi xin việc sau này.

 Thứ sáu, xây dựng hành trang cho mình bằng những thành tích đạt được và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

Bên cạnh những kiến thức và kinh nghiệm thu được thông qua việc nghiên cứu khoa học, sinh viên còn tạo dựng được những thành tích tốt trong quá trình học tập. Đồng thời, những đề tài đạt giải được Khoa, nhà trường và các tổ chức trong xã hội khen thưởng. Đây cũng là cách thức giúp xây dựng hành trang trước khi tốt nghiệp của mình. Với những thành tích đạt được trong quá trình học tập, những sinh viên tích cực NCKH sẽ được các tổ chức, doanh nghiệp để ý đến và tạo cơ hội việc làm ưu tiên là điều đương nhiên.

LỢI ÍCH TĂNG THÊM KHI NCKH TẠI KHOA XUẤT BẢN, PHÁT HÀNH

Những lợi ích ở trên là những lợi ích chung nhất cho sinh viên khi nghiên cứu khoa học, còn nếu sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học tại khoa Xuất bản, Phát hành thì ngoài những lợi ích kể trên thì các bạn còn được Khoa xét thưởng 3 đến 5 triệu đồng/đề tài ( bên cạnh kinh phí trường cấp là 5 triệu/đề tài) và được Khoa hỗ trợ sử dụng một số phương tiện, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu. Nhằm giúp sinh viên đạt được kết quả cao nhất trong quá trình thực hiện đề tài, Khoa cũng tổ chức các buổi hướng dẫn kỹ năng NCKH, quy trình nghiên cứu, thực hành phân tích dữ liệu trên phần mềm SPSS, kỹ năng viết báo cáo và thuyết trình giúp cho sinh viên có đầy đủ nhận thức về hoạt động nghiên cứu khoa học, tiếp cận phương pháp và kỹ năng triển khai thực hiện đề tài.

Hơn nữa, sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình, các em sẽ được Khoa ưu tiên tham dự các hội nghị, hội thảo khoa học; ưu tiên xét cấp học bổng, xét các danh  hiệu thi đua và hình thức khen thưởng nếu có thành tích trong NCKH; tính điểm rèn luyện sinh viên và cấp Giấy chứng nhận NCKH của Khoa Xuất bản, Phát hành (khi xin việc, hồ sơ của sinh viên sẽ được đánh giá cao hơn nếu có giấy chứng nhận này). Đối với những đề tài có tính khoa học cao, ứng dụng trong thực tiễn sẽ được phát triển bồi dưỡng thêm để tham dự tiếp các giải nghiên cứu khoa học ở cấp trường, cấp bộ …

 Nói tóm lại, hoạt động nghiên cứu khoa học giúp các bạn sinh viên xây dựng và phát triển được tính năng động, sáng tạo, khả năng tư duy độc lập, tự nghiên cứu và khả năng làm việc nhóm của mình. Qua đó cũng giúp sinh viên trau dồi kiến thức, phát huy những điểm mạnh, áp dụng khoa học công nghệ vào giải quyết vấn đề thực tiễn, tích lũy kỹ năng nghề nghiệp… để đảm bảo sinh viên sau khi ra trường đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.

ThS. Nguyễn Ngọc Thanh

Giảng viên khoa Xuất bản, Phát hành

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động không thể thiếu đối với các bạn học viên, sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng. Nhiều người vẫn thắc mắc rằng nghiên cứu khoa học là gì? Đặc điểm, mục đích của nghiên cứu khoa học ra sao? Để có câu trả lời hãy cùng Luận Văn 24 theo dõi bài viết sau nhé.

Cho biết nhận thức của bản về tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học

Xem thêm:

Nghiên cứu khoa học là gì? Nghiên cứu khoa học là một quá trình hành động, tìm hiểu, quan sát và thí nghiệm dựa vào các dữ liệu, tài liệu đã được thu thập giúp phát hiện ra những bản chất và quy luật chung của sự vật và hiện tượng. Thông qua đây, bạn có thể tìm hiểu về các kiến thức mới hay tìm ra những ứng dụng trong kỹ thuật, mô hình mới với ý nghĩa thực tiễn.

Nghiên cứu khoa học tập trung vào những nội dung chính như sau:

  • Nghiên cứu khoa học được xem là một quá trình nhận thức hướng vào tất cả các góc cạnh trên thế giới nhằm đạt kết quả nghiên cứu mới hơn, cao hơn, giá trị hơn.
  • Nghiên cứu khoa học là một hoạt động liên quan tới trí tuệ sáng tạo, giúp góp phần cải tạo về hiện thực, phát hiện ra những phương pháp kĩ thuật tân tiến để cải tạo thế giới.
  • Nghiên cứu khoa học là việc khám phá về thuộc tính, bản chất của sự vật, hiện tượng nhằm phát hiện những quy luật vận động vốn có của những sự vật, hiện tượng có trong tự nhiên và xã hội.

2. Các loại hình nghiên cứu khoa học

Tùy thuộc vào từng mục tiêu nghiên cứu và những sản phẩm thu được khác nhau người ta phân chia thành các loại hình nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học bao gồm những loại hình sau:

2.1. Nghiên cứu cơ bản

Đây là hoạt động nghiên cứu giúp phát hiện ra bản chất và quy luật của sự vật, hiện tượng có trong tự nhiên, xã hội và con người. Nhờ vào những phát hiện này để làm thay đổi về nhận thức của con người.

Nghiên cứu cơ bản bao gồm nghiên cứu cơ bản thuần túy và nghiên cứu cơ bản định hướng. Trong nghiên cứu cơ bản định hướng lại được chia làm nghiên cứu nền tảng và nghiên cứu chuyên đề.

2.2. Nghiên cứu ứng dụng

Hoạt động nghiên cứu này sẽ vận dụng những quy luật đã được phát hiện bởi nghiên cứu cơ bản. Nhờ vào đó sẽ giúp giải thích được những vấn đề, sự vật, hiện tượng nhằm giúp hình thành nguyên lý công nghệ, sản phẩm, dịch vụ mới và áp dụng chúng vào hoạt động sản xuất và trong đời sống…

Cho biết nhận thức của bản về tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học

Hiện tại, Luận Văn 24 đang cung cấp Dịch vụ hỗ trợ làm luận văn tốt nghiệp, thạc sĩ, cao học. Nếu bạn đang gặp những khó khăn trong việc viết luận văn, hãy để chúng tôi chia sẻ cùng bạn.

Hoạt động nghiên cứu triển khai là vận dụng những quy luật có được từ nghiên cứu cơ bản và những nguyên lý trong công nghệ, nguyên lý vật liệu được lấy từ nghiên cứu ứng dụng. Tất cả giúp đưa ra những hình mẫu về phương diện kỹ thuật, sản phẩm, dịch vụ với với các tham số mang tính chất khả thi đối với mặt kỹ thuật.

2.4. Nghiên cứu thăm dò

Hoạt động nghiên cứu thăm dò nhằm xác định ra các phương hướng nghiên cứu, thăm dò thị trường giúp tìm kiếm cơ hội nghiên cứu.

3. Ý nghĩa của nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học mang tới nhiều ý nghĩa cho người thực hiện nghiên cứu. Thông qua bài nghiên cứu sẽ giúp mọi người được chủ động hơn và hình thành được những phương pháp, tư duy mới. Từ đó sẽ giúp phát hiện ra vấn đề và giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.

Một công trình nghiên cứu khoa học thành công còn giúp mang tới niềm vui cho người thực hiện. Đồng thời đây cũng là một giai đoạn tiền đề tạo điều kiện cho các bạn thực hiện tốt những dự án, bài báo cáo sau này.

4. Mục đích nghiên cứu khoa học

Một bài nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh bao gồm các mục tiêu cơ bản như sau:

4.1. Mục tiêu nhận thức

Nghiên cứu khoa học giúp phát triển sâu và rộng hơn về nhận thức của con người có liên quan tới thế giới, giúp phát hiện ra các quy luật liên quan tới thế giới và phát triển kho tàng tri thức của nhân loại.

4.2. Mục tiêu sáng tạo

Đây là mục đích tạo ra công nghệ mới đối với toàn bộ những lĩnh vực hoạt động có trong đời sống và xã hội nhằm nâng cao về trình độ văn minh và nâng cao năng suất đối với tất cả những lĩnh vực hoạt động.

4.3. Mục đích kinh tế

Nghiên cứu khoa học giúp mang tới hiệu quả kinh tế cao, từ đó làm tăng trưởng kinh tế trong xã hội.

4.4. Mục đích văn hóa và văn minh

Hoạt động nghiên cứu khoa học giúp mở mang trí thức, nâng cao về trình độ văn hóa. Đây cũng là bước cơ bản giúp hoàn thiện con người, đưa xã hội phát triển lên một trình độ văn mình hơn.

Cho biết nhận thức của bản về tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học

Bài nghiên cứu khoa học được thực hiện cần phải đảm bảo những đặc điểm cơ bản như sau:

5.1. Tính mới

Đây là một thuộc tính quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Một bài nghiên cứu khoa học cần phải hướng đến phát hiện mới và không có sự lặp lại của các thí nghiệm, cách lý giải và kết luận cũ,.. trong 1 giả thuyết nghiên cứu có thể mới học cũ. Tính mới trong nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải có sự sáng tạo và tư duy nhạy bén.

5.2. Tính thông tin

Bất kỳ một sản phẩm nào của bài nghiên cứu khoa học đều mang những đặc trưng liên quan tới thông tin. Nó chính là kết quả của một quá trình thực hiện và xử lý về thông tin… Đặc điểm này sẽ giúp phản ánh về trình độ và năng lực của những người nghiên cứu. Đó là phải làm sao để tìm thấy được các nguồn thông tin mang giá trị hữu ích nhất nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu…

5.3. Tính tin cậy

Kết quả nghiên cứu nào đưa ra đều phải được kiểm chứng lại nhiều lần. Bởi trong một công trình nghiên cứu khoa học có thể được thực hiện bởi nhiều người, trong nhiều điều kiện khác nhau…

Kết quả nghiên quả cần phải đủ độ tin cậy để kết luận về bản chất của sự vật và hiện tượng.

5.4. Tính khách quan

Tính khách quan trong bài nghiên cứu khoa học đó chính là sự trung thực. Vì vậy để đảm bảo được về tính khách quan, người nghiên cứu không được nhận định một cách vội vàng dựa theo cảm tính mà cần phải kiểm tra lại kết luận xem đã chính xác hoàn toàn chưa.

5.5. Tính kinh tế

Mục đích nghiên cứu khoa học là góp phần tăng hiệu quả kinh tế. Do đó đặc điểm không thể bỏ qua của nghiên cứu khoa học là tính kinh tế.

Cho biết nhận thức của bản về tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học

Khi nghiên cứu khoa học, cần phải tính toán và cân nhắc một cách thận trọng. Tuy nhiên đôi lúc người thực hiện nghiên cứu khoa học cũng cần để ý tới những yêu cầu sau:

  • Người nghiên cứu cần mạnh dạn nhìn nhận vấn đề, đề tài chưa có ai thực hiện nghiên cứu hay những đề tài mang tính mới mẻ.
  • Cần phải chấp nhận được rủi ro, thất bại trong nghiên cứu khoa học.

6. Bài nghiên cứu khoa học mẫu

Nắm bắt được tâm lý của các bạn sinh viên muốn tham khảo một số bài nghiên cứu khoa học mẫu để có hướng đi chính xác cho bài nghiên cứu của mình, Luận Văn 24 đã tổng hợp một số bài mẫu có chọn lọc trong link dưới đây. 

Download MIỄN PHÍ tại đây:

Cho biết nhận thức của bản về tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học

Tham khảo:

Trên đây là một số thông tin nhằm giải đáp thắc mắc nghiên cứu khoa học là gì? Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện nhất về nghiên cứu khoa học. Để từ đó thực hiện tốt công trình nghiên cứu của mình.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào có liên quan tới nghiên cứu khoa học hãy liên hệ ngay cho Luận Văn 24 theo hotline 0988 55 2424 hoặc gửi email tới địa chỉ để được giải đáp chi tiết và nhanh chóng nhé.

Nguồn: Luanvan24.com

Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.  Website: https://luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.