Che do chinh sach tien luong năm 2023

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 19/2022/QĐ-TTg ngày 22/9/2022 quy định về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2022-2024.

Quyết định quy định mức chi tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong cơ quan bảo hiểm xã hội bằng 1,8 lần mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định được áp dụng đối với các đối tượng sau đây trong chỉ tiêu biên chế hoặc vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt:

. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong tổ chức Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân;

. Người lao động thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp của ngành lao động-thương binh và xã hội.

Quyết định nêu rõ, tiền lương tăng thêm 0,8 lần quy định trên (không bao gồm phụ cấp công vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề, phụ cấp ưu đãi giáo dục, phụ cấp thu hút ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ) không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và được thực hiện cho đến khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Mức chi quản lý bảo hiểm

Quyết định quy định mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội (bao gồm bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp), bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 ngày 08/12/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo đó, mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội bình quân giai đoạn 2022-2024 tối đa 1,54% dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm xã hội) được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội: trong đó, năm 2022 tối đa 1,59%, năm 2023 tối đa 1,54% và năm 2024 tối đa 1,49%.

Mức chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp bình quân giai đoạn 2022-2024 tối đa 1,54% dự toán thu, chi bảo hiểm thất nghiệp (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm thất nghiệp) được trích từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp; trong đó, năm 2022 tối đa 1,59%, năm 2023 tối đa 1,54% và năm 2024 tối đa 1,49%.

Mức chi phí quản lý bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế bình quân giai đoạn 2022-2024 tối đa 3,5% tiền đóng bảo hiểm y tế, được trích từ quỹ bảo hiểm y tế; trong đó, năm 2022 tối đa 3,55%, năm 2023 tối đa 3,5% và năm 2024 tối đa 3,45%. Dự toán chi phí quản lý bảo hiểm y tế hằng năm được xác định theo mức chi phí quy định tại khoản này tính trên dự toán thu tiền đóng bảo hiểm y tế hằng năm.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/11/2022 và được áp dụng cho các năm tài chính từ năm 2022 đến hết năm 2024. Riêng việc chi trả tiền lương tăng thêm 0,8 lần thực hiện theo quy định trên.

Vũ Phương Nhi

Tiện ích thông tin

QR Code

Tin khác

Bày tỏ quan điểm trước tình trạng một bộ phận công chức, viên chức nghỉ việc, chuyển sang khu vực tư, ông Ngọ Duy Hiểu cho rằng, lương thấp là một trong những nguyên nhân. Theo ông Ngọ Duy Hiểu, trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, việc chuyển dịch lao động từ khu vực công sang tư hoặc ngược lại là việc bình thường. Quyền lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc là quyền hiến định của công dân, phải tôn trọng và bảo đảm quyền quan trọng đó.

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, việc chuyển dịch nhiều, với tỉ lệ đáng kể sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực ở một số ngành, lĩnh vực ở khu vực công như thời gian vừa qua. Do đó, cần phân tích, đánh giá kỹ để sớm có giải pháp khắc phục.

Che do chinh sach tien luong năm 2023
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu bày tỏ mong muốn sớm tăng lương cho công chức, viên chức.

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, có 5 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chuyển dịch của cán bộ, công chức, viên chức từ khu vực công sang tư.

Đó là quan niệm của xã hội về việc làm giữa khu vực công và tư đã cởi mở hơn, bình đẳng hơn; thu nhập ở khu vực công nói chung còn thấp, phân phối lại cứng nhắc, cào bằng; việc làm ở khu vực tư ngày càng nhiều, phong phú với sức hấp dẫn cao về thu nhập, sự năng động, về cách đánh giá hiệu quả lao động và phân phối thu nhập; sau đại dịch COVID-19, mọi thứ đều thay đổi, kể cả thị trường lao động (chẳng hạn, nhiều giáo viên nghỉ dạy dài ngày, bán hàng online để sống, nay thấy việc đó phù hợp, thu nhập cao, không muốn quay lại làm giáo viên nữa); những áp lực về công việc, về tính tuân thủ pháp luật làm nản lòng một số công chức, viên chức.

“Riêng nguyên nhân thứ 5 này, tôi muốn khẳng định thêm, dù làm ở khu vực công hay tư đều phải tuân thủ pháp luật, ở đâu cũng đều có những áp lực riêng về công việc. Pháp luật còn bất cập, chồng chéo thì chúng ta sửa, không nên coi đây là lý do phải thay đổi công việc” - ông Ngọ Duy Hiểu chia sẻ.

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, mỗi công chức, viên chức chuyển từ khu vực công sang khu vực tư đều có những lý do riêng, trong đó có vấn đề thu nhập.

"Đúng là thu nhập của công chức, viên chức nước ta còn thấp" - ông Ngọ Duy Hiểu nói và cho biết thêm: Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận ra vấn đề này và đã có những chủ trương điều chỉnh, thay đổi quan trọng.

Tuy nhiên, tác động của đại dịch COVID-19 hơn 2 năm qua đã không cho phép cải cách tiền lương trong công chức, viên chức, lực lượng vũ trang theo lộ trình đã định.

Hiện nay, Đảng, Chính phủ và cả Quốc hội đang hết sức quan tâm đánh giá, chuẩn bị nguồn lực để có thể cải cách căn bản lương, thu nhập cho khu vực công chức, viên chức, lực lượng vũ trang sớm nhất.

“Tôi hy vọng ngay đầu năm hoặc giữa năm 2023, việc tăng lương của công chức, viên chức, lực lượng vũ trang sẽ trở thành hiện thực” - ông Ngọ Duy Hiểu bày tỏ.

Che do chinh sach tien luong năm 2023
Bác sĩ bệnh viện công lương dưới 10 triệu đồng/tháng, chuyển sang bệnh viện tư lương cao gấp 2-3 lần là chuyện bình thường. Ảnh minh hoạ: N.Ly

Ông Ngọ Duy Hiểu chia sẻ: "Sẽ có nhiều đoàn viên, người lao động chung suy nghĩ, đó là lựa chọn việc làm không chỉ bởi lý do thu nhập. Môi trường làm việc, công việc yêu thích, khát vọng cống hiến và nhiều yếu tố nữa sẽ được công chức, viên chức cân nhắc. Nhất là khi đất nước đang khó khăn sau đại dịch COVID-19 và những yếu tố bất lợi của tình hình thế giới thì mỗi đoàn viên, người lao động cần thấy trách nhiệm của mình, chia sẻ khó khăn với đơn vị, ngành và đất nước, cần nỗ lực để đưa đất nước tiến lên".