Chaậm nộp thuế khai hải quan bị phạt bao nhiêu năm 2024

Mức phạt kiểm tra sau thông quan là các khoản phạt được áp dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi không đáp ứng đầy đủ các quy định, luật pháp và tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu.

Cụ thể: Nếu trong quá trình Kiểm tra sau thông quan, cơ quan Hải quan phát hiện doanh nghiệp có hành vi vi phạm như không đáp ứng được các quy định về chất lượng, an toàn, không đủ chứng từ, hồ sơ, giấy tờ quan trọng, nhập khẩu trái phép, vi phạm các quy định thuế, phí, lệ phí, phạt chậm nộp thuế, hoặc các hành vi vi phạm khác. Thì, doanh nghiệp sẽ bị phía Hải quan áp dụng các biện pháp xử phạt với mức độ tương ứng với hành vi vi phạm. Mức phạt này được quy định trong các luật, quy định, nghị định hoặc thông tư của các cơ quan chức năng và phụ thuộc theo từng quốc gia hoặc khu vực cụ thể.

\>>Xem thêm:

Kiểm tra sau thông quan – Những điều doanh nghiệp cần biết

Quy trình kiểm tra sau thông quan – 8 Bước doanh nghiệp cần lưu ý

Mức phạt kiểm tra sau thông quan áp dụng cho các hành vi vi phạm của doanh nghiệp

Theo Điều 11 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP năm 2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và Quyết định số 376/QĐ-TCHQ năm 2021 ban hành sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan. Quy định mức phạt hành vi vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra, như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

  1. Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã nộp, xuất trình hoặc gửi cho cơ quan hải quan theo tờ khai hải quan đã được đăng ký mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 7 Điều này, các Điều 9,14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này;
  1. Lập báo cáo quyết toán không đúng so với sổ, chứng từ kế toán, tờ khai hải quan mà người nộp thuế tự phát hiện, sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán ngoài thời hạn quy định nhưng không thuộc trường hợp quy định tại điểm e khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định này.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

  1. Không bố trí người, phương tiện để thực hiện các yêu cầu của cơ quan hải quan về kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
  1. Vi phạm các quy định về lập, lưu trữ hồ sơ, chứng từ, sổ sách, dữ liệu điện tử;
  1. Lập báo cáo quyết toán không đúng so với sổ, chứng từ kế toán, tờ khai hải quan mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, điểm e khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định này.

3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

  1. Không xuất trình hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, hàng hóa còn đang lưu giữ là đối tượng kiểm tra sau thông quan để cơ quan hải quan kiểm tra theo quy định của pháp luật hải quan;
  1. Cung cấp không đầy đủ, không đúng thời hạn hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh ha của cơ quan hải quan.

+ Mức phạt hành vi vi phạm kiểm tra sau thông quan là bao nhiêu?

+ Mức phạt hành vi vi phạm kiểm tra sau thông quan là bao nhiêu?

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

  1. Đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra hải quan;
  1. Không cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện từ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật.

6. Bán hàng hóa có nguồn gốc hợp pháp tại cửa hàng miễn thuế mà không dán tem “Vietnam duty not paid” theo quy định bị xử phạt như sau:

  1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 10.000.000 đồng;
  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đển dưới 50.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên.

7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

  1. Sừ dụng chứng từ, tài liệu giả mạo; sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp để khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  1. Sử dụng bất hợp pháp tài khoản đăng nhập, chữ ký số được cấp cho tổ chức, cá nhân khác để thực hiện thủ tục hải quan;
  1. Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan;
  1. Bán tại cửa hàng miễn thuế loại hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa chưa được phép phổ biến, lưu hành tại Việt Nam theo quy định.
    \>Xem thêm:
Cục kiểm tra sau thông quan Tổng cục Hải quan Biểu thuế xuất nhập khẩu 2024 và chiến lược hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa việc tiết kiệm thuế XNK

8. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thực tế không đúng với khai hải quan về lượng, tên hàng; chủng loại mà không có chứng từ để khai bổ sung theo quy định của pháp luật hải quan về khai bổ sung, trừ trường hợp vi phạm quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định này thì bị xừ phạt như sau:

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;
  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đén dưới 50.000.000 đồng;
  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
  1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

9. Hình thức xử phạt bổ sung:

  1. Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5, điểm a khoản 7, khoản 8 Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khăc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b khoản 10, khoản 11 Điều này;
  1. Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là chứng từ, tài liệu giả mạo; chứng từ, tài liệu không hợp pháp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này.

10. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

  1. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với tang vật vi phạm hành chính là phế liệu không đáp ứng điều kiện, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, hàng hóa, vật phâm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối ỵới hành vi quy định tại điểm a khoản 7, khoản 8 Điều này;
  1. Buộc tiêu hủy tang vật trong trường hợp hàng hóa vi phạm là văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 7, khoản 8 Điều này;
  1. Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5; điểm a khoản 7, khoản 8 Điều này;
  1. Buộc dán tem “Vietnam duty not paid” theo quy định đối với hành vi vi phạm tại khoản 6 Điều này.

11. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này để trốn thuế thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.

\>>Xem thêm:

Hồ sơ kiểm tra sau thông quan – Những lưu ý quan trọng doanh nghiệp cần biết

10 nhóm chỉ tiêu về cải cách và đơn giản hóa thủ tục hải quan năm 2023

Kiểm tra sau thông quan (Post Clearance Audit) là gì?

Theo khoản 1 Điều 77 Luật Hải quan 2014, kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của Cơ quan Hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan. Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai Hải quan.

Các sai lầm thường gặp của doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong quá trình kiểm tra sau thông quan là gì?

Công tác chuẩn bị và thực hiện kiểm tra sau thông quan đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm vững quy đinh, luật Hải quan và nhiều nghiệp vụ phức tạp khác. Do đó doanh nghiệp thường dễ mặc nhiều sai lầm trong quá trình kiểm tra sau thông quan, trong đó nổi bật là 11 sai lầm sau:

  1. 1. Không giải trình chênh lệch xuất nhập tồn nguyên vật liệu.
    1. Bác bỏ C/O.
    2. Khai sai mã HS.
    3. Thiếu giấy phép nhập khẩu.
    4. Thiếu kiểm tra chất lượng.
    5. Kê khai tờ khai sai, phạt hành chính.
    6. Xác định sai trị giá hải quan.
    7. Chưa đăng ký cơ sở sản xuất.
    8. Chưa đăng ký kho của EPE.
    9. Giao gia công không thông báo.
    10. Không đủ điều kiện hoàn/ miễn thuế.

Mức xử phạt nộp chậm tiền thuế năm 2023 như thế nào?

Mức xử phạt nộp chậm tiền thuế mới nhất hiện nay đang được quy định tại điều 59 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14

– Cách tính tiền chậm nộp tiền thuế

Mức nộp 01 ngày = 0,03% x Số tiền thuế chậm nộp

– Mức tính tiền chậm nộp tiền thuế

Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

– Thời gian tính tiền chậm nộp thuế

Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.

Người nộp thuế tự xác định số tiền chậm và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. Trường hợp người nộp thuế có khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật Quản lý thuế 2019.

Trường hợp sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế, tiền phạt còn nợ và số ngày chậm nộp.

Mức phạt khi doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán ngoài thời hạn quy định?

Theo Khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì doanh nghiệp có quyền được sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo hoặc trước khi cơ quan hải quan kiểm tra báo cáo đó. Ngoài thời hạn này hoặc sau khi cơ quan hải quan kiểm tra báo cáo thì doanh nghiệp thực hiện sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan, đồng thời bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Tuy nhiên từ khi Thông tư 39 có hiệu lực vào ngày 05/6/2018 thì chưa có một văn bản nào quy định về mức xử phạt khi doanh nghiệp tự ý sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán ngoài thời hạn. Cho đến ngày 19/10/2020, khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành thì mới có chế tài phạt vi phạm cho hành vi này. Theo đó, từ ngày 10/12/2020, nếu doanh nghiệp phát hiện, sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán ngoài thời hạn quy định thì sẽ bị phạt đến 2.000.000 đồng.

\>Xem thêm: Báo cáo quyết toán hải quan – Những điều quan trọng doanh nghiệp cần biết

Thời hạn nộp báo cáo quyết toán hải quan – Những điều quan trọng doanh nghiệp cần biết

Kinh nghiệm kiểm tra báo cáo quyết toán hải quan doanh nghiệp cần biết

Hướng dẫn doanh nghiệp cách làm báo cáo quyết toán hải quan chi tiết nhất

Mức phạt khi doanh nghiệp khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, xử phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn thực hiện như sau:

Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định đối với một trong các hành vi sau:

  1. Khai sai căn cứ tính thuế hoặc số tiền thuế được khấu trừ hoặc xác định sai trường hợp được miễn, giảm, hoàn thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
  2. Khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này nhưng người nộp thuế đã tự giác kê khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế kết thúc thời hạn thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
  3. Khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản thanh tra, kiểm tra thuế, biên bản vi phạm hành chính xác định là hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế vi phạm hành chính lần đầu về hành vi trốn thuế, đã khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt và cơ quan thuế đã lập biên bản ghi nhận để xác định là hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế.
  4. Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn đối với giao dịch liên kết nhưng người nộp thuế đã lập hồ sơ xác định giá thị trường hoặc đã lập và gửi cơ quan thuế các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
  5. Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.

\>>>Xem thêm: Kiểm tra sau thông quan là gì (Post Clearance Audit – PCA)? Một số quy định trong Kiểm tra sau thông quan

Giải pháp nào giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa mức phạt kiểm tra sau thông quan?

Để quá trình kiểm tra sau thông quan được diễn ra thuận lợi và tránh việc bị xử phạt hành chính hoặc bị xử phạt với mức phạt kiểm tra sau thông quan cao. Doanh nghiệp cần chú ý một số điểm sau:

  • Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ doanh nghiệp đầy đủ, chính xác.
  • Khi có lệnh kiểm tra sau thông quan, doanh nghiệp cần xem rõ mục đích kiểm tra là gì để chuẩn bị đúng chứng từ và bản kê khai chi tiết cần thiết.
  • Trong quá trình làm thủ tục kiểm tra sau thông quan, hải quan có thể có nghi ngờ một vài nội dung nào đó trên tờ khai. Nhưng chưa đủ cơ sở để bác bỏ về trị giá khai báo. Hải quan cho chủ hàng lựa chọn: Có thể làm tham vấn giá ngay hoặc không tham vấn giá, mà để kiểm tra sau. Trong trường hợp này doanh nghiệp nên chọn cách 2 để giải phóng hàng cho nhanh, tránh lưu kho lưu bãi và có thêm thời gian rà soát và chuẩn bị chứng từ cần thiết.
  • Để tránh những sai lầm khi chuẩn bị chứng từ phức tạp, hoặc doanh nghiệp không có nhân viên am hiểu rõ thủ tục cần có để hoàn thiện qua trình kiểm tra sau thông quan, nhân viên doanh nghiệp chưa thể cân đối và có những lý lẽ phù hợp để giải trình những chênh lệch về số liệu trên thực tế và sổ sách,…. Thì tốt nhất doanh nghiệp nên lựa chọn một đơn vị tư vấn uy tín, có kinh nhiệm lâu năm trong lĩnh vực “Hỗ trợ kiểm tra sau thông quan” để tối ưu hóa hồ sơ doanh nghiệp một cách chính xác và hiệu quả.

\>>>Xem thêm: Thực trạng Kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam

Thấu hiểu những NỖI ĐAU của doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi thực hiện kiểm tra sau thông quan, chúng tôi – Đội ngũ chuyên gia TACA với bề dày kinh nghiệm dày dặn cùng các cán bộ có 15 năm kinh nghiệm hỗ trợ nhiều doanh nghiệp lớn như: Samsung, Toyota, Vinfast, Piaggio, Honda Lock… Hân hạnh gửi đến bạn đọc “Dịch vụ Hỗ trợ Kiểm tra sau thông quan” nhằm mang đến cho quý doanh nghiệp giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa những rủi ro có thể mắc phải khi tham gia kiểm tra sau thông quan và hỗ trợ doanh nghiệp kết thúc kỳ kiểm tra sau thông quan viên mãn.

TACA hân hạnh là nơi “gửi gắm niềm tin và sự lựa chọn tối ưu” cho MỌI DOANH NGHIỆP.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về Dịch vụ Hỗ trợ Kiểm tra sau thông quan của TACA, quý doanh nghiệp có thể truy cập vào: