Cầu thang lên xuống của nhà sàn thường có bao nhiêu bậc?

Dù là bất cứ ai nếu như “khởi móng xây nhà” hay “cất nóc làm mái” thì đều phải làm lễ và cúng bái trước khi thực hiện bởi đây là văn hóa người Việt. Điều này không hoàn toàn là nói về tâm linh tín ngưỡng hay sự bảo thủ, mê tín, nhưng ngôi nhà là mái ấm thiêng liêng, là nơi để duy trì - phát triển tình cảm gia đình, vì vậy mà để có thể tiến hành công việc này một cách thuận buồm xuôi gió, đem lại may mắn bình an tài lộc thịnh vượng cho gia chủ thì đây là việc tương đối là cần thiết.

Khi làm nhà thường có rất nhiều điều phải lưu ý, người biết nhiều thì cần tránh nhiều, người biết ít thì lại càng phải tham khảo mà tránh để đảm bảo có được một ngôi nhà đẹp, phù hợp với công năng sử dụng và đặc biệt là phù hợp với phong thủy vận khí.

Cầu thang lên xuống của nhà sàn thường có bao nhiêu bậc?

Cầu thang và bậc cầu thang là vấn đề cần phải quan tâm khi làm nhà

Mặc dù có khá nhiều điều cần kiêng kỵ khi làm nhà mà chúng ta không thể biết được hết và thường phải nhờ tới các chuyên gia, thầy phòng thủy nhưng với vấn đề cơ bản về làm cầu thang hay cách tính bậc cầu thang thì hầu như không ai là không biết, đây là điều cực kỳ thực tế mà mọi người hầu như tiếp xúc rất nhiều trong công việc, cuộc sống...

Nói đi thì cũng phải nói lại, tuy là hầu như mọi người đều biết về vấn đề làm cầu thang nên lưu ý những gì hay cách tính số bậc cầu thang, chiều cao bậc cầu thang...nhưng một số gia chủ vì không quá lưu tâm hay chưa tìm hiểu nên vẫn chưa biết về vấn đề này.

Cầu thang lên xuống của nhà sàn thường có bao nhiêu bậc?

Bậc cầu thang được tính như thế nào và bao nhiêu bậc là hợp lý nhất

Chúng ta thường có những câu hỏi cơ bản như bậc cầu thang tính từ đâu, cách tính bậc cầu thang theo phong thủy, cách tính bậc cầu thang nhà lệch tầng, tổng số bậc cầu thang nhà 3 tầng hay cầu thang 21 bậc có tốt không, cầu thang 25 bậc có tốt không, cầu thang 17 bậc có tốt không....

Để giải đáp được các vấn đề này cũng như để bạn nắm rõ được cách phân chia bậc cầu thang theo phong thủy cùng và đặc biệt là một số lưu ý khi làm bậc cầu thang theo phong thủy, hãy cùng Nội thất Long Thành tìm hiểu qua các nội dung dưới đây.

Cầu thang và bậc cầu thang là gì?

Cầu thang là gì?

Cầu thang lên xuống của nhà sàn thường có bao nhiêu bậc?

Cầu thang thời hiện đại không chỉ là để đi lại mà còn dùng để trang trí

Từ rất lâu trước đây khi con người ta bắt đầu biết “dựng lều lập nhà” thì cầu thang đã được tạo nên, tuy là với cách hiểu khác nhau nhưng đều mang chung một ý nghĩa đó là để di chuyển lên các vị trí nhà cao hơn, nối liền hai không gian với nhau.

Dù cho ở thời điểm đó nó chỉ mang ý nghĩa đơn giản như vậy nhưng cho đến ngày nay, cầu thang không chỉ là nơi để di chuyển, kết nối các khu vực trong nhà với nhau mà còn là nơi để trang trí giúp mang lại vẻ đẹp, sự tiện lợi cho người dùng không thua kém gì các khu vực khác trong nhà và đặc biệt là tạo nên điểm nhấn đặc biệt cho không gian.

Bậc cầu thang là gì?

Cầu thang lên xuống của nhà sàn thường có bao nhiêu bậc?

Bậc cầu thang trong nhà được tính dựa theo số bước liên tiếp nhau

Bậc cầu thang chính là khoảng cách các ô liền nhau liên tiếp theo chiều hướng đi lên hoặc đi xuống của dọc cầu thang, cụ thể là việc chúng ta bước lên trên tầng hoặc đi xuống tầng phải bước từng bước thông qua các bậc/điểm tựa dưới chân và từng bậc đó được gọi là 1 bậc cầu thang.

Bậc cầu thang chia ra làm mấy loại

Trước tiên chúng ta cần phân biệt giữa cầu thang trong nhà và bậc cửa nhà, mặc dù bậc cửa nhà cũng được thiết kế từng bậc để đi lên/xuống tương tự như bậc cầu thang trong nhà nhưng mà người ta lại hay gọi là bậc tam cấp, bậc 5 cấp, bậc 9 cấp.....Các loại bậc tam cấp này thường được thấy ở đa số các nhà ở cấp 4, biệt thự được xây dựng ở địa thế cao so với mặt đất.

Cầu thang lên xuống của nhà sàn thường có bao nhiêu bậc?

Cầu thang chính đi lại trong ngôi nhà thường có nhiều bậc

Còn cầu thang chính là nơi để nối liền các không gian thông tầng trong ngôi nhà với nhau và thường có số lượng các bậc lớn hơn. Điển hình mà chúng ta thường thấy đó là cầu thang trong biệt thự, nhà phố hay tòa nhà chung cư(cầu thang bộ).

Ở các các ngôi nhà khác nhau sẽ có các điểm riêng về kiểu dáng và kích thức của cầu thang, thường thì nhà biệt thự rộng cầu thang được thiết kế lớn và kiểu dáng cầu kỳ hơn so với nhà phố/nhà ống. Trong cùng một ngôi nhà, tùy theo phong cách thiết kế nội thất cùng với mức đầu tư của gia chủ mà cầu thang lại được làm theo những kiểu khác nhau như cổ điển, tân cổ điển hoặc hiện đại, vì vậy mà bậc cầu thang cũng thể hiện được phần nào yếu tố này.

Cách tính bậc cầu thang theo phong thủy 

Cầu thang lên xuống của nhà sàn thường có bao nhiêu bậc?

Làm sao để chia bậc cầu thang theo yếu tố phong thủy

Khi bỏ qua bậc tam cấp, chúng ta chỉ tập trung vào bậc cầu thang bên trong nhà.

Với những ngôi nhà đang trong quá trình thiết kế hay bắt đầu được xây dựng thì việc chia bậc cầu thang rất quan trọng, tuy nó không ảnh hưởng tới quá trình thi công là mấy nhưng lại có vai trò phong thủy rất lớn và thường được tính toán lựa chọn rất kỹ trước khi thực hiện làm cầu thang.

Nếu việc này không được thực hiện một cách hợp lý thì cầu thang thường bị trái phong thủy gây ra xung khắc, ảnh hưởng tới việc làm ăn của gia chủ cùng sức khỏe, sự gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Nhà có cầu thang xấu còn khiến nhiều người chê cười khi bước vào nơi này.

Việc tính bậc cầu thang theo phong thủy chúng ta có thể nhờ thầy phong thủy hoặc có thể tự tính toán cho ngôi nhà của mình nếu như biết cách, am hiểm đôi chút về phong thủy nhưng đây là vấn đề quan trọng tốt nhất chúng ta nên nhờ tới người có chuyên môn, còn việc tự tính toán thì chỉ là để kiểm tra thử hoặc với mục đích tham khảo.

Bạn có thể làm bậc cầu thang theo phong thủy dựa vào một số cách như sau:

- Lựa chọn cách tính bậc cầu thang theo sinh lão bệnh tử( Sinh – Lão – Bệnh – Tử).

- Tính bậc cầu thang theo trực tuổi của gia chủ.

- Tính các bậc cầu thang theo phong thủy của yếu tố âm dương ngũ hành(Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ).

- Tính chọn bậc cầu thang theo vòng trường sinh.

>> Đây chính là những cách cơ bản để tính cũng như việc có thể đếm số bậc cầu trang trong ngôi nhà của bạn, lưu ý rằng các phương pháp này chỉ tính cho bậc cầu thang giữa hai tầng lầu liên tiếp chẳng hạn như từ tầng 1 lên tầng 2 hoặc từ 2 lên 3...chứ không tính cho tất cả các tầng cùng một lúc.

Việc thiết kế bậc cầu thang và lựa chọn kích thước về chiều cao, chiều rộng của từng bậc sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của ngôi nhà và kiểu cầu thang được sử dụng.

1. Cách tính số bậc cầu thang dựa trên vòng Trường sinh

Để có thể tính toán được số bậc cầu thang chuẩn phong thủy, gia chủ cần nắm được quy tắc ngũ hành và vòng Trường Sinh như sau:

Ý nghĩa vòng trường sinh

Vòng Trường sinh bao gồm 12 giai đoạn, mỗi một giai đoạn thể hiện một quy luật của đời người, bao gồm sinh trưởng, phát triển và kết thúc. Nói một cách đơn giản thì vòng trường sinh biểu thị cho vòng đời của một con người. 

Các giai đoạn của vòng trường sinh

12 giai đoạn gắn với 12 ý nghĩa lần lượt được thể hiện như sau: 

  • Trường sinh: gắn liền với sự ra đời, sinh sôi, nảy nở; sức sống căng tràn, năng lượng đầy ắp, dồi dào sinh lực. 
  • Mộc dục: gắn liền với trẻ nhỏ biết tự lập, tự tắm rửa.
  • Quan đới: gắn với giai đoạn trưởng thành, cố gắng hết sức học tập, rèn luyện, trau dồi để xây dựng sự nghiệp, công danh.
  • Lâm Quan: gắn liền với cuộc sống công danh, thịnh vượng.
  • Đế vượng: giai đoạn phát triển vượt bậc về cả thể chất và tinh thần. 
  • Suy: bắt đầu suy thoái, không còn vẻ đẹp cực thịnh như ban đầu.
  • Bệnh: giai đoạn già hoá, sinh ốm đau, bệnh tật.
  • Tử: chấm dứt vòng đời, kết thúc một giai đoạn.
  • Mộ: quay trở lại với đất.
  • Tuyệt: mọi thứ phân huỷ, không còn hình trạng.
  • Thai: đầu thai, giai đoạn chuẩn bị một hành trang mới, vòng đời mới.
  • Dưỡng: hấp thụ mọi nguyên khí, âm dương ngũ hành, chuẩn bị tinh thần bước vào giai đoạn mới.

Trong đó, 12 giai đoạn lần lượt gắn liền với 5 ngũ hành nhà cửa như ảnh sau:

Cầu thang lên xuống của nhà sàn thường có bao nhiêu bậc?

12 giai đoạn lần lượt gắn liền với 5 ngũ hành nhà cửa

Cầu thang lên xuống của nhà sàn thường có bao nhiêu bậc?

Tính bậc cầu thang theo phong thủy cho không gian nhà biệt thự

2. Cách tính số bậc cầu thang dựa trên quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử

Dựa trên quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử, chúng ta có thể tính được số bậc cầu thang đẹp, tốt theo phong thủy cho không gian của mình. Đây cũng là một trong những cách tính đơn giản, được nhiều người lựa chọn. 

Ý nghĩa của Sinh – Lão – Bệnh – Tử

Quy luật sinh – lão – bệnh – tử mà ông cha ta áp dụng để tính số bậc cầu thang đẹp, chính là quy luật một vòng đời của con người. Trong đó, Sinh có nghĩa là điểm xuất phát, chào đời, đầy năng lượng, trẻ trung và sinh khí. Lão có nghĩa là khi chúng ta già đi, năng lượng bắt đầu thoái hoá và dần trở nên cạn kiệt.

Theo đó, bệnh có nghĩa là ốm đau, bệnh tật, sức khoẻ yếu, dần sa sút và dễ dẫn đến Tử. Tử có nghĩa là kết thúc sự sống, trái lại với Sinh, tử chính là sự chia ly, đặt dấu chấm hết cho một kiếp người. 

Như vậy, theo ý nghĩa của 4 cung, thì cung Sinh tràn trề năng lượng và có hàm ý đẹp nhất. Áp dụng vào cách tính số bậc cầu thang theo sinh lão mệnh tử, số bậc cầu thang mà rơi vào cung Sinh sẽ có phong thuỷ đẹp. 

Cách đếm bậc như sau

Quy luật tính bậc cầu thang dựa trên quy tắc Sinh – Lão – Bệnh – Tử được áp dụng với tất cả các loại thiết kế nhà ở, từ nhà phố, nhà cấp 4, cho đến biệt thự. 

Bạn tính lần lượt theo thứ tự: bậc 1 rơi vào cung Sinh, bậc 2 rơi vào cung Lão, bậc 3 là cung Bệnh và bậc 4 là cung Tử. Kết thúc bậc số 4, đến bậc số 5 chúng ta lại áp dụng tiếp tục và lần lượt Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Có nghĩa là đến bậc 8 lại cung Tử, và số 9 bắt đầu lại cung Sinh. Cứ lần lượt tính như thế từ bậc đầu tiên đến bậc cuối cùng. Kết thúc là cung Sinh thì sẽ được cung đẹp.

Cách tính này thường chỉ áp dụng ở các nước Châu á là chủ yếu do nền văn hóa phương đông  ảnh hưởng lên. Nếu coi sinh là số 1 thì tiếp theo sẽ là lão - 2, bệnh – 3, tử - 4, khi hết một vòng thì vòng tiếp theo quay trở lại là 1 tức là sinh và được tính là 5.

Nếu cứ như vậy thì tùy theo kết cấu kiến trúc của cầu thang mà chúng ta có thể lựa chọn cầu thang kiểu 5 bậc(cầu thang lửng) hoặc cầu thang 9 bậc, cầu thang 13 bậc, cầu thang 17 bậc, cầu thang 21 bậc theo kiểu 4n+1.

Cho dù là với thiết kế nhà có như thế nào, cầu thang có lớn nhỏ hay cao thấp ra sao, người ta cũng thường để nấc cuối cùng của một hệ cầu thang luôn rơi vào ý sinh tức là sự khỏi nguồn, bắt đầu.

Tuy nhiên thì bố trí bậc cầu thang theo sinh lão bệnh tử có thể chỉ mang tính trực quan, bởi một số ít các gia đình vẫn có cầu thang 22 bậc.

Còn với cầu thang 21 bậc thì khi gộp 3 tầng lại với nhau thì cầu thang lại trở thành 42, 5 tầng là 84...đây lại là những con số chẵn, nhưng tối đa các trường hợp trên bậc kết thúc chỉ thuộc vào ý lão chứ không quá kiêng kỵ nên vẫn có thể đảm bảo được yếu tố phong thủy cho ngôi nhà.

Cầu thang lên xuống của nhà sàn thường có bao nhiêu bậc?

Cách tính bậc cầu thang theo Sinh- Lão- Bệnh- Tử

3. Cách tính bậc cầu thang theo kích thước chiều rộng - cao bậc cầu thang

Cầu thang lên xuống của nhà sàn thường có bao nhiêu bậc?

Chiều cao và kích thước bậc cầu thang cần phù hợp với người sử dụng

Việc căn chỉnh chiều cao hay bề rộng của bậc cầu thang không mang nặng về ý nghĩa phong thủy so với việc tính chọn số bậc, bởi việc tính chọn kích thước phải phụ thuộc vào cao độ và không gian của hai tầng kết nối với nhau.

Với cầu thang lớn thì bậc cầu thang thường có độ rộng sang hai bên, còn khi khoảng cách chiều cao của hai tầng quá chênh lệch người ta có thể tăng thêm số bậc theo cách tính ở trên hoặc làm bậc cầu thang cao hơn để cho đủ cao độ.

Cũng cần chú ý rằng tuy chiều cao bậc cầu thang theo phong thủy không quá quan trọng nhưng mà yếu tố về tiện nghi, công năng sử dụng lại cực kỳ quan trọng, nên đảm bảo bậc cầu thang không quá cao khiến người đi khó bước chân hoặc bậc cầu thang không quá thấp phải bước nhiều bước và tình trạng khập khiễng khó bước.

Cầu thang lên xuống của nhà sàn thường có bao nhiêu bậc?

Số bậc cầu thang thường là số lẻ tượng trưng cho vượng khí dồi dào

Dù cầu thang hay bậc cầu thang có phải tuân theo các nguyên tắc về phong thủy hay không, nhưng quan trọng hơn cả là có thể đáp ứng được nhu cầu thiết thực của người dùng và nâng cao giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà, do đó mà khi thiết kế hoặc xây dựng, ngoài các nguyên tắc trên thì chúng ta cần lưu ý tới một số các đặc điểm dưới đây.

Chiều cao của cầu thang

Cầu thang lên xuống của nhà sàn thường có bao nhiêu bậc?

Chiều cao của cầu thang phụ thuộc vào cao độ của phòng khách tầng 1

Với thiết kế nhà phố hay nhà ống thông thường thì theo quy định chung của kiến trúc và xây dựng, chiều cao tiêu chuẩn của một tầng cầu thang thường là 3,6m và số bậc thường là 16, 20 là 24(chưa kể bậc mặt sàn). Nếu với các thiết kế khác như nhà biệt thự, căn hộ penhouse không theo các tiêu chuẩn trên thì chiều cao của cầu thang có thể khác và tùy thuộc vào kiểu cách nhưng về cơ bản thì số bậc là như nhau.

Độ rộng hai bên

Cầu thang lên xuống của nhà sàn thường có bao nhiêu bậc?

Độ rộng hai bên của bậc cầu thang tùy theo thiết kế của không gian

Không có quy định cố hữu về độ rộng của bậc cầu thang cũng như khung cầu thang, tuy nhiên thì trong xây dựng cầu thang thường được chọn độ rộng tối thiểu là 60cm. Nếu ngôi nhà có nhiều không gian hơn, thiết kế cầu thang đa dạng thì bậc cầu thang có thể rộng hơn nhiều lần như biệt thự, dinh thự...

Chiều rộng trên mặt bậc thang

Cầu thang lên xuống của nhà sàn thường có bao nhiêu bậc?

Chiều rộng của một mặt bậc thang cần phù hợp với bàn chân người

Chiều rộng của một bậc thang ít nhất phải vừa được bàn chân người để người bước không bị hụt/hẫng chân, và theo quy định thì tối thiếu phải là 25cm. Ở các vị trí bậc cầu thang nghỉ hoặc chuyển hướng thì độ rộng thường lớn hơn để có nhiều khoảng trống có thể để đứng, nghỉ ngơi và kéo dài khung cầu thang tạo vẻ nên bề thế cho không gian.

Độ cao hay độ dày của một nấc cầu thang

Cầu thang lên xuống của nhà sàn thường có bao nhiêu bậc?

Thiết kế cân đối với bề dày của bậc cầu thang không quá cao

Một nấc cầu thang thường có độ dày nhỏ hơn chiều rộng của mặt bậc để tao cảm giác mềm mại cho chân và thuận với ánh mắt nhìn, quan trọng hơn là bậc không quá cao khiến người bước thấy mệt lại hay bị vấp ngã, hoặc là không quá thấp phải bước nhiều bước. Cả hai yếu tố này đều ảnh hưởng tới phong thủy lựa chọn số bậc cầu thang và người ta thường đưa ra tiêu chuẩn đó là 15 đến 18cm.

 Độ cao của lan can - tay vịn

Cầu thang lên xuống của nhà sàn thường có bao nhiêu bậc?

Độ cao của lan can tay vị cần phù hợp với người sử dụng

Một số cầu thang không có lan can hay vị trí tay vị bởi kiến trúc đặc thù của ngôi nhà, còn với những thiết kế cầu thang có tay vịn thì quan trọng nhất là phải phù hợp với người dùng để có thể đảm bảo an toàn trong quá trình bước lên, bước xuống và nó thường được lấy trong mức dao động từ 85cm cho tới 1,1m.

 Gờ trên bề mặt bậc

Cầu thang lên xuống của nhà sàn thường có bao nhiêu bậc?

Gờ trên bậc cầu thang phòng khách nhà biệt thự bằng gỗ tự nhiên

Gờ trên bề mặt của bần cầu thang là điều cần phải lưu ý, nó không chỉ giúp tăng thêm độ rộng của mặt cầu thang mà còn giúp hạn chế được tình trạng đọng nước, rớt nước trực tiếp vào vị trí mặt trước của nấc cầu thang khiến bề mặt bị ẩm ướt và có thể bị mối mục theo thời gian.

Tùy theo đặc điểm của cầu thang được thiết kế theo kiểu hiện đại, cổ điển và tân cổ điển mà gờ này có thể lớn nhỏ khác nhau, chất liệu khác nhau và thường là có bề dày trong khoảng 2cm.

>> Trên đây là tổng hợp các thông tin về bậc cầu thang cùng cách lựa chọn bậc cầu thang theo phong thủy để gia chủ có thể lựa chọn một mẫu cầu thang phù hợp, tránh được các tình trạng thiếu thẩm mỹ hay kém sang và đặc biệt là bất tiện trong quá trình đi lại – sinh hoạt.

Để thiết kế nên một ngôi nhà đẹp còn phải quan tâm đến rất nhiều yếu tố, hãy gọi ngay cho nội thất Long Thành khi bạn muốn thiết kế nội thất nhà đẹp.

Các kiến trúc sư của Long Thành không những am hiểu kỹ thuật, thiết kế tối ưu công năng diện tích mang đến cho bạn không gian nhà tiện nghi, sang trọng mà còn am hiểu phong thủy nội thất, các kiến thức về la bàn, hợp mệnh, sử dụng thước lỗ ban, chắc chắn sẽ tạo nên cho quý khách tổ ấm vừa đẹp về thẩm mỹ, vừa phù hợp các yêu cầu phong thủy.