Câu lạc bộ tình nguyện là gì năm 2024

+ Tâm Thiện: Yêu thương chia sẻ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, những người không may mắn trong cuộc sống bằng cả tấm lòng. Giúp đỡ, yêu thương các thành viên trong CLB khi gặp khó khăn, cần sự giúp đỡ.

+ Nhiệt Thành: Hoạt động năng nổ, nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm lớn nhất. Tất cả mọi người sẽ làm việc với tinh thần tự giác cao. Không đuồng đẩy trách nhiệm, sai “xin lỗi”, nhận sự giúp đỡ “cảm ơn”.

+ Tất cả mọi người đều bình đẳng như nhau, CLB hoạt động công khai, dân chủ nhưng làm việc trên tinh thần tôn trọng, yêu thương, giúp đỡ nhau.

  • Mục đích:

+ Giúp đỡ nhưng hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đặc biệt trẻ em, người già neo đơn.

+ Hướng đến tương lai: “Không cho cá mà cho cần câu”.

+ Tạo môi trường hoạt động năng động, nghiêm túc, để từng thành viên ngày càng phát triển về nhân cách trong làm việc và ứng xử. Các thành viên yêu thương, đoàn kết, gắn bó giúp đỡ lẫn nhau trong mọi mặt.

+ Hướng tới xây dựng CLB chất lượng, hạn chế về số lượng lớn nhưng không hiệu quả.

Chương II

THÀNH VIÊN CÂU LẠC BỘ

Điều 3: Thành hội viên chính thức.

  1. Điều kiện:
  2. Không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, đảm bảo quyền công dân.
  3. Khi đăng ký tham gia sẽ có 1 tháng đánh giá, xem xét thông qua việc tham gia các hoạt động CLB
  4. Nghĩa vụ:
  5. Nhiệt tình tham gia hoạt động trong câu lạc bộ, đưa ra những ý tưởng hoạt động để CLB ngày càng phát triển.
  6. Tham gia sinh hoạt câu lạc bộ với tinh thần trách nhiệm cao.
  7. Tuân thủ mọi quy định, quy chế của câu lạc bộ.
  8. Đóng hội phí tham gia câu lạc bộ:

+ Hội viên là học sinh, sinh viên: 20.000 VNĐ/ 1 tháng.

+ Hội viên là những người đã đi làm: 30.000 VNĐ/ 1 tháng.

+ Hội phí này dùng cho mục đích giao lưu các thành viên CLB, sinh nhật, thăm đau ốm cho hội viên .

+ Đóng hội phí: Theo từng quý.

  • Khi vắng hoặc đến trễ trong các hoạt động phải báo cáo rõ ràng.
  • Nếu thành viên không tham gia đủ 25% khối lượng hoạt động (Họp, gây quỹ…) của CLB trong 2 tháng thì sẽ bị khai trừ khỏi CLB (Đối với thành viên mới phải tham gia ít nhất ⅔ hoạt động do CLB tổ chức) trừ trường hợp vắng có xin phép và lí do rõ ràng.
  • Trong quá trình hoạt động luôn đề cao ý thức bảo vệ uy tín của câu lạc bộ, tuân thủ sự sắp xếp của ban chủ nhiệm, không được phát ngôn tùy tiện, không nói tục, chửi bậy. Nghiêm cấm các hành vi: gây chia rẻ, mất đoàn kết nội bộ. Tuân thủ sự bố trí của CLB.
  • Quyền lợi:

Tất cả các thành viên câu lạc bộ Tiếng Nhật Tanpopo có trách nhiệm thực hiện quy chế này. Quy chế này sẽ được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế hoạt động của câu lạc bộ.

Thừa nhận đi, học không vất vả tới vậy. Và dù có vất vả, bạn vẫn còn rất nhiều thời gian trống để lướt Facebook, xem Instagram hay Youtube. Thời gian này hoàn toàn có thể tận dụng để tham gia một câu lạc bộ, mà thời gian của nó chỉ khoảng vài giờ/ tuần.

Mặt khác, và điều này càng đúng với sinh viên năm nhất, năm hai, các bạn không dễ để có việc làm. Hoặc nếu có, khả năng khá cao là việc đó trả không cao cũng như học được khá ít từ nó. Và những việc như vậy, bạn sẽ tương đối chóng chán.

2. Học cách sống trách nhiệm

Sự thật là đi làm tình nguyện, gần như không có ai bắt ép bạn cái gì cả. Bạn gần như là người làm chủ công việc đó. Việc nhiều, hay ít, là ở chính bạn thôi. Làm có đúng thời hạn không là ở chính bạn. Theo một nghĩa nào đó, bạn học cách làm chủ công việc của chính mình, tự nuôi dưỡng động lực làm việc của mình. Và phần nào, việc này cũng giống như đi khởi nghiệp, hay mở một cái kinh doanh nho nhỏ những ngày đầu – chẳng ai trả lương cho mình cả. Làm nhanh làm chậm ở chính mình. Thái độ trách nhiệm và kỹ năng tự động viên bản thân những ngày làm tình nguyện sẽ rất hữu ích trong trường hợp này.

3. Xây dựng mối quan hệ chân thực, không vụ lợi

Sự thật là làm tình nguyện, mọi người thường đến với nhau và đến với tổ chức vì chia sẻ một giá trị nào đó chung. Giá trị đó thường rất tinh thần, không liền lạc lắm với chuyện tiền bạc. Sự đến với nhau tự nhiên, đi với nhau trên những giá trị dài hạn vậy, nên rất nhiều đoạn cực khổ chung với nhau. Ngẫm ngẫm thấy cũng khổ y hệt làm kinh doanh. Lại combo thêm quả phần lớn là không có vị lợi nhuận, anh em làm vất vả sấp mặt, nên rất chi là thương nhau. Và khi qua những khó khăn kiểu đó, mình thường có những tình bạn thật, những mối quan hệ rất thật.

Một điểm nữa làm cho điều này cũng thêm đúng là, khi mình tham gia mấy cái này, mình “vẫn còn khá trong trắng”, “đời mình chưa bị vùi dập” nhiều lắm, anh em đến với nhau bằng cái bản tính của mình. Hiểu bạn bè những ngày thời sinh viên, vừa đủ độ trưởng thành để hình thành tính cách, vừa đủ cái độ hồn nhiên để bộc lộ bản tánh nên mình thường sẽ thực sự hiểu con người ta.

Bạn đi làm rồi, sẽ thấy mọi thứ nó khốc liệt hơn rất nhiều. Để hiểu một con người lúc đi làm, để làm bạn với họ chân thành, thường tốn thời gian hơn rất là nhiều.

4. Dễ… lên to trong tổ chức đó

Đây là sự thật. Bạn biết tại sao không?!

Chính vì điểm thứ 2. ở trên đã nhắc tới. Đi làm tình nguyện rất có khả năng 10 người thì 9 người là cho vui. Tổ chức xịn thì chỗ này về khoảng 5 – 6 người làm chơi thôi. Số người mà thật sự trách nhiệm với công việc phi lợi nhuận thường rất là ít. Nhưng một khi đã là một người có trách nhiệm, cộng thêm một chút của khả năng, bạn rất rất dễ trở thành một người quan trọng của tổ chức. Điều này đồng nghĩa với việc, dễ lên thành trưởng nhóm, trưởng ban, hay phó/ hay cả là chủ tịch của tổ chức này.

Và một khi đã lên to, bạn lại dễ tiếp xúc với những “người to khác” mà thật sự đi làm rồi, họ là những cá nhân uy tín có ảnh hưởng đỡ đầu cho tổ chức. Họ thường làm việc với ai?! Họ thường làm việc với người có trách nhiệm & hay nói dân dã là có “chức tước” trong cái câu lạc bộ/ tổ chức tình nguyện của bạn. Và bạn nhớ ý 3. ở trên nói tới không? Bạn và người quyền lực đã đi làm kia, đâu đó sẽ xây dựng được một mối quan hệ cũng rất chân thành, rất anh em.

5. Học các kỹ năng

Học nhiều hay ít là ở bạn về mức độ chịu khó và vai trò hay phạm vi mà bạn phụ trách. Nhưng chắc chắn, đã bắt tay vào làm nghiêm túc, kiểu gì bạn cũng học được gì đó.

Những kỹ năng Excel, làm nhân viên lễ tân, làm slide, đi mời tài trợ, đến một lúc nào đó, đều có khả năng chuyển hóa thành những kỹ năng ăn tiền lúc đi làm. Ví dụ mấy cái mình vừa nhắc tới vừa rồi sẽ tương ứng là sang công việc của một người làm “Phân tích dữ liệu”, “Chăm sóc khách hàng”, hay “Bán hàng”. Hơn nữa, nếu bạn được làm quản lý đội nhóm, phải chịu trách nhiệm một nhóm người khác nhau, thì nó cũng tương tự sau này bạn làm quản lý vậy.

Và 5 điểm trên đã “phản ánh” vào đời mình thế nào:

  1. Đúng là mình đã… “hết rảnh”. Bằng chứng là thay vì định đổi trường, sang trường khác học cho nó đỡ rảnh, mình đã kiên nhẫn đi cùng trường đại học ban đầu cho hết 4 năm :)).
  2. Ra trường, cũng nhờ mấy “kinh nghiệm”, nhờ “trách nhiệm với công việc” dù cũng kinh nghiệm chưa quá nhiều, mà mình cũng tương đối sớm lên làm quản lý.
  3. Mình có những người bạn, người anh lớn từ những tổ chức tình nguyện trên, mà nhờ vả là họ sẵn sàng bỏ thời gian công sức ra hỗ trợ mình. Cũng giống như trước đây, mình đã từng rất tâm huyết cho đi công sức của mình thời sinh viên.
  4. Mình học được thật sự rất nhiều kỹ năng mà không hề mất đồng nào, thời đi làm tình nguyện. Ra trường, một cách tương đối, mình có thể làm được Excel, làm được slide, dòm trông cũng được được.
  5. Vì nhiệt tình, đúng là mình cũng được “cất nhắc” trong các tổ chức.

Và điểm cuối, rất tiếc, riêng điều này thì không tổng kết như ở trên, vì kém tính áp dụng. Đó là bạn đời của mình là người đã tham gia chung với mình không chỉ 1, mà là cả hai tổ chức mà mình gắn bó thời sinh viên.