Cao tốc Quảng Nam dài bao nhiêu km?

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có chiều dài trên 130km được đưa vào vận hành khai thác từ tháng 9-2018 nhưng chưa có trạm dừng nghỉ khiến không ít lái xe cảm thấy khó khăn khi lưu thông trên tuyến.

Tài xế Lê Văn Đức, chuyên chạy tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, cho biết tuyến dài như vậy mà lại không có một trạm dừng nghỉ nào. Nếu muốn dừng nghỉ, một là phải chạy hết tuyến hoặc mệt quá thì phải cho xe ra khỏi cao tốc, nghỉ tạm đâu đó rồi quay lại cao tốc đi tiếp.

Cùng tâm trạng, tài xế Phạm Vĩnh Giang, chuyên chở hàng đi cửa khẩu phía Bắc, cho biết nếu chạy với tốc độ cao từ 80 đến trên 100km/giờ liên tục trong đoạn đường dài 130 km sẽ rất nguy hiểm cho độ an toàn của xe. Vì vậy, phần lớn các tài xế sau khi chạy hết quãng đường này thường dừng xe để bơm và làm mát lốp xe, đồng thời kiểm tra lại các thiết bị xe. Nếu trên cao tốc có trạm dừng nghỉ thì sẽ thuận lợi và an toàn hơn nhiều lần.

Tương tự, tài xế Nguyễn Văn Chuẩn, chạy xe khách tuyến Đà Nẵng - Thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất nên xây dựng một trạm dừng nghỉ trên cao tốc để lái xe có thể tiếp nhiên liệu. Trường hợp gặp sự cố lốp xe hay vấn đề kỹ thuật nào khác thì cũng có trạm dừng chân để xử lý. Nếu như lúc đêm khuya, lốp xẹp hoặc có vấn đề gì khác thì không có chỗ sửa chữa, nghỉ ngơi, vệ sinh rất bất tiện.

Theo ông Tô Văn Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ Đà Nẵng, Nghị định số 32/2014/NĐ-CP ngày 22-4-2014 về quản lý, khai thác đường cao tốc nêu rõ: trạm dừng nghỉ trên đường là bộ phận công trình của cao tốc. Do đó, cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng cao tốc phải có trách nhiệm đầu tư trạm dừng nghỉ. Theo tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc, khoảng cách 50-60km nên bố trí một trạm phục vụ kỹ thuật thông thường (trạm dừng nghỉ, trạm xăng...) để tài xế, khách nghỉ ngơi, đổ xăng và giải quyết các nhu cầu cá nhân. Chủ đầu tư khi phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cao tốc sẽ xem xét vị trí trạm dừng nghỉ, bảo đảm cự ly, khoảng cách. Như vậy, với tiêu chuẩn trên, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi phải có trạm dừng nghỉ để sửa chữa phương tiện, tiếp xăng, dầu... Song, qua 4 năm đưa vào khai thác, chủ đầu tư là Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam vẫn chưa xây dựng được trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc này.

Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố Lê Văn Lâm cho biết, trạm dừng nghỉ là một hạng mục của các dự án đường cao tốc, khi xây dựng chủ trương và phê duyệt dự án, các tuyến cao tốc đều phải xây hạng mục trạm dừng nghỉ. Tuy nhiên, việc cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi không có trạm dừng chân, trạm xăng nào khiến các tài xế và người dân băn khoăn, lo lắng vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho lái xe... Trước thắc mắc này, đại diện Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam thông tin, hiện nay đơn vị đã thuê tư vấn để lập báo cáo nghiên cứu khả thi cho trạm dừng nghỉ. Trạm dừng nghỉ này sẽ được thiết kế bao gồm cả cây xăng, trạm sạc điện.

“Chúng tôi dự định phối hợp với tỉnh Quảng Nam làm trung tâm phân phối hàng hóa ở trên trạm dừng nghỉ vì diện tích cũng tương đối rộng”, vị đại diện này cho hay.

Thời hạn đưa đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi qua địa bàn Quảng Nam vào hoạt động không còn bao lâu, thế nhưng đường ngang, đường gom, gia cố hạ lưu cầu, cống thì dở dang; đường sá mượn tạm và kênh mương thủy lợi chậm hoàn trả, bồi thường nứt nhà chưa đến hồi kết.

Cao tốc Quảng Nam dài bao nhiêu km?
Tuyến chính cao tốc qua địa bàn Núi Thành đã cơ bản hoàn thành. Ảnh: C.TÚ

Nỗ lực của địa phương

Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đi qua 7 huyện, thị xã, thành phố thuộc địa phận Quảng Nam với chiều dài gần 92km (km7+900 - km99+200 của dự án). Qua 5 năm thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) và triển khai xây dựng, phần tuyến chính công trình hiện đã thông hoàn toàn. Điểm nhấn chính là đoạn giáp nối từ TP.Đà Nẵng đến nút giao Tam Kỳ (xã Tam Thái, Phú Ninh) thuộc nguồn vốn JICA được đưa vào khai thác tháng 8.2017. Cạnh đó, 4 nút giao liên thông đã cơ bản hoàn thành, vướng mắc có chăng nằm ở mặt bằng dành để mở rộng vuốt nối phần đường ngang. Ngoài ra, đường ngang và đường gom (không thuộc tuyến chính) chỉ còn một vài trường hợp ách tắc mặt bằng cần khơi thông. “Khối lượng công việc bồi thường, GPMB lớn lại vừa phức tạp đã hoàn thành trong khoảng thời gian nêu trên là một thành công lớn của cả hệ thống chính trị từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã, phường” - Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT), ông Trần Thanh An đánh giá. Tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc về GPMB gây ảnh hưởng đến thi công đường ngang, đường gom và gia cố hạ lưu công trình.

Nguyên nhân của tồn tại nêu ở trên là vì điều chỉnh thiết kế có phát sinh GPMB, do vậy việc bàn giao cọc mốc thiết kế điều chỉnh cho địa phương để đo đạc chậm. Điển hình là hạng mục gia cố hạ lưu cầu LRB06, mố A2 cầu Kỳ Lam (địa phận Điện Bàn); điều chỉnh mở rộng bán kính cong các đường ngang vào cống chui... Thêm một nguyên nhân khác, một số nhà thầu chỉ tập trung vào tuyến chính, khâu thiết kế bản vẽ thi công đường ngang, đường gom triển khai chậm “kéo” tiến độ khai thông mặt bằng chậm theo. Gặp trở ngại GPMB, có địa phương được sự thống nhất của Ban Quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đã tự ý cắt giảm khối lượng thi công không đúng quy định, đơn cử như mở rộng đoạn tuyến quốc lộ 14E thuộc nút giao Hà Lam (Thăng Bình). Trong lúc, nhiều vị trí gặp vướng mắc về chế độ chính sách, hoặc hộ dân cố tình chây ỳ nhằm đòi hỏi chế độ… vượt khung. Những trường hợp này phần lớn được UBND tỉnh có văn bản thống nhất giải quyết chế độ chính sách liên quan, hoặc chỉ đạo địa phương hoàn chỉnh hồ sơ để cưỡng chế, bảo vệ thi công.

Nhiều phần việc chưa làm

Như Báo Quảng Nam đã thông tin, ngày 4.6.2018, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phan Thái Bình đã chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể ngay tại Hội trường Quốc hội về dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi sau khi thi công đã ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. “Riêng câu chuyện phát sinh ở cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi thì tôi sẽ trực tiếp đến Quảng Nam để kiểm tra và đưa ra giải pháp. Đối với các con đường gây ngập ứ thì quan điểm của bộ sẽ không bao giờ chấp nhận việc để làm đường mà hy sinh quyền lợi của dân, kinh phí khắc phục sẽ do chủ đầu tư đường bỏ ra” - Bộ trưởng Thể khẳng định.

Chủ đầu tư, nhà thầu còn “nợ” địa phương khối lượng công việc cần phải làm khá bề bộn. Tại phần vốn JICA (km7+900 - km65), ngoài mở rộng và vuốt nốt nút giao Hà Lam, nút giao Tam Kỳ, kè gia cố hạ lưu cầu LRB06, làm đường gom, kè gia cố hạ lưu mố A2 cầu Kỳ Lam, nhiều đường ngang vào cầu, cống chui và đường gom chưa triển khai thi công. Đơn cử như đường gom lâm sinh bên phải tuyến, đoạn km35+000 trên địa bàn huyện Quế Sơn; khâu gia cố 2 bờ hạ lưu tại suối Đồng Tình (cầu ORB16 - km62+456, xã Tam Thái, Phú Ninh). Công tác hoàn trả đường địa phương được mượn làm đường công vụ thi công công trình diễn tiến khá chậm, có thể kể đến như tuyến ĐT611 (đoạn qua Quế Sơn) và ĐT615 (qua Phú Ninh). Vào đoạn tuyến thuộc phần vốn WB (km65+000 - km99+200), việc gia cố chống xói lở hai bờ suối Vũng Giang (xã Tam Ngọc, Tam Kỳ) đoạn chỉnh tuyến cần tiến hành nhanh chóng nhằm đảm bảo an toàn cho người dân sản xuất dọc bên. Tiến độ thi công các đường gom và đường ngang nối vào cống chui dân sinh gần như không tiến triển. Chưa hết, danh mục các đoạn đường địa phương sử dụng làm đường tiếp cận công trường chưa gút lại, vì vậy mà khâu sửa chữa và hoàn trả sẽ còn kéo dài.

Tính đến ngày 26.7, những tồn tại vướng mắc gây bức xúc dẫn đến cản trở thi công của các hộ dân trong vùng dự án qua huyện Núi Thành chủ yếu do quá trình thi công gây ra như: bồi lấp, sạt lở, ngập úng, không có nước sản xuất, nứt nhà (khoảng 110 trường hợp chưa nhận tiền) chưa giải quyết dứt điểm. Chủ tịch UBND huyện Núi Thành  Nguyễn Văn Mau cho biết, đường gom dân sinh (các xã trên tuyến), đường dân sinh phục vụ sản xuất (các xã Tam Xuân 1, Tam Xuân 2 và Tam Nghĩa) làm không kịp thời để tạo thuận lợi cho việc sinh hoạt, đi lại sản xuất của người dân. Còn theo ông Trần Văn Vũ - Chủ tịch UBND xã Tam Mỹ Tây (Núi Thành), qua các đợt đi kiểm tra thực tế, địa phương đều đã kiến nghị và có biên bản hẳn hoi, song nhà thầu là Công ty TNHH Tập đoàn cầu đường Sơn Đông lại thiếu tập trung tháo gỡ. Một số hộ dân chưa được nhận tiền bồi thường nứt nhà; việc nạo vét lưu thông dòng chảy tại cống chui đường ĐH5.NT còn để đó gây ngập úng mỗi khi mưa kéo dài là ví dụ điển hình. Lãnh đạo Sở GTVT cho hay, không riêng gì Núi Thành, nhiều cống chui dân sinh và đường ngang vào cống bị đọng nước, đất đá trên taluy đường cao tốc bị trôi gây bồi lấp kênh mương đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, vệ sinh môi trường xuất hiện hầu khắp. Khâu cắm mốc hành lang theo quy định mới để bàn giao cho địa phương phục vụ công tác quản lý thì chưa xong; việc bồi thường, hỗ trợ nứt nhà do thi công còn rề rà. Trong khi đó, hạn định đưa vào khai thác toàn tuyến cao tốc đang đếm ngược từng ngày.