Cách xử lý mái tôn không cùng cốt

Khái niệm mái ngói, mái tôn

       Mái nhà là phần kết cấu phía trên được dùng để che nắng che mưa các công trình xây dựng, có thể được lợp bằng ngói, lợp bằng tole, bằng lá hoặc một loại vật liệu khác

Tuy vậy, sau nhiều năm sử dụng các vật liệu mái bị bào mòn dưới tác động của môi trường, dẫn tới kết cấu mái bị hư hại hoặc biến dạng làm mất khả năng che chắn nước, lớp sơn bảo vệ trên bề mặt bị bào mòn và trở nên mất đi khả năng bảo vệ cốt xi măng hay cốt thép bên trong, dẫn tới tình trạng bị nứt gãy, thủng cốt thép, nước thấm qua và chảy vào bên trong nhà. Việc này làm cho việc sinh hoạt bị đảo lộn, đồ dùng trong nhà có thể bị hư hại,... gây nên những phiền toái không đáng có nhất là vào những ngày mưa bão

Khi mái ngói mái tôn bị thấm dột chúng ta phải làm gì? cách khác phục như thế nào cho hiệu quả?

Cách xử lý mái tôn không cùng cốt

Mái ngói bị dột và tiến hành thay ngói mới

1. Chống dột mái ngói

       Trước hết, chúng tôi xin cám ơn quý bạn đã dành thời gian đọc những thông tin mà chúng tôi cung cấp sau đây. Mong rằng sẽ có những hữu ích cho quý bạn

       Quả là không có sản phẩm nào là vĩnh cửu, không có gì là trường tồn mãi mãi, một sản phẩm chất lượng tốt như thế nào, sử dụng công nghệ tiên tiến bao nhiêu chăng nữa, sau những năm tháng sử dụng, bị bào mòn, bị ôxi hóa và cũng đến ngày bị hư hỏng.

      - Những nguyên nhân dẫn đến mái ngói bị thấm dột

 Để biết nguyên nhân chính xác, chúng ta phải khảo sát xem nguyên nhân là do đâu, và đây là một số nguyên nhân thường gây ra hiện tượng thấm dột

► Kiểm tra dộ dốc mái ngói đã đảm bảo chưa: độ dốc mái đảm bảo thường từ 28 - 45 độ

► Kiểm tra nơi bị dột có ngói bị vỡ, nứt hay không, kiểm tra máng xối xem có bị vật chắn làm tắc đường thoát nước gây hiện tượng tràn ngược

► Kiểm tra bề mặt ngói lâu ngày có bị mất lớp sơn bảo vệ không hoặc lớp sơn đã bị mất tác dụng do đã bị bào mòn dẫn đến bị thấm nước

► Kiểm tra kết cấu kèo thép, kèo gỗ có bị cong vênh do kết cấu yếu làm ngói bị lệch, vỡ hay không

► Kiểm tra xem mái ngói có bị tác động của ngoại lực làm vỡ như mưa bão, cành cây tác động hoặc vật cứng khác không

Cách xử lý mái tôn không cùng cốt

Chống dột mái ngói sau nhiều năm sử dụng đã bị dột

      - Cách khắc phục mái ngói bị dột

Sau khi đa xác định được nguyên nhân làm dột mái ngói, chúng ta có thể xử lý mái ngói bị dột với một trong các cách sau đây

► Thay thế những viên ngói bị vỡ do ngoại lực tác động, nếu ở diện tích ít và kết cấu kèo thép kèo gỗ vẫn đảm bảo

► Dùng sơn chống dột: Lớp sơn bảo vệ lâu ngày bị bào mòn, mất tác dụng chống thấm, giải pháp trong trường hợp này là dùng lớp sơn chống thấm để phun lên bề mặt mái ngói tạo lại lớp màng bảo vệ.

Lưu ý: Trường hợp sơn phủ mái ngói, phải tiến hành vệ sinh mái ngói, dùng máy áp lực làm sạch bề mặt trước khi phủ sơn

► Dùng keo chống dột: những khe ngói bị kênh lên do tác động nhiệt, những viên ngói bị nứt rạn do lâu ngày,... Trường hợp này có thể dùng băng keo chống thấm để xử lý

► Lợp lại mái ngói: Nếu nguyên nhân do kết cấu kèo bị thay đổi, mái ngói bị lệch, có thể tiến hành lợp lại mái ngói (nếu chất lượng ngói còn tốt)

► Thay mái ngói mới: Trường hợp mái ngói bị thấm dột nhiều nơi và trên diện rộng, chất lượng bề mặt ngói không còn đảm bảo, chúng ta tiến hành lợp mái ngói mới để thay cho lớp ngói cũ

► Thay mới toàn bộ mái ngói (bao gồm cả kèo thép và ngói lợp): Trường hợp kết cấu kèo mái không còn đảm bảo, ngói lợp lâu ngày không còn đảm bảo chất lượng, làm cho mái ngói bị dột trên diện rộng khắp nơi, chúng ta nên tiến hành thay mới toàn bộ

Cách xử lý mái tôn không cùng cốt

Thay mái ngói bị thấm dột

2. Chống dột mái tôn

Chống dột mái tôn nhà xưởng là biện pháp xử lý lại những mái tole đã bị hư hại do tác động ăn mòn lâu ngày.

- Những nguyên nhân mái tôn (tole) bị dột

► Do tác động của ngoại lực, mái tole bị vật cứng tác động làm thủng tole

► Do mái tole lâu ngày phơi nắng mưa, lớp bảo vệ bị bào mòn, dẫn đến cốt thép bên trong bị phá hủy và bị thủng

► Do những mối đinh vít liên kết bị bong tróc keo, làm cho nước chảy theo đinh vít vào trong

- Cách khắc phục mái tôn bị dột

Sau khi kiểm tra và xác định được nguyên nhân dẫn tới mái tole bị dột, chúng ta tiến hành lựa chọn phương án khắc phục sửa chữa mái tôn bị dột nhằm đảm bảo quá trình che mưa che nắng cho ngôi nhà cũng như cho nhà xưởng với phương án phù hợp nhất, ít chi phí nhất nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng

        Dùng keo chống dột: Nếu chỉ dột ở một số điểm và chất lượng tôn vẫn có thể sử dụng thêm nhiều năm, chúng ta dùng keo chống dột để dán những điểm bị thủng trên mái tôn

        Dùng Sơn chống dột: Dùng máy áp lực cao vệ sinh mái tôn, dùng máy phun sơn phủ lên bề mặt tôn. Phương pháp này thường áp dụng cho trường hợp tole lợp còn sử dụng được thêm nhiều năm nhưng lớp sơn bề mặt bảo vệ phía đã bong tróc và hỏng, (có một số điểm cốt thép bị thủng chúng ta kết hợp dùng băng keo để dán lên trước khi phủ sơn)

      Thay mái tole mới: Trường hợp mái tôn đã quá cũ, lớp cốt thép bị hư hỏng nhiều, tôn có dấu hiệu bị mục thì chúng ta nên thay mới để đảm bảo thời gian sử dụng. Trong trường hợp này chúng ta có thể bổ sung lợp thêm lớp cách nhiệt chống nóng phía dưới lớp tole để giảm nhiệt độ bên dưới mái

Cách xử lý mái tôn không cùng cốt

Kiểm tra, xử lý mái tôn bị dột

Cách xử lý mái tôn không cùng cốt

Xử lý chống dột mái tôn

Công ty TNHH TM XD Hưng Gia Phú là đơn vị xử lý chống dột mái ngói mái tole uy tín và hiệu quả, khắc phục hoàn toàn mái ngói mái tôn bị dột một cách nhanh chóng,

Đảm bảo khắc phục mái bị dột với yêu cầu nhà máy vẫn vận hành sản xuất bình thường