Cách ủ bột bánh tiêu qua đêm

Bánh bao là loại bánh thơm ngon, mềm mịn và rất phổ biến trong đời sống. Ngoài hương vị thơm ngon, hấp dẫn thì bánh bao còn là bữa ăn tiện lợi cho nhiều người, đặc biệt là trong những bữa sáng vội vã.


Công thức làm bánh bao không quá phức tạp. Tuy nhiên, điều cần lưu ý nhất đó chính là phương pháp ủ bột để bánh được nở mềm, bông xốp. Hãy cùng khám phá một sốp bí quyết trong ủ bột bánh bao nhé!

Thời gian ủ bột bánh bao là điều rất quan trọng, quyết định đến hương vị và chất lượng cũng như độ nở của bánh. Theo nhiều chuyên gia, bạn hoàn toàn không nên ủ bột bánh bao qua đêm. Trong trường hợp ủ bột bánh ở thời gian dài như thế, bánh sau khi hấp sẽ bị phồng to. Khi ăn bạn cũng sẽ cảm nhận rằng bánh không được xốp và có thể bị biến dạng, xẹp hoặc vỡ.

Một số lý do dưới đây sẽ lí giải cho bạn thấy rằng không nên ủ bột bánh bao qua đêm:

Một lượng lớn bột để làm bánh bao là bột nở, loại bột này có tác dụng giúp chiếc bánh của bạn nở đều và bông xốp hơn. Việc để bột nở quá lâu sẽ làm bánh của bạn nở quá lớn dẫn đến khi hấp dễ bị xẹp. Đối với trường hợp bạn làm bánh bao bằng bột mì và dùng men để thay bột nở khi đó bạn càng phải hạn chế ủ bột quá lâu vì men sẽ dễ bị chết. Từ đó, khi hấp bánh bao cũng sẽ không nở theo mong muốn của bạn. 

Cách ủ bột bánh tiêu qua đêm

Bánh bao được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon (Ảnh: internet)

Việc bạn trộn bột quá kĩ lâu sau đó để qua đêm cũng không phải là điều tốt.Nếu trộn trong thời gian quá lâu sẽ làm men nở chết, dẫn đến việc để qua đêm làm men trong bột chết hoàn toàn khiến bánh không nở. Ngoài ra, thao tác nhào bột chưa đúng kỹ thuật cũng sẽ làm cho bột dễ bị hỏng.

Trong trường hợp phải để bột ủ bánh bao qua đêm, bạn hãy hạn chế hoặc không cho thêm men nở vô bột khi ủ. Nếu lỡ cho bột nở thì bạn nên để ủ bột trong tủ lạnh. Ủ bột qua đêm ở môi trường ngoài sẽ làm bột nở quá mức, kém liên kết với nhau và bị xẹp khi hấp.

Thời gian ủ bột bánh bao là rất quan trọng. Ngoài ra, việc lựa chọn loại bột để ủ cũng quan trọng không kém. Bạn có thể dùng bột mì đa dụng để làm bột bánh bao, tốt nhất là nên ủ bằng bột mỳ chuyên dụng sẽ tốt hơn.

Ủ bánh bao thường sẽ phải ủ trong 2 lần. Thời gian ủ là khoảng 1-2 tiếng cho mỗi lần ở nhiệt độ ấm.

Lần 1: Ủ bột bánh bao trước sau khi bạn đem nhào bột lần 2

Việc nhào bột bánh bao cần phải quyện đều, giúp bột bánh mịn. Sau khi nhồi bột xong bạn hãy cho bột vào trong một cái âu sạch, lấy màng bọc thực phẩm hoặc một cái khăn ấm và sạch để đậy kín phần bột đã nhồi nhằm tránh gió, sau đó bạn để ủ bột ở một nơi ấm áp.

Việc ủ bột sẽ giúp cho bột nở đều. Lúc nặn bánh dễ dàng hơn. Đồng thời bánh sau khi hấp sẽ xốp mềm hơn.

Thời gian ủ bột lúc này là tầm 1 giờ để bột nở hẳn.

Cách ủ bột bánh tiêu qua đêm

Việc ủ bột quyết định đến độ ngon của bánh bao rất nhiều (Ảnh: internet)

Lần 2: Ủ bột vào giai đoạn sau khi cán bánh

Khi bột ở lần ủ đầu tiên đã nở hẳn, bạn có thể đem ra nhồi thêm 5phút cho bột mịn hơn.

Chia bột thành các phần đều nhau rồi khéo léo nặn thành viên bột đồng đều. Bạn để bột nghỉ khoảng 20ph cho bột nở thêm rồi cán bánh.

Sau khi cán bánh, bạn ủ bánh thêm tầm 1/2h nữa cho bánh nở hẳn trước đem hấp.

Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến thời gian ủ bột của bạn. Nếu trời nắng thì việc ủ bột sẽ nhanh hơn. Còn nếu lạnh bạn sẽ phải ủ trong thời gian gấp đôi để cho bột nở như ý muốn.

Cần đóng kín vật dụng đựng bột khi ủ, để bột nở nhanh và giúp bột không bị khô.

Ủ bột bánh bao trong tủ lạnh là có thể, tuy nhiên không được khuyến khích vì cũng sẽ phần nào ảnh hưởng đến chất lượng bánh. Bạn có thể lấy các bánh bao chưa hấp và đã làm xong lớp ngoài, phần nhân đã cho vào và đã tạo hình vào trong ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Thời gian bảo quản sẽ khoảng 1 tuần.

Khi lấy ra bạn chỉ cần đem hấp và dùng như bình thường.

Mong rằng với những bí quyết ủ bột bánh bao ở trên, bạn có thể làm cho mình những chiếc bánh bao ngon tuyệt để mời cả nhà. Chúc bạn thành công! 

Bột làm bánh bao phổ biến nhất là bột mì chuyên dụng. Bạn cũng có thể dùng bột mì đa dụng nhưng bột mì chuyên dụng thì sẽ giúp cho bánh mềm mịn và thơm ngon hơn. Đặc biệt, loại bột không thể thiếu khi làm bánh bao đó chính là bột nở xem thêm: Bột làm bánh bao là bột gì? Những thắc mắc xoay quan bột làm bánh bao

Hầu hết đối với những người mới bắt đầu học làm bánh thì đều xảy ra những lỗi cơ bản không thể tránh khỏi. Và mỗi lần gặp phải những lỗi đó có thể sẽ khiến bạn cảm thấy chán nản. Sau đây là những ghi nhớ giúp bạn trở thành thợ làm bánh chuyên nghiệp Người làm bánh cần chú ý những điều gì để trở nên tốt hơn?

Chia sẻ cách làm bánh tiêu tại nhà đơn giản & một số lỗi thường mắc phải trong quá trình làm bánh cũng như cách khắc phục những trường hợp này nhé.

BÁNH TIÊU LÀ GÌ?

Bánh tiêu là một món ăn đường phố rất phổ biến ở Việt Nam và thu hút nhiều thực khách quốc tế bởi hương vị mộc mạc nhưng rất thơm ngon.

Bánh tiêu nóng thổi, thơm phức là món ăn vặt hấp dẫn được nhiều người yêu thích, được bán nhiều trên khắp các đường phố.

Cách làm bánh tiêu khá đơn giản, bạn có thể tự bắt tay vào bếp để có ngay một mẻ bánh cực kỳ hấp dẫn cho cả nhà hoặc dễ dàng mua bánh ở ngoài tiệm.

Món bánh tiêu này có hai loại là bánh tiêu mặn và bánh tiêu ngọt.

  • Bánh mặn thường có thêm thịt bò hoặc thịt lợn
  • Bánh ngọt thì chỉ được làm từ bột mì, đường và vừng là chủ yếu.

Sau đây hãy cùng thongtinmebe.com bắt tay làm món bánh tiêu ngọt này dành cho cả gia đình của mình nhé!

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÁNH TIÊU THƠM NGON TẠI NHÀ ĐƠN GIẢN

Để tiến hành làm bánh tiêu, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

Nguyên liệu chuẩn bị

Cách ủ bột bánh tiêu qua đêm

Nguyên liệu làm bánh tiêu

  • 250 bột mì đa dụng (all purposes)
  • 130ml nước ấm
  • 20ml dầu ăn
  • 3gram men nở instant dry yeast
  • 8gram bột nở (baking power)
  • 50gram đường cát trắng
  • 1gram muối
  • 1/2 thìa tinh chất vani (không bắt buộc)
  • Mè (vừng) trắng

=> THAM KHẢO: BÍ QUYẾT LÀM BÁNH SU KEM TẠI NHÀ KHÔNG CẦN LÒ NƯỚNG BẤT BẠI

Thực hiện cách làm bánh tiêu

Bước 1: Tiến hành trộn bột – nhồi bột – ủ bột lần 1

  • Cho men + đường + bột nở + muối + dầu ăn + tinh chất vani vào trộn đều, cho nước ấm vào (nếu bột đã khui để một thời gian dài thì cần tăng thêm nước) dùng tay nhồi sơ trong tô.

Lưu ý: Thật ra men mình mới mua hôm qua nên trộn thẳng vào bột luôn, còn men đã khui và để trong hộp 1 thời gian thì trước khi làm minh thường kích hoạt men trước xem men còn hoạt động hay không. Men active dry yeast thì phải kích hoạt nhé.

  • Cho bột ra thớt và nhồi (bột sẽ hơi nhão xíu nhưng đừng lo), nếu chẳng may cho nước quá đà bột nhão quá thì cho thêm chút bột vào và thực hiện động tác đập bột.

Càng đập bột thì bột sẽ khô dần không dính tay nữa nhé. Làm bánh tiêu không cần nhồi kĩ như làm bánh mì hay bánh bao. Nhồi đến khi khối bột dẻo, mịn, không dính tay là được

  • Để tiếp tục cách làm bánh tiêu, bạn cho khối bột vào tô lớn, bọc kín miệng tô và mang đi ủ ở nhiệt độ phòng khoảng 27°C (em thường ủ bột ở nhiệt độ này). Ủ trong khoảng 1 tiếng hoặc 2 tiếng là được tùy thời tiết. Không ủ quá lâu bột sẽ chua, hôi mùi men và bánh sẽ không nở

Cách ủ bột bánh tiêu qua đêm

Tiến hành trộn – nhồi – ủ bột

Bước 2: Sau khi ủ xong, ấn tay vào khối bột cho thoát khí. Có thể kiểm tra bột xem ủ đạt chưa bằng cách dùng ngón tay ấn xuống sâu nếu bột không đàn hồi thì là đạt

Cách ủ bột bánh tiêu qua đêm

Cách làm bánh tiêu: Bột sau khi ủ lần 1

Bước 3: Nhồi bột sơ khoảng 3 phút, chia bột thành các viên có khối lượng 45 – 50 gram là vừa. Nếu khối lượng lớn hơn thì bánh sẽ bị to quá đấy nhé.

Tiếp tục vắn bột thành các viên tròn. Tiếp tục ủ bột lần 2 khoảng 20 phút ở nhiệt độ khoảng 35°C để bột nở to thêm (không nên ủ quá lâu là bánh sẽ nở kém hoặc không nở được na các bác)

Cách ủ bột bánh tiêu qua đêm

Cách làm bánh tiêu: Vắn bột thành các viên tròn và ủ bột lần 2

Cách ủ bột bánh tiêu qua đêm

Bột bị béo thêm sau khi ủ bột lần 2 hoàn thành

Bước 4: Ủ xong, lăn từng viên qua mè (có thể lăn qua mè khi vắn tròn rồi mang ủ lần 2) cho mè bám và cán mỏng. Chỗ nào không bám thì rắc mè lên rồi dùng cán cán tiếp cho bám.

Lưu ý không cán quá mỏng, các bạn cán mỏng như hình là được nha, mỏng quá bánh cũng sẽ không nở và chiên xong bánh bị chai cứng nữa

Cách ủ bột bánh tiêu qua đêm

Cách làm bánh tiêu: Lăn bột qua mè

Cách ủ bột bánh tiêu qua đêm

Cách làm bánh tiêu: Cán mỏng thế này là được nhé cả nhà

Bước 5: Đặt chảo dầu lên bếp, đợi dầu thật nóng thì hạ lửa vừa cho bánh vào chiên. Lấy đũa dí 2 mép bánh cho ngập dầu để bánh nở căng phồng. Trở đều 2 mặt thường xuyên tránh bánh bị cháy

Cách ủ bột bánh tiêu qua đêm

Cách làm bánh tiêu: Chiên bánh tiêu cho phồng nào

Và thành phẩm khi kết thúc quá trình làm bánh tiêu sẽ là những chiếc bánh căng phồng, vỏ giòn, rỗng ruột. Nếu ăn ngay khi còn nóng vừa chiên xong là ngon nhất.. Bạn cũng có thể nhâm nhi cùng cốc trà trái cây mùa này thì hợp vô cùng.

Một số lỗi thường gặp và cách khách phục khi làm bánh tiêu

Trong quá trình thực hiện cách làm bánh tiêu, có thể bạn sẽ gặp một trong số những tình huống không mong muốn sau. Hãy theo dõi chi tiết để biết cách tránh cũng như khắc phục khi vô tình rơi vào những trường hợp không mong muốn này nhé!

1. Bánh bị xẹp, không nở hoặc nở kém, chai bánh (bánh không nở và chiên xong vỏ bánh cứng)

Nếu đã thử kích hoạt men với nước ấm trước đó mà men vẫn hoạt động (men sủi lên tạo thành các mảng như gạch cua) thì không phải do men.

Cán mỏng quá bánh cũng không nở, lửa nhỏ dầu chưa đủ nóng bánh cũng không nở (nên để dầu thật nóng, sau đó hạ lửa vừa để chiên) hoặc ủ bột quá lâu (bột ủ lần 1 khoảng 1-2 tiếng là đủ) và không cho muối khi kích hoạt men với nước.

=> Giải pháp: Khi thực hiện cách làm bánh tiêu đến quá trình chiên phải cho nhiều dầu ăn và khi thả bánh vào phải ngập dầu

Cách ủ bột bánh tiêu qua đêm

Bánh tiêu chuẩn sẽ phồng đẹp, ruột mềm thơm

2. Mè không bám vào bánh

=> Giải pháp: Thay vì cán xong mới lăn qua mè thì mình làm cách lăn bánh qua mè rồi mới cán để mè được bám dính

3. Nhiệt độ thích hợp để ủ bột là bao nhiêu?

=> Ủ bột sẽ vào khoảng 20-37°C các bạn nhé. Nếu trên 38°C men phản ứng chậm và trên 60°C là men chết (nên kích hoạt men để xem men còn hoạt động không rồi mới làm nhé)

4. Không cần bột nở được không?

Trên mạng có hướng dẫn cách làm bánh tiêu không cần bột nở, bạn có thể thử tiến hành những công thức này nhé. Vì bản thân mình chưa thử công thức làm bánh tiêu không cần bột nở nên không thể góp ý thêm.

5. Bột nở thay men được không?

=> Giải đáp: Không được, nếu dùng bột nở với dạng bánh cupcake, muffin thì trộn xong nướng ngay thì được. Còn với các dạng bánh cần nhồi bột thì không

6. Cho sữa đặc thay đường được không?

=> Giải đáp: Khi thực hiện cách làm bánh tiêu, nguyên liệu đường có thể thay sữa đặc được nhưng bánh nhanh cháy lắm (theo em là vậy) hoặc các bác có thể pha trộn cả đường và sữa đặc

7. Bánh tiêu để được bao lâu?

=> Nên làm vừa phải để ăn trong ngày, không nên làm quá nhiều vì để sang hôm sau mang chiên lại ăn cũng sẽ không còn ngon. Còn nếu muốn làm nhiều thì vẫn có thể cất hộp kín để tủ lạnh vài ngày, khi ăn chiên lại

Cách ủ bột bánh tiêu qua đêm

Thành phẩm bánh tiêu thơm ngon

Với cách làm bánh căng phồng, vỏ giòn, ruột rỗng nuột nà, công thức đơn giản tại nhà, chúc các bạn thực hiện cách làm bánh tiêu thành công. Hẹn gặp lại trong những công thức nấu ăn món ngon mỗi ngày nhé!

Yêu cả nhà :*

Sưu tầm: Ari Huyền Daisy – Yêu bếp