Cách trồng cúc tím

Hoa cúc có rất nhiều loại, riêng ở Việt Nam có hơn 50 loại cúc, phổ biến nhất là giống cúc vàng đại đóa, cúc vàng Đà Lạt, cúc họa mi, cúc tím... Hoa cúc có thể trồng vào vụ xuân hè, vụ hè thu, vụ thu đông và vụ đông xuân. Riêng vụ đông xuân là vụ trồng hoa cúc để đón tết thường được xuống giống từ tháng 11 thu hoạch vào tháng 1, 2, thời gian sinh trưởng phụ thuộc nhiều vào diễn biến của thời tiết và điều kiện ngoại cảnh, do đó tùy vào loại giống, chân đất, cường độ ánh sáng, nhiệt độ và dự báo thời tiết mùa vụ để bà con lựa chọn cơ cấu giống và xê dịch thời điểm xuống giống sao cho phù hợp. Trồng hoa cúc được ví như chăm sóc con mọn, người trồng phải thường xuyên chăm vườn, loại bỏ cỏ dại, điều tiết nước, độ ẩm, ánh sáng hợp lý thì mới mong có được vụ hoa đẹp, đúng thời điểm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cách trồng cúc tím

1. Đối với đất trồng cây hoa cúc, đất trồng cần yêu cầu những gì?

- Cũng như các loại cây trồng khác, yếu tố đất trồng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh của cây hoa cúc. Cây cúc có bộ rễ chùm ăn ngang chủ yếu tầng đất nông nên đất thích hợp cho hoa cúc phải có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, nhiều mùn, dễ thoát nước. Cuốc đất và phơi ải sau đó lên luống và tiếp tục làm nhỏ đất trên mặt luống sao cho đất tơi xốp, san mặt luống bằng phẳng rồi tiến hành bón lót cho đất. Việc cày bừa đất kỹ nên tiến hành kỹ trước khi trồng khoảng từ 5 - 7 ngày để đảm bảo tiêu diệt mầm bệnh, cỏ dại tồn dư trong vụ trước và thuận lợi cho quá trình phát triển của cây.

- Một điều bà con cũng nên lưu ý, sau một đến hai vụ trồng hoa cúc bà con nên luân canh với một số loại cây trồng khác để tránh sâu bệnh hại hoa cúc.

2. Kích thước luống trồng và mật độ trồng hoa cúc để cây được phát triển tốt nhất.

- Sau khi cày ải phơi đất bà con lên luống trồng cúc phải đảm bảo chân luống rộng từ 1,1 - 1,2m, mặt luống rộng 80 - 90cm, cao 20 - 30cm. Việc bón lót phải được thực hiện 10 - 15 ngày trước khi trồng, nên bón bằng phân chuồng ủ hoai để cải tạo kết cấu đất chất lượng hoa sẽ tốt hơn.

+ Trong kỹ thuật xuống giống hoa cúc, bà con cần lưu ý:

- Với hoa cúc đơn (1 bông/cây), mật độ trồng: 400.000 cây/ha, khoảng cách 12x15cm.

- Với hoa cúc cành (nhiều bông/cành), mật độ trồng: 300.000 cây/ha, khoảng cách 15x18cm.

- Hoa cúc trung bình, bụi khoảng cách 10x30cm.

- Hoa cúc nhỏ phải đảm bảo khoảng cách 50x60cm.

Hoa cúc có thể trồng vào chậu từ khi cây con, thế nhưng có những lưu ý như sau:  

- Tùy thuộc vào kích thước, kiểu dáng khác nhau để lựa chọn số cây trồng trong cây cho phù hợp.

- Chậu có chiều cao 30cm, đường kính đáy 15cm, miệng chậu rộng 20cm thì có thể trồng 4 - 5 cây/chậu.

- Trồng các cây sao cho cây phân bố đều trong chậu để tán cây đều, không trồng cây quá sát vào thành chậu.

3. Cách chăm sóc cây hoa cúc vào dịp tết đơn giản mà hiệu quả nhất.

3.1. Chế độ nước tưới cho cây hoa cúc

- Trồng cúc đã khó, việc chăm sóc cũng không hề đơn giản. Người trồng cúc phải thực hiện đúng quy trình chăm sóc, thường xuyên thăm vườn, làm sạch cỏ dại, xới xáo đất và vun luống.

- Khi cây được 40 ngày sau khi trồng bà con nên hạn chế việc xới xáo, lúc này cần đảm bảo cây cúc có đủ nước và sạch mầm bệnh. Hoa cúc rất háo nước, ưa ẩm nên phải thường xuyên tưới nước khoảng 2 - 3 lần một ngày, đặc biệt với trồng hoa cúc, cứ khoảng 7 - 10 ngày bà con nên tưới ngập 2/3 rãnh trong khoảng 1 - 2 giờ rồi mới tháo nước để tránh ngập úng. Trong thời kỳ thu hoạch việc tưới nước được thực hiện theo phương pháp tưới mặt, độ ẩm vừa phải để tránh bị thối hoa.

3.2. Cung cấp dinh dưỡng cho cây hoa cúc

- Để cây hoa cúc có thể phát triển tốt nên cung cấp đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết cho cây, tùy vào giai đoạn phát triển của cây, loại giống cây mà có thể điều chỉnh cho cây ở mức độ hợp lý. Có thể sử dụng các loại phân rất phù hơp cho trồng cây hoa cúc như: Phân lân, Kali, MAP 12-61, MKP,....Ngoài ra, có thể sử dụng các loại chất điều hòa sinh trưởng trong quá trình trồng hoa để việc trồng diễn ra thuận lợi hơn, cây phát triển nhanh, hoa đạt chất lượng cao và hiệu quả kinh tế mang lại là cao nhất như: GA3, Atonik đậm đặc, 6BA,...

Cách trồng cúc tím

Xem thêm >

3.2. Bấm tỉa ngọn – biện pháp kỹ thuật rất quan trọng khi trồng hoa cúc

- Bấm tỉa ngọn là một trong những kỹ thuật quan trọng trong trồng và chăm sóc hoa cúc, việc bấm tỉa ngọn và những cành nhánh không cần thiết hay còn gọi là cành phụ nhằm tập trung dinh dưỡng để phát triển cành chính giúp hoa to đều và đẹp, tuy nhiên với từng loại hoa cúc có cách bấm tỉa ngọn khác nhau. Với hoa cúc giống bông lớn như cúc đại đóa, cúc vàng Đà Lạt sau khi trồng từ 15 - 20 ngày là đã có thể bấm ngọn chỉ để lại từ 3 - 5 cành. Với hoa cúc giống bông nhỏ việc bấm ngọn cũng được thực hiện 15 - 20 ngày sau trồng, thực hiện 2 - 3 lần bấm ngọn để tạo nhiều nhánh nhỏ. Khi cây đã cho nụ, việc bấm nụ cũng cần được làm thường xuyên, tỉa bớt những nụ xung quanh nụ chính.

Cách trồng cúc tím

Xem thêm >

4. Quản lý dịch hại để hoa cúc phát triển thuận lợi nhất

- Đối với bất kỳ loại cây trồng nào, việc quản lý tốt về mặt dinh dưỡng và dịch hại sẽ giúp cây trồng phát triển tốt, cho năng suất ổn định. Cây hoa cúc ít bị sâu bệnh nhưng lại có rất nhiều rệp, nếu bà con không thường xuyên thăm vườn để phát hiện và phòng trị kịp thời rệp sẽ hút nhựa làm cây cúc bị sùi ngọn, săn ngọn, lá co rúm, lốm đốm sọc vàng ảnh hưởng đến sự phát triển của hoa. Rỉ sắt cũng là bệnh đặc trưng của hoa cúc, biểu hiện là mặt dưới lá xuất hiện nhiều đốm rỉ sắt. Bệnh rỉ sắt lây lan rất nhanh nên điều mà các nhà chuyên môn khuyến cáo vẫn là thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm, loại bỏ kịp thời và dùng thuốc đặc trị nếu bệnh nặng. Bên cạnh đó cây hoa cúc còn bị vàng lá do ngập nước hoặc thiếu dinh dưỡng.

- Thông thường khi thời tiết chuyển lạnh cây cúc sẽ sinh trưởng phát triển chậm, ngọn rụt lại, vì vậy việc điều chỉnh để hoa nở đúng dịp tết là việc rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của bà con, do đó khi thấy trời lạnh dưới 12oC bà con cần lưu ý:

+ Chọn cây giống khỏe mạnh

+ Đất trồng phải nhiều mùn, tơi xốp, thoát được nước

+ Làm đất, cày ải, phơi đất, bón lót phân chuồng cho đất trước khi trồng khoảng 5 - 7 ngày.

+ Lên luống trồng cúc phải đảm bảo chân luống rộng từ 1,1 - 1,2cm, mặt luống rộng 80 - 90cm, cao 20 - 30cm.

+ Đảm bảo mật độ cây trồng không dày đặc, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của hoa.

+ Việc tỉa ngọn, bấm nụ tiến hành khoảng 15 - 20 ngày sau khi trồng.

+ Khi cây đã cho nụ, việc bấm nụ cũng được làm thường xuyên, tỉa bớt những nụ xung quanh nụ chính để hoa to đều, có màu sắc đẹp.

+ Bón phân cân đối, đầy đủ, tránh thiếu phân làm cây còi cọc, thừa cân làm cây bị vống cao.

+ Thường xuyên thăm vườn để phát hiện sâu bệnh.

Cách trồng cúc tím

Có thể điều chỉnh sự sinh trưởng của hoa cúc bằng cách thắp bóng đèn

+ Khi thời tiết lạnh dưới 120C phải thắp đèn.

Thực hiện tốt các bước trên sẽ giúp bà con điều chỉnh được việc nở hoa đúng dịp tết, góp phần đem lại vụ mùa bội thu.

Nguồn: Khoa học và kỹ thuật của nhà nông - Đài truyền hình Đắk Lắk

Giống cây hoa cúc có xuất sứ tại Trung quốc và Nhật bản, trên thế giới có 200 loài và ở Việt Nam có 5 loài chủ yếu thuộc hoa cảnh, hiện rất được ưa chuộng và được trồng phổ biến vì vẻ đẹp rực rỡ, nhiều màu sắc, và lâu phai tàn.

Hoa cúc không chỉ đẹp mà còn thơm và rất lâu tàn, đặc biệt khi héo cánh không rời cành nên quan niệm Á Đông cho rằng cúc có tính trung thành của người quân tử. Cúc có thể cắt bông hay trồng chậu, vì dáng vẻ cây cũng rất đẹp. Hoa cúc là vị thuốc qúy. Cúc được nhập nội vào Việt nam từ lâu đời, đã trở thành cây hoa phổ biến khắp các vùng từ Bắc tới Nam, trở thành hình tượng quen thuộc trong cuộc sống tinh thần của người Việt. Trung tâm giống cây trồng Bến Tre xin chia sẻ với bà con kỹ thuật trồng hoa cúc giúp cây phát triển cho hoa đúng thời vụ thu hoạch.

Cách trồng cúc tím

1. Chuẩn bị giống cúc trồng
Cúc thuộc cây thảo, nhỏ, thân có nhiều đốt giòn dễ gãy. Hoa cúc lưỡng tính mọc thành cùm trên cành, đa số nhiều lớp cánh hình dáng cánh rất phong phú: cánh nhọn, cánh tròn, cánh mỏng mành như cây tăm (cúc bạch thọ mi), cánh cuốn như tai chuột, cánh cuốn vào phía giữa hoa (cúc móng rồng) hay ngược lại cuốn ra ngoài. Hoa cúc lưỡng tính nhưng thời gian chín của hạt phấn và nhụy lệch nhau nên muốn tạo hạt phải thụ phấn. Hạt cúc không có phôi nhũ.

Cúc ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình không cao qúa nhưng cũng không thấp hơn 10oC, ẩm độ khoảng không qúa 80%. Ánh sáng đối với cúc rất quan trọng, cây cần đủ ánh sáng để phát triển bộ phận dinh dưỡng, và nhiều giống cúc cần có chế độ ngày ngắn để ra hoa. Như vậy trồng cúc vào mùa thu để cây sinh trưởng trong điều kiện ngày dài đến lúc cây trưởng thành sẽ là thời điểm ngày ngắn cây sẽ chuyển qua trổ hoa. Phân loại có thể chia: Cúc kép hoa to có nhiều tầng cánh xếp từng vòng sít nhau, cúc đơn hoa nhỏ chỉ có 1 - 3 hàng cánh 3 vành ngoài cùng và cồi ở giữa.

Một số giống cúc trồng ở Việt Nam: Các giống cúc cổ truyền chỉ có Đại đóa trắng hoặc vàng và Kim tứ nhung màu đỏ nâu tới vàng nghệ có hoa lớn đường kính khoảng 10cm còn lại là các giống trung bình có hoa đường kính khoảng 5 - 7 cm cây cao 40 - 50 cm như cúc vàng tàu, cúc trắng, cúc Móng rồng, cúc vàng nhỏ, cúc Đà lạt, cúc Hoàng kim tháp, cúc đỏ, cúc gấm, cúc tím, cúc thọ mi, cúc Kim tiền, cúc chỉ thơm vàng hay trắng ra rất nhiều hoa nhưng hoa chỉ nhỏ như nút áo, dùng làm thuốc và ướp trà.

 

Cách trồng cúc tím

Mô hình trồng hoa cúc

Hiện nay có nhiều giống cúc nhập nội, chọn lọc và nhân giống có hoa màu sắc đa dạng hoa bền lâu tàn, cánh dày đẹp, nhiều giống hoa lớn đường kính trên 10cm. Được trồng phổ biến là các giống CN hoa trắng hoặc vàng chanh, cúc tím, cúc hồng, cúc Tiger có hoa màu nâu đỏ, cúc tím Hà lan, cúc Indonesia.. .

2. Kỹ thuật trồng hoa cúc
2.1 Vườn ươm cây giống
Trong sản xuất đại trà, cúc được trồng bằng phương pháp giâm chồi, nhân giống bằng phương pháp gieo hạt chỉ thực hiện ở cơ sớ nghiên cứu lai tạo giống.

+ Chuẩn bị đất: Nếu không có vườn giâm cây chuyên dụng thì có thể chọn nơi đất cao ráo, thoát nước không có nguồn nấm bệnh. Thành phần đất giâm gồm 1 phần đất phù sa hoặc đất cát pha thịt nhẹ + 1 phần phân chuồng hoai mục hoàn toàn + 3 phần tro trấu cũ. Trộn đều, rải lớp dày 10cm trên mặt luống giâm. Luống cao 20 cm kể cả lớp đất mặt. Cũng có thể giâm ngọn cúc trong các môi trường tro trấu hay trấu, khi rễ phát triển tốt sẽ chuyển qua giai đoạn bầu cây. Vườn ương cần che sáng còn 50%, độ cao của giàn che tùy thuộc khả năng giữ ẩm độ trong suốt thời gian giâm, nếu chủ động được độ ẩm không khí thì che cao, nếu không chủ động lắm thì có thể che thấp khoảng 1m.

 

Cách trồng cúc tím

Chuẩn bị đất cho việc trồng cúc giống

+ Thời vụ trồng: Những giống cúc cũ thích hợp với thời vụ Thu - Đông, nhiều giống cúc có thể trồng quanh năm, nhưng nếu muốn trồng để cúc có hoa vào dịp tết thì cần chuẩn bị trước theo chu kỳ sinh trưởng và cách tạo tán của từng loại cúc. Đa số cúc có thời vụ trồng vào tháng 6 - 7 - 8 âm lịch để có hoa vào dịp tết.

+ Chồi giống: Cúc có thể sống được từ năm này qua năm khác, nhưng nếu không trồng lại hoa sẽ mỗi ngày một nhỏ dần. Xung quanh gốc cây cúc thường có nhiều mầm mọc từ rễ, gọi là mầm gía. Chồi giống để giâm có thể lấy chồi ngọn hay mầm giá. Chọn các chồi không non không già , ngọn gìa có xơ nhiều sẽ đỡ bị nấm bệnh xâm hại nhưng kém khả năng tái sinh rễ và sau này bông cũng nhỏ, không đẹp, ngọn non qúa lại dễ bị các yếu tố môi trường làm hư hỏng trước khi rễ xuất hiện.

Chọn ngày trời mát, cắt ngọn giâm vào buổi sáng là lúc cây có lượng nước cân bằng, nếu cắt nhiều tưới nước nhẹ để giữ cho ngọn được tươi trước khi xử lý. Ngọn giâm cần có độ dài trung bình 6- 8 cm, mang 4 đến 5 lá, cắt vát gần sát mắt, nếu cần có thể tỉa bỏ bớt một vài lá già gần gốc, nhúng thuốc kích thích ra rễ rồi đem giâm ngay.

Mật độ và khoảng cách giâm: cắm ngọn với khoảng cách 3 x 5 cm tức là khoảng 800 đến 1000 chồi/m2
Nhân giống từ chồi là phương pháp chính trong sản xuất cúc, vì vậy cần tổ chức vươn cây mẹ với cây đầu dòng có phẩm chất cao, tốt nhất là cây được nhân giống bằng phương pháp cấy mô. Cây cấy mô được cắt ngọn giâm lần đầu khi đạt chiều cao 10-15 cm, sau đó từ gốc còn lại cây sẽ cho trung bình 3 chồi kế tiếp để sau 3 tuần sẽ cắt giâm lần thứ 2 tiếp tục các lần cắt giâm cách nhau 20-25 ngày.. Từ một cây mẹ khai thác đựợc 12-15 cây con, sau đó không nên khai thác tiếp vì cây mẹ đã thoái hoá, cần cải tạo chăm sóc bảo dưỡng lại hoặc thay thế.

Chăm sóc trong giai đoạn giâm cây

Tưới đẫm nước, sau đó hàng ngày tưới nhẹ sáng và chiều, không tưới qúa đẫm vì ngọn cúc dễ bị thối dẫn đến rụng lá, nhưng cần giữ độ ẩm không khí trên luống luôn mát dịu để ngọn không bị héo. Khi chồi bắt đầu ra rễ cũng tập cho quen nắng từ từ để cây có điều kiện phát triển bộ lá, tiến hành tự dưỡng. Cúc rất dễ ra rễ, thời gian giâm ngọn vào khoảng 10 - 20 ngày.

 

Cách trồng cúc tím

Tưới nước hàng ngày cho cúc

Sau giai đoạn giâm, bà con nên chuyển các chồi đã có rễ phát triển tốt vô bầu. Phương thức và quy cách làm bầu giống như đối với cúc vạn thọ. Trong thời gian bầu cây có thể kết hợp bấm ngọn lần đầu tạo cơ sở cho các lần bấm ngọn theo định hướng tạo kiểu hoa tiếp theo khi cây đã được trồng ra luống hoặc vô chậu.

2.2. Trồng ra luống

Đất chuẩn bị từ trước, cày cuốc phơi khô và cày đảo lại, đập nhỏ và lên luống cao 20 - 30 cm, đào lỗ bón hỗn hợp phân lót gồm phân chuồng, mùn, rác và 0,5% phân NPK trước 10 ngày. Khoảng cách lỗ tuỳ theo giống cây lớn là 50 x 60cm và cây nhỏ khoảng cách 25 x 30cm. Nên đặt lưới ô vuông theo khoảng cách định sẵn để khi cây lớn sẽ nâng lưới lên từ từ. Chống giữ cho cây khỏi đổ.

Buổi chiều khi nắng đã dịu, bà con cần trồng các bầu cúc xuống luống, xới đất vào gốc cho cây vững nếu có điều kiện thì phủ rơm rạ quanh gốc sau đó tưới đẫm nước. Mỗi ngày tưới hai lần, tưới nhẹ nhàng để không làm đất bám lên lá.

 

Cách trồng cúc tím

Cúc được trồng xuống đất theo luống

2.3. Trồng vô chậu.

Hỗn hợp đất trồng trong chậu gồm 6 phần: 1 phần đất thịt + 2 phần mủn rác + 1 phần đất cát + 1 phần phân hoại mục. Chậu trồng cây có lỗ thoát nước tốt, nên bỏ than tổ ong dưới đáy để các lỗ thoát nước không bị bít đất. Thường xuyên đánh tơi đất không để đóng váng trên mặt chậu.

 

Cách trồng cúc tím

Hoa cúc được trồng trong chậu

Sau khi bấm ngọn lần đầu (khoảng 20 - 25 ngày) sẽ chuyển cây từ bầu vào chậu, do cây trồng trong chậu ít đất nên phải bón thúc nhiều lần bằng phân bánh dầu khô hay ngâm nước pha loãng. Chăm sóc cúc trong chậu cần nhiều kỹ thuật hơn nên nhiều người chọn cách trồng cúc trên luống cho đến khi đã có nụ hoa mới đánh vào chậu. Chú ý khi đánh cúc vào chậu phải đảm bảo bộ rễ nguyên vẹn cho cây không bị mất sức, như thế sẽ làm ảnh hưởng đến việc ra hoa, hoa ít và bông không được đều đẹp.

Trung tâm giống cây trồng Bến Tre chuyên cung cấp cây giống chất lượng cao. Chúng tôi nhận hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng