Cách phòng bệnh cho lan hồ điệp

Từ lâu, lan hồ điệp đã vô cùng được ưa chuộng bởi sự cao quý nhưng vẫn tinh tế thanh nhã của loài hoa được mệnh danh là “nữ hoàng của các loài hoa lan” này. Vẻ đẹp mong manh tựa như hàng trăm cánh bướm chập chờn đủ màu sắc tạo sức hút không thể cưỡng nổi đối với không chỉ giới sành hoa mà với bất cứ người nào vô tình được chiêm ngưỡng. Tuy nhiên để giữ được vẻ đẹp đó ta cũng cần có những biện pháp phòng tránh sâu bệnh cần thiết dành cho Lan Hồ Điệp.

Cách phòng bệnh cho lan hồ điệp

 Lan Hồ Điệp có vẻ đẹp tinh tế và thanh nhã

Cách phòng bệnh cho lan hồ điệp
 Lan thường hay bị 4 chứng bệnh: Thối lá - bacterial leaf rot, Thối rễ - bacterial root rot, Thối ngọn - Crown rot và Nấm - fungus

Thối lá

Cách phòng bệnh cho lan hồ điệp
 Khi lá bị thối, thường có dấu hiệu một vết có thể là đậm hay nhạt hơn mầu của lá cây. Lá cây chỗ đó thường mềm nhũn, có mùi và có thể loang to ra. Lấy dao hay kéo sắc tốt hơn cả là lấy lưỡi lam cắt bỏ lui vào phía trong chỗ thối chừng 2 phân hay cắt bỏ hẳn chiếc lá. Dao hay kéo cần phải khử trùng trước và sau khi cắt để đề phòng bệnh lây lan sang cây khác. Vết cắt cần được khử trùng như đã nói ở trên. Sau đó để cây ở chỗ thoáng gió và phun thuốc Physan 20. Pha 1 thìa súp với 4 lít nước.

Thối ngọn

Cách phòng bệnh cho lan hồ điệp
 Bệnh thối ngọn cũng giống như thối lá nhưng ở mức độ rộng lớn hơn và trầm trọng hơn. Ngọn cây cần phải cắt bỏ giống như bệnh thối lá. Ta phải cắt tới khi nào không còn vết đen trong thân cây. Lấy cây ra khỏi chậu, rửa sạch rồi ngâm cây trong 4 lít nước có pha một thìa súp Physan 20 trong 15-20 phút. Trồng lại với vật liệu mới đã ngâm trong nước có chất sát trùng. Và để vào nơi rợp mát và thoáng gió.

Cách phòng bệnh cho lan hồ điệp

Lan Hồ Điệp thường mắc phải các bệnh thối lá, thối ngọn, thối rễ, nấm

Thối rễ

Cách phòng bệnh cho lan hồ điệp
 Khi bị thối rễ, cây lan không hút được nước cho nên lá bị nhăn nheo. Cần phải cắt bỏ hết rễ thối, rửa sạch rồi ngâm toàn cây vào nước có Physan 20 như trên. Sau đó để hơi khô rồi cho vào bao nylon, cột kín lại và để vào chỗ rợp mát. Khi nào thấy cây ra rễ mới dài chừng 2 phân đem ra trồng lại với vật liệu mới như đã nói ở trên.

Nấm

Cách phòng bệnh cho lan hồ điệp
 Khi bị nhiễm nấm lan thường có những chấm nhỏ mầu đen hay mầu nâu trên lá và lá cây trở thành mầu vàng. Thoạt đầu ở mặt dưới lá sau đó hiện lên mặt trên rồi dần dần loang to ra. Phải cắt một phần hay toàn thể chiếc lá và phun thuốc như bị bị thối lá.

Để chủ động phòng trừ nấm bệnh gây hại cho lan hồ điệp giá rẻ các bạn cần biết một số loại thuốc để phun phòng trừ. Thời tiết thay đổi, hay mưa nhiều ít nắng là lúc nấm bệnh phát triển gây hại cho các cây lan trong vườn.

Cách phòng bệnh cho lan hồ điệp

Phòng trị côn trùng gây hại cho lan: Chúng ta có thể trồng các loại loại cây có mùi như: húng, quế, bạc hà, xả… quanh vườn để xua đuổi các loại côn trùng gây hại hoặc dùng vòi nước tưới dưới mặt lá để cuốn trôi ấu trùng, trứng của các loại côn trùng gây hại.

Khi các biện pháp này không có hiệu quả thì sử dụng các loại thuốc dưới đây luân phiên để tránh lờn thuốc:


- Nhện đỏ: Nissorun, Pegasus, Dimethoate, Mitac, Rufast, Ortus, Comites, Abamectin, Kelthane
- Bọ trĩ: Videci, Visher, Vifast, Trebon, Banate 40SP, Supracide, Dragon (5cc) + SK99 (20cc)/ bình 8 lít
- Rệp sáp, rệp bột: Acephate + chất bám dính
- Rệp vảy: Malathion, Trebon

Xem thêm: shop lan hồ điệp tân bình

Phòng trị nấm bệnh:


- Thối gốc và thối rễ: Viben, Fudasol
- Thối mềm: Kasai
- Thối nâu: Streptomycin, Tetracylin
- Thối đen: Aliette, Ridomil, Vilaxyl
- Bệnh đốm vòng, khô cháy lá, đốm nâu, héo rễ: Tospin, Viben, Fudasol, Vicarben, Desoral
- Đen thân: Zin, Zineb, Carbenzim
- Bệnh đốm lá: Cabenzim + Dipamate, Cadilac, Thio – M, Dipomate
- Bệnh thán thư, thối nâu vi khuẩn: Kasumin, Saipan + Mexyl, Saipan + Alpine, Mexyl + Alpine

Thuốc trừ nấm bệnh Aliette

Chống thối rễ, thối thân, dùng tốt trong mùa mưa.

Cách phòng bệnh cho lan hồ điệp

Thuốc trừ nấm CARBENZIM 500FL

- Thuốc trừ nấm nội hấp và tác dụng rộng. Trị tốt bệnh Thán thư trên lan.


- Có thể dùng để quét lên chổ bị bệnh, các vết thối nhũn.
- Không hôi.

Thuốc trừ nấm bệnh Viben - C

Là thuốc trừ bệnh có tác động tiếp xúc và nội hấp, có phổ tác dụng rộng trừ bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra, Trị thối gốc, thối rễ lan



Thuốc trừ bệnh TopSin M 70WP

- Thuốc lưu dẫn, nội hấp, đặc trị nhiều loại bệnh trên nhiều cây trồng khác nhau. Chuyên trị vàng lá.

Thuốc trừ bệnh Antracol

Thuốc trừ bệnh phổ rộng trên cây ăn quả, rau màu và lúa.


Rất an toàn cho cây, phun được ngay cả giai đoạn ra bông.
Thuốc trừ bệnh bổ sung vi lượng kẽm Zn++ dễ tiêu cho cây trồng → mặc áo giáp kẽm cho cây.
Dưỡng lá nuôi đòng, giúp tăng năng suất, chất lượng lúa.

Trừ nấm bệnh, vi khuẩn sinh học EXIN 4.5HP

Trừ nấm bệnh dạng sinh hoc: không độc hại cho con người và môi trường, không mùi.

Thuốc trừ sâu Suprathion 40EC

- Trừ rệp (sáp, vảy) rất tốt, diệt cả kiến, cuốn chiếu.


- Hiệu quả lâu dài.
- Lúc bị rệp, dùng 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.
- Dùng bàn chải đánh răng cọ vào chổ bị rệp càng tăng hiệu quả sử dụng. Sau đó phun toàn cây, chậu.
- Chú ý: rất hôi.

Thuốc trừ nhện Ortus 5SC

- Pha chế thuốc trị nấm rẻ tiền dùng cho vườn lan có quy mô lớn: 


Pha 1kg Sunfat đồng CuSO4 vào 80lit nước đựng trong thùng nhựa hoặc lu sành, pha 1kg vôi bột vào 20 lít nước. Đổ dung dịch CuSO4 vào dung dịch vôi bột khuấy đều. Dùng một cây đinh sắt sạch nhúng vào dung dịch đã pha. Sau khi lấy ra nêu thấy lớp đồng đỏ bám trên đinh sắt biến thành màu đen thì địa chỉ mua lan hồ điệp giá rẻ mách bạn cho thêm nước vôi vào cho đến khi đinh sắt không bị biến thành màu đen nữa thì pha thêm 10 lit nước để đem ra sử dụng.

Nguồn: http://vuonhoalan.net

Bệnh úng lá (thối lá, thối nhũn) rất nguy hiểm đối với lan nói chung và lan hồ điệp nói riêng. Chúng ta phải biết cách phòng ngừa, hạn chế sự lấy lan của bệnh. Có như thế lan hồ điệp mới lớn, phát triển khỏe mạnh được. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách phòng và chữa bệnh cho lan hồ điệp bị úng lá nhé.

Cách phòng bệnh cho lan hồ điệp
Với ý nghĩa cho một năm mới sung túc, giàu sang hơn nên lan hồ điệp được sử dụng để làm quà tặng khi tết đến  

Đặc điểm của lan hồ điệp

Hoa lan hồ điệp là dòng lan thuộc chi hoàng thảo, có tên khoa học là Dendrobium anosmum. Lan hồ điệp thường sống ở những nơi có độ cao từ 200 – 400cm, thân mọc hướng xuống dưới khi ra hoa tạo thành một dải giống hình thác nước.

Lan hồ điệp là dòng thân ngắn, sinh trưởng chậm, thân chính mọc ra các lá mới theo chiều thẳng đứng, cành hoa mọc ở rìa hoặc từ nách lá xen kẽ nhau. Lá cây to, dày, mọc đối xứng nhau và ôm lấy thân cây.. Dựa vào đặc điểm lá mà người ta có thể phân biệt được màu sắc của hoa.

Cách phòng bệnh cho lan hồ điệp

Lan hồ điệp là dòng hoa nổi bật với sự sang trọng, thuần khiết

Cành hoa thường mọc từ nách lá hoặc phần rìa, cành hoa nhỏ, có sự phân nhánh rõ rệt và một cây hoa chỉ cho từ 1 – 2 cành hoa. Hoa có cánh to, rộng, giữa các cánh hoa không có khe hở, dáng tròn và chồng khít lên nhau.

Quả lan hồ điệp có hình que, phát triển chậm (khoảng 4 tháng mới chín và tách vỏ), có kích thước nhỏ, không có phôi nhũ.

Dấu hiệu khi lan mắc bệnh thối nhũn

Khi mới bắt đầu nhiễm bệnh, trên lá của lan xuất hiện những chấm nhỏ giống như bị phỏng nước sôi. Trong điều kiện trời mưa hay độ ẩm không khí cao, tình trạng này sẽ nhanh chóng lây lan sang các lá khác. Lúc này, lá không còn màu xanh nữa mà dần dần chuyển sang màu nâu, khi đụng vào cảm giác nhớt nhớt và có mùi hôi khó chịu.

Khi lan mắc bệnh thối nhũn, nếu không kịp thời phát hiện và xử lý thì toàn bộ lá cây sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong các loại lan thì lan hồ điệp là loại dễ mắc bệnh thối nhũn nhất. Để phòng tránh bệnh thối nhũn cho lan, tuyệt đối không tưới nước nhiều vào mùa mưa, nhất là thời điểm chiều tối để tránh tình trạng lan bị ướt sũng cả đêm. Bên cạnh đó, nên cân nhắc khi bón phân có hàm lượng đạm cao vì đây chính là nguyên nhân khiến bệnh càng thêm nặng.

Cách phòng bệnh cho lan hồ điệp
Bệnh thối nhũn ở cây lan hồ điệp lây lan sang các lá khác rất nhanh

Phòng trị bệnh thối nhũn cho lan

– Thường xuyên quan sát cây để phát hiện và xử lý những vết cắn do côn trùng gây ra, đồng thời, hạn chế đến mức tối đa những vết thương cơ giới do nước mưa hay gió mạnh để ngăn chặn các “cửa ngõ” xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.

– Khi cây đã mắc bệnh, ngưng hẳn việc sử dụng phân bón có hàm lượng đạm cao để tránh bệnh càng thêm nặng.

– Không chỉ ngưng bón phân, việc tưới nước cũng nên cắt giảm trong vài ngày. Cùng với đó, cắt bỏ những chỗ bị thối nhũn và phun xịt các loại thuốc New Kasuran BTN, Starner 20WP, Benlate 50WP, Fundazol 50WP,… lên cả chậu lan và giàn treo.

– Nếu cây đã mắc bệnh quá nặng, tiến hành gỡ cây ra khỏi chậu và ngâm trong các dung dịch thuốc đã nói ở trên, sau đó vớt ra, để ráo nước rồi trồng sang chậu mới.

Cách phòng bệnh cho lan hồ điệp
Cách phòng bệnh cho lan hồ điệp
Cách phòng bệnh cho lan hồ điệp

ADVERTISEMENT

– Khử trùng cho cả giàn lan bằng dung dịch Formol pha với nước theo tỷ lệ 2:100.

– Sau 5 – 7 ngày, tiến hành phun một đợt thuốc nữa cho cả vườn lan.

Cách phòng bệnh cho lan hồ điệp
Muốn lan hồ điệp phát triển khỏe mạnh ta phải phòng ngừa và chữa bệnh cho cây

Có thể thấy, trong các loại bệnh gây hại trên lan thì bệnh thối nhũn là dễ gặp nhất. Bất kỳ sự thay đổi nào của thời tiết (nắng nóng, mưa nhiều, lạnh buốt, độ ẩm cao,…) hay vết thương, vết cắn, vết chích do côn trùng gây ra đều là điều kiện lý tưởng để bệnh thối nhũn hình thành và phát triển. Hy vọng những chia sẻ về lan hồ điệp bị úng lá của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có được những giải pháp phòng và trị bệnh thối nhũn hiệu quả cho vườn lan của mình.