Cách nấu nước bồ công anh khô

Những thông tin dưới đây sẽ hướng dẫn cho mẹ dùng cây bồ công anh chữa tắc tia sữa.

Lá bồ công anh như thế nào?

Cây bồ công anh còn được gọi là cây bồ cóc, diếp dại, mũi mác, diếp trời… Chúng là cây thân cỏ, nhỏ, cao khoảng 1-3m, mọc thẳng, không cành.

Cách nấu nước bồ công anh khô
Cây bồ công anh

Lá bồ công anh không có cuống, có răng cưa to, thô. Hoa của cây màu vàng hoặc tím và có thể dùng làm thuốc.

Loại cây này rất dễ trồng nhưng thường thì chúng mọc dại.

Công dụng của lá bồ công anh

Lá bồ công anh theo y học cổ truyền có vị đắng ngọt, tính hàn, giải nhiệt thanh độc tiêu thủng rất tốt. Có thể dùng lá bồ công anh để chữa bệnh mụn nhọt, lở loét, viêm dạ dày – tá tràng, viêm gan, đau vú và chữa tắc tia sữa nhanh chóng ở bà mẹ sau sinh. Không chỉ vậy, lá bồ công anh còn làm mát cơ thể và giúp mẹ có nhiều sữa hơn.

Cách nấu nước bồ công anh khô
Bồ công anh có nhiều lợi ích cho sức khỏe

Trong cây bồ công anh chứa các khoáng chất như: Sodium, canxi, magne, sắt, vitamkin A, vitamin B6, b1.

Cách chữa tắc tia sữa bằng lá bồ công anh:

Với lá bồ công anh khô

Mẹ rửa sạch và đun với nước, lấy nước uống như uống trà trong ngày. Hoặc mẹ có thể đun sôi nước và pha với lá bồ công anh khô chừng 15 phút để dùng nhé.

Với lá bồ công anh tươi

Với lá tươi, mẹ nên ngâm rửa sạch sẽ với nước muối, sau đó giã nát lấy nước uống. Mẹ cũng có thể dùng máy xay sinh tố để xay nhuyễn lá, lấy nước dùng và dùng bã lá đắp lên ngực để chữa tắc sữa nhé.

Lưu ý là đắp để qua đêm, tuy nhiên tránh đắp lên núm vú. Để xác định điểm tắc sữa mẹ chỉ cần sờ vào bầu ngực, địa điểm tắc sữa sẽ chai cứng hơn các vùng còn lại.

Cách nấu nước bồ công anh khô
Nấu bồ công anh để uống

Lưu ý khi sử dụng lá bồ công anh chữa tắc tia sữa

Nếu uống nước lá bồ công anh để chữa trị mẹ nên dùng mỗi lần khoảng 50g lá tươi, lá khô khoảng 10g là đủ. Mẹ nên bắt đầu uống ít sau đó tùy theo tình trạng tắc sữa mà tăng dần liều lượng. Nhiều nhất chỉ nên uống 2 cốc mỗi ngày, mỗi cốc 250ml. Uống đến khi mẹ thông sữa trở lại nhé.

Bài thuốc chữa tắc sữa với lá bồ công anh

Mẹ chuẩn bị 10g lá bồ công anh khô/ 50g lá bồ công anh tươi, 50g thần khúc, 900ml nước.

Rửa sạch các nguyên liệu và cho vào đun sắc lại còn 300ml là dùng được.

Bên cạnh việc dùng cây bồ công anh mẹ cũng nên kết hợp massage ngực theo chiều kim đồng hồ tại các điểm chai cứng để giúp thông tắc tia sữa mẹ nhé.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Cây bồ công anh còn gọi là hoàng hoa địa đinh, hoàng hoa lan thảo, nha sư (dent de lion)…, tên khoa học: Taraxacum offcinal(L.) Weber, thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả cây

Cây thảo sống dai nhờ rễ phụ hình trụ phù to, dài, khỏe, có nhũ dịch trắng. Lá mọc chụm ở đất, không lông, thuôn dài hình trái xoan ngược, chẻ thành thùy nhọn. Cụm hoa hình rổ trên cuống dài 10 - 30cm, chỉ gồm có những hoa hình lưỡi màu vàng, hàng lá bắc ngoài cong xuống. Quả bế có 10 cạnh, có một mỏ dài mang mào lông màu trắng. Cây ra hoa từ tháng 2 - 3 đến tháng 10.

Bồ công anh là cây của những vùng ẩm và lạnh của Bắc và Nam bán cầu. Ở Việt Nam, cây mọc hoang dọc theo đường đi, sân vườn, bãi đất hoang, nơi đất ẩm, dựa bờ nước…, ở những vùng núi cao như Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa.

Người ta thường dùng lá non để làm rau ăn tươi như: rau xà lách, chung với nhiều loại rau mùi khác, hoặc luộc chín, nấu canh hoặc chế biến thành món súp chung với các loại rau khác. Khi dùng, nên dùng tay xé nhỏ lá, tốt hơn là dùng dao cắt, để giữ được mùi thơm của lá.

Lá khô được bào chế thành trà, hoặc làm nguyên liệu cho các loại thức uống khác.

Vào giữa tháng 4 đến tháng 5, người ta thu hái toàn cây, lúc cây chưa có hoa hoặc bắt đầu ra hoa, loại có nhiều lá, thân và cành màu tím, rễ còn nguyên, là tốt nhất. Rửa thật sạch, loại bỏ các lá xấu, lá già, vàng úa, đem phơi khô trong râm và bảo quản nơi khô ráo để dùng làm thuốc.

Dược điển Việt Nam quy định: lá bồ công anh khô có độ ẩm không quá 12%, tro toàn phần không quá 9%, ngọn có hoa không quá 10%, tạp chất hữu cơ (lá cây khác) không quá 1%, tỉ lệ ngọn mang lá và hoa dài quá 20cm, không quá 10%.

Trong cây có chứa chlorophylle, chất đắng taraxacin và một chất kết tinh taraxacerin, inulin, levulose, mannitol, cholin, saponin, một chất nhựa dầu (1,8%) từ đó tách được các alcool: taraxasterol, homotaraxasterol, cluytianol, các sterol, tinh dầu, caroten, axít folic, axít béo (gồm axít melissic và p. hydroxyphenacetic), các vitamin A, B, C, các chất khoáng Ca, Fe, P, K, Mg, Na, Si, Mn, S…

Phần lá và hoa chứa các thành phần: nước 88,8g%, protein 0,6g%, carbonhydrat toàn phần 3,7g%, chất sợi 0,44g%, phần chiết được bằng ether 1,6g%, tro 2,3g%, các chất khoáng: phosphor 59,lmg%, sắt 3,3mg%, calcium 473,5mg%, vitamin A 6.700 đơn vị quốc tế/100g, vitamin C 73mg%.

Trong lá còn có vitamin B1 0,19mg%, vitamin B2 0,14mg%, vitamin B6 0,8mg%.

Trong hoa còn có các chất lecithin, violaxanthin, xanthophyl, taraxanthin.

Hạt có chứa alcaloid.

Thường được dùng chữa áp-xe vú, ít sữa, tiểu tiện khó, nhiễm trùng đường tiết niệu, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, mụn nhọt, sưng tấy, lở ngứa ngoài da. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Ngày dùng 20 - 30g cây tươi, rửa thật sạch, ép lấy nước uống, hoặc 12 - 30g cây khô, hãm nước sôi hoặc sắc uống.

Dùng ngoài, đắp trị ung nhọt, mụn cóc, rắn cắn.

Lưu ý: các trường hợp âm hư nội nhiệt, hoặc bị tràng nhạc, ung nhọt đã vỡ mủ, khi dùng bồ công anh nên thận trọng.

Một số bài thuốc có dùng bồ công anh

Chữa sưng vú, tắc tia sữa:

Dùng 60g lá bồ công anh tươi, rửa thật sạch, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước uống, còn bã dùng đắp lên nơi vú sưng đau. Có thể nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Hoặc dùng bài thuốc:

Bồ công anh, kim ngân hoa, hai thứ lượng bằng nhau 100 - 200g. Nấu với 1 lít nước, sắc còn 300ml, chế vào 50ml rượu trắng, chia 3 lần uống trong ngày, trước bữa ăn.

Chữa ăn uống kém tiêu, hay bị mụn nhọt:

Lá bồ công anh khô 10 - 20g. Nấu với 600ml nước, sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trong ngày, trước bửa ăn. Nên uống liên tục trong vòng 3 - 5 ngày, có thể kéo dài hơn.

Chữa viêm kết mạc cấp tính, mắt đỏ, sưng đau:

Bồ công anh tươi 30 - 40g, trái dành dành (chi tử) 7 - 10 trái. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống sau bửa ăn.

Chữa đau răng, sưng chân lợi răng:

Lá bồ công anh 100g, muối 20g. Hai thứ ngâm qua một đêm, lấy vải màn xô sạch bọc lại, vắt lấy nước cốt, cho vào lọ sạch, nút kín. Dùng ngậm hàng. Ngậm liên tục trong 7 ngày sẽ hết đau nhức răng và giúp làm chặt chân răng.

Lưu ý:

Cần phân biệt cây bồ công anh Taraxacum offcinal (L.) Weber với một số cây khác cũng có tên là bồ công anh như sau:

Bồ công anh hoa tím (tử hoa địa đinh), còn gọi là cải ô rô, diếp xoắn, chicory, wild endive (Anh), chicorée (Pháp), có tên khoa học Cichorium intybus L., thuộc họ Cúc.

Bồ công anh nam, còn gọi là bồ công anh mũi mác, diếp hoang, diếp trời, rau bồ cóc, rau chuôi, rau bao, có tên khoa học Lactuca andica L., thuộc họ Cúc.

Ở phương Tây (Pháp), người ta dùng bồ công anh để làm thuốc lọc máu, tẩy độc cho cơ thể và làm gia tăng sức đề kháng, chữa sung huyết gan, viêm gan vàng da, viêm ống dẫn mật mạn tính, sỏi mật và thận, tăng chlesterol trong máu, xơ vữa động mạch, béo phì, thiếu máu, suy nhược, rối loạn tiêu hóa, hoại huyết, giảm niệu, suy thận, thấp khớp, thống phong, táo bón, trĩ, bệnh ngoài da do gan, nấm, eczema...


Lương y ĐINH CÔNG BẢY

Phân loại  Bồ công anh khô - Bồ công anh tươi
Nguồn gốc  Việt Nam
Hạn sử dụng  Bồ công anh khô: Trên 12 tháng kể từ ngày sản xuất
Hướng dẫn sử dụng  Dùng làm nguyên liệu nấu ăn  Pha chế đồ uống  Công dụng chữa bệnh
Hướng dẫn bảo quản  Nơi thoáng mát, kín, tránh ánh nắng trực tiếp cũng như tiếp xúc nhiều với không khí.
Quy cách đóng gói  Đóng gói 500g và 1kg
Giao hàng  Giao hàng toàn quốc. Xem phí ship tại đây

Bồ công anh rất quen thuộc với nhiều người vì nó được dùng phổ biến ở nước ta, nhưng không phải ai cũng biết là bồ công anh có thể vừa chế biến làm thuốc, vừa chế biến để ăn uống. Ở các nước Châu Á thì bồ công anh là loại thực vật khá phổ biến nói chung và ở nước ta nói riêng. Bồ công anh rất đa dạng nên không phải ai cũng biết. Tên khoa học của bồ công anh là Lactuca indica L. các tên gọi khác của bồ công anh: diếp hoang, rau bồ cóc, diếp dại, mót mét, mũi mác, diếp trời... Dưới đây là cách phân biệt 2 loại bồ công anh

Cách nấu nước bồ công anh khô

Phân loại hoa bồ công anh

Bồ công anh Việt Nam

Bồ công anh Việt Nam chủ yếu mọc ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và phía Bắc. Thân cao tầm 60-100cm, là nhăn nheo, mỏng và có hình mũi mác, mặt trên lá có màu nâu sẫm, gần như không có cuống, có màu nâu nhạt ở mặt dưới, có răng cưa thưa ở mép. Đường kính thân cây 0,2cm thẳng, có mấu mang lá, thời gian thu hoạch thường vào tháng 5 đến tháng 7, chủ yếu dùng là bộ phận lá và cành.

 Bồ công anh Trung Quốc 

Bồ công anh Trung Quốc có tên khoa học là Taraxacum officinale F. H. Wigg, thuộc Chi Chi Taraxacum G. H. Weber ex Wigg và họ Cúc (Asteraceae). Đây là loại bồ công anh lùn. Loại bồ công anh này có trồng 1 số nơi ở nước ta, thường mọc hoang nhiều.

Đặc điểm dễ nhận biết: thân rất ngắn, lùn, kích thước dao động từ 40-60cm, là mọc trực tiếp từ rễ lên, mọc chụm ở gốc thành hình hoa thị, lá đơn có màu xanh lục, mặt dưới nhạt hơn mặt trên, các lá mọc bên ngoài thì cong xuống còn lá mọc ở giữa thì mọc thẳng lên, lá có độ dài khoảng 15-30cm, chiều rộng từ 4-6cm, cuống lá dẹp, có mặt trên phẳng, mép lá xé răng của không đều giống như bị xé rách.

Bồ công anh trung quốc có rễ cây hình trụ đâm thẳng xuống lòng đất, hoa có màu vàng mọc phía trên cùng, Thu lấy hạt kho hoa già. Quả hình bầu dục thuôn hẹp có màu nâu đen, dài từ 0,3-0,4cm. Các bộ phận của bồ công anh đều dùng làm thuốc như: lá, rễ, hoa và thân.

Cách nấu nước bồ công anh khô

Tác dụng chữa bệnh của bồ công anh

Tác dụng bồ công anh đã được minh chứng chữa nhiều loại bênh. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra ràng trong bồ công anh có nhiều thành phần dinh dưỡng hơn hẳn so với các loại rau khác như: rau diếp, rau rền và 1 số loại rau thơm khác. Các chất khoáng và 1 số vitamin như: magie, sodium, sắt, vitamin A B C, bồ công anh có hàm lượng chất béo đều, vì thế mà nó được nhiều gia đình và bác sĩ sử dụng trong việc phòng chống và điều trị bệnh. 

Bồ công anh sử dụng để chữa chán ăn, đau cơ, ợ hơi, đau bụng, đau khớp, vết bầm tím và vết chàm.  Ngoài ra, bồ công anh còn có công dụng tăng tính nhuận trường và lợi tiểu. Một số người sử dụng để trị các bệnh viêm nhiễm lan truyền và ung thư trong bồ công anh có chứa polysaccharides, đây là chất chống bệnh ung thư vú ở phái nữ rất hiệu quả. Một số loại thuốchữa trị ung thư hiện nay đều có thành phần được làm từ rễ của bồ công anh. Ngoài ra, bồ công anh còn giúp bổ máu, duõng da, tỳ vị. Cùng đi vào tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

1. Bảo vệ xương

Bồ công anh cung cấp 10% lượng canxi mỗi ngày. (Canxi có trong cấu trúc răng và xương, là nguồn chất khoáng dồi dào nhất trong cơ thể). Bạn có thể ăn lá bồ công anh hoặc uống, 2 cách này đều có thể giúp tránh co thắt cơ, tránh sâu răng, thiếu canxi và huyết áp cao. 

2. Giàu vitamin K

Đây là loại vitamin hòa tan chất béo cần thiết có vài trò rất quan trọng với tim và xương. Điều đặc biệt là bồ công anh cung cấp đến 500% lượng vitamin K mỗi ngày. Vì thế bồ công anh là phương thước hoàn hảo để cung cấp Vitamin K ( khoáng chất cho xương giúp chống đông máu). Vitamin K duy trì rất tốt cho chức năng của não và hệ chuyển hóa khỏe mạnh.

Ngoài ra vitamin K giúp cải thiện sức khỏe hệ xương khớp, giảm nguy cơ gãy xương, đặc biệt hiệu quả cho phụ nữ hậu mãn kinh và đang bị loãng xương. Vitamin K cũng rất có ích cho thời kỳ bị kinh nguyệt nhờ khả năng đông máu. Vitamin K còn được coi là cách hỗ trợ điều trị ung thư tự nhiên, giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, kết tràng, dạ dày, miệng và mũi.

3. Thanh lọc gan

Chức năng của gan sản xuất mật giúp enzyme chuyển chất béo thành axit béo, thanh lọc và giải độc. Gan còn giúp dự trữ axit amino, chuyển hóa cholesterol và chất béo, dự trữ glucozo, giúp ổn định hoạt động cho các cơ quan bên trong.

Bồ công anh có các chất dinh dưỡng thanh lọc gan rất tốt và tăng cường hoạt động hiệu quả của gan.  Bồ công anh còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả do duy trì lượng mật phù hợp. Bồ  công anh giúp cung cấp vitamin C, giúp giảm sưng, tăng khả năng hấp thụ chất khoáng tốt hơn và phòng ngừa sự phát triển của các loại bệnh.

4. Trị bệnh tiểu đường

Trà bồ công anh giúp kích thích quá trình sản sinh insulin bên trong tủy, giữ lượng đường ổn định ở mức thấp. Nều lượng insulin  không được sản sinh đủ để hay các tế bào xử lý insulin không đúng cách sẽ hình thành bệnh tiểu đường.

Nếu glucose  không được sử dụng phù hợp thì nó sẽ tích tụ trong máu và đẩy lượng đường trong máu lên rất cao. Bạn nên dùng trà bồ công anh mỗi ngày để thanh lọc và loại bỏ lương đường tích trữ thừa trong cơ thể.

Cách nấu nước bồ công anh khô

5. Chống nhiễm trùng da

Da nhiễm trùng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, vì thế bạn cần phải khử trùng. Bồ công anh khử trùng rất hiệu quả. Phần sáp lỏng của thân bồ công anh giúp sát trùng, diệt nấm, trừ sâu và vi khuẩn có trên làn da, bồ công anh giúp giảm ngứa, ngừa bệnh vảy nến, bệnh ecpet mảng tròn và nhiễm trùng da.

6. Giàu chất chống oxy hóa

Trong bồ công anh có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tồn thương tế bào và đánh bại sự phá hủy gốc tự do, gây nhiều nguy hiểm cho mô cơ thể và liên kết với ung thư cũng như lão hóa nhanh.

7. Cung cấp nhiều chất xơ

Hàm lượng chất xơ trong bồ công anh có nhiều c giúp cải thiện hệ tiêu hóa và sức khỏe đường ruột. Chất xơ có công dụng chống táo bón vì khi đi vào ruột chất xơ sẽ  hút nhiều dịch, tăng khối lượng phân.  Các chế độ ăn giàu chất xơ sẽ làm giảm nguy cơ đau tim, béo phì, tiểu đường, hội chứng ruột kích thích và sỏi thận.

8. Dồi dào nguồn vitamin A

Vitamin A có vai trò rất quan trọng để duy trì sức khỏe thần kinh, giúp đôi mắt khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe da. Vitamin A cũng là chất chống oxy hóa, nó giúp chống lại sự phá hủy gốc tự do. Trong ly trà bồ công anh có 100% lượng vitamin A mỗi ngày, vì thế bạn có thể phòng ngừa lão hóa nhanh, cải thiện đường hô hấp hay mắt bằng một ly trà hằng ngày.

Cách dùng và chế biến bồ công anh

Trong thực đơn ăn uống hàng ngày, bồ công anh được sử dụng như rau thơm hoặc nấu chín làm giảm vị đắng. Có nhiều cách để thêm bồ công anh vào thực đơn ăn uống mỗi ngày.

  • Nấu trà với rễ hoặc hoa bồ công anh
  • Nướng rễ bồ công anh làm nước uống
  • Dùng bồ công anh làm nước sốt
  • Dùng làm nguyên liệu món salad
  • Trà hoa bồ công anh
  • Trà rễ cây bồ công anh

Giá bồ công anh trên thị trường hiện nay tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Giá bồ công anh hiện không được công khai rộng rãi, và mức giá cũng khác nhau ở từng điểm bán.Với giá thuốc thiên về y học cổ truyền như Bồ công anh thì mức giá sẽ không quá cao, mọi người đều có thể mua về dùng. Mức giá của bồ công anh khô trên thị trường giao động khoảng 200.000 - 400.000/KG tùy thời điểm.

Cách nấu nước bồ công anh khô

Mua bồ công anh tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Để yên tâm nhất thì người bệnh nên chọn địa chỉ uy tín để mua bồ công anh chất lượng đảm bảo, hãy đến với cơ sở Dũng Hà chúng tôi để được tư vấn về cách lựa chọn bồ công anh cũng như hướng dẫn cách làm thuốc từ bồ công anh.

Ngoài bồ công anh, Dũng Hà con cung cấp các sản phẩm thuốc nam khác, xem tại đây: https://nongsandungha.com/danh-muc/thuoc-nam

Liên hệ tư vấn: 1900986865

Website: https://nongsandungha.com