Cách lập trình trong Pascal

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM FREE PASCAL

Ở bài viết này, mình sẽ giới thiệu và hướng dẫn cho các bạn cách sử dụng phần mềm lập trình Free Pascal.

FREE PASCAL LÀ GÌ?
Free Pascal là phần mềm lập trình dùng để lập ra các ứng dụng, trò chơi, phần mềm,... Free Pascal là bản hoàn thành dựa trên giao diện của Turbo Pascal.

KHI CÀI ĐẶT FREE PASCAL CÓ CẦN PHẢI THÊM CÁC BẢN Framework HAY Microsoft.NET HAY KHÔNG?
Không!

Quảng cáo



CÁCH CÀI ĐẶT FREE PASCAL

Bước 1: Các bạn truy cập vào link sau: https://download.com.vn/free-pascal/download. Download bản Free Pascal trong link.

Bước 2: Các bạn tạo tab mới trong chính trình duyệt đã truy cập vào địa chỉ web trên và nhấn tổ hợp phím Ctrl+J. Sau đó chờ tải xong bản Free Pascal và nhấn vào "Hiển thị trong thư mục" và nhấn đúp chuột vào tệp (hoặc các bạn có thể di chuyển tệp ra màn hình Desktop và nhấn đúp chuột vào tệp).

Bước 3: Nhấn "Next" liên tục đến khi trình cài đặt bắt đầu. Chờ trình cài đặt hoàn thành, các bạn nhấn đúp chuột vào biểu tượng Free Pascal là xong. Các bạn đã vào phần mềm Free Pascal.

HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH FREE PASCAL

Để lập trình các bạn nhớ các từ khóa cơ bản cần thiết khi lập trình:
Program: tên chương trình
Uses: tên thư mục chứa sẵn các câu lệnh lập trình (thường là crt)
Var: tên biến và kiểu dữ liệu của biến lập trình
Const: kí tự chứ giá trị và giá trị của kí tự

Quảng cáo


Begin: bắt đầu lập trình
Clrscr: xóa màn hình kết quả
Write hoặc Writeln: in ra màn hình các kí tự mình muốn hiển thị
Read hoặc Readln: đọc dữ liệu hoặc hiện ra kết quả
Delay: dừng chạy chương trình cho đến thời gian nhất định
if <> then <> else: chạy chương trình theo điều kiện người lập trình đưa ra
...

SAU ĐÂY LÀ BẢN LẬP TRÌNH TRÒ CHƠI ĐỐ VUI DO MÌNH TỰ LẬP TRÌNH RA

Để sao chép bản lập trình này Free Pascal, các bạn không thể sử dụng theo cách truyền thống (Ctrl+C hoặc Ctrl+V) mà phải làm theo cách sau:

Quảng cáo


Bước 1: Đánh dấu phần cần sao chép (các bạn hãy đánh dấu từ đầu đến cuối bản lập trình bằng cách kéo thả chuột từ đầu đến cuối nhé). Nhấn tổ hợp phím Ctrl+C.

Bước 2: Vào Free Pascal, nháy chuột vào Edit, sau đó nhấn vào Paste from Window. Bản lập trình đã được sao chép vào Free Pascal.

Bước 3: Các bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl+F9 để chạy chương trình và làm theo hướng dẫn:

SAU ĐÂY LÀ BẢN LẬP TRÌNH

Program Do_vui;
uses crt;
var a,b:integer; c:real;
x,y,z:string;
Begin
Clrscr;
Writeln ('Chao mung cac ban da den voi tro choi DO VUI!');
Delay (900);
Writeln ('Trong khi choi, nhan chon dap an ban muon chon va nhan Enter (Luu y: Dap an la so, neu ban nhap chu hoac khac dap an dung, tro choi se tinh la sai!)');
Delay (1000);
Writeln ('Bay gio thi cung do vui thoi!');
Delay (2000);
Writeln ('Cau hoi 1: What la cai gi?');
Writeln ('1. What la cai gi.');
Writeln ('2. What la cai gi.');
Readln (a);
if (a=2) then Writeln ('DUNG ROI!') else Writeln ('SAI MAT ROI! BAN CHOI DO QUA DI THOI!');
Delay (2000);
Writeln ('Hen gap lai ban sau!');
Readln;
End.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!
HÃY LIKE, BÌNH LUẬN HOẶC CHIA SẺ ĐỂ ỦNG HỘ MÌNH NHÉ@@

Ở phần trước chúng ta đã tải xong phần mềm quan trọng trong việc viết một chương trình pascal, trong phần 2 này, Vivu sẽ chỉ cho các bạn cách sử dụng phần mềm Free Pascal để viết một chương trình Pascal đơn giản nhất nhé. Nào, bây giờ hãy cùng Vivu bật Free Pascal lên và bắt tay vào làm việc thôi.

1. Các bước để viết một chương trình

Bước 1: Soạn thảo chương trình.

Bước 2: Dịch chương trình (nhấn phím F9), nếu có lỗi thì phải sửa lỗi.

Bước 3: Chạy chương trình (nhấn phím Ctrl+F9).

2. Cấu trúc chung của một chương trình

{Phần tiêu đề}

PROGRAM Tên_chương_trình;

{Phần khai báo}

USES .......;

CONST .......;

TYPE .......;

VAR .......;

PROCEDURE .......;

FUNCTION .......;

{Phần thân chương trình}

BEGIN

........

END.

Ví dụ về một chương trình cơ bản nhất:

Program  ViDu; 
BEGIN 
Write(‘Welcome to Vivu Blog’); 
END. 

3. Một số phím chức năng thường dùng

F2:          Lưu chương trình đang soạn thảo vào đĩa.

F3:          Mở file mới hoặc file đã tồn tại trên đĩa để soạn thảo.

Alt+F3:   Đóng file đang soạn thảo.

Alt+F5:   Xem kết quả chạy chương trình.

F8:          Chạy từng câu lệnh một trong chương trình.

Alt+X:          Thoát khỏi Free Pascal.

Alt+<Số thứ tự của file đang mở>: Dịch chuyển qua lại giữa các file đang mở.

F10:        Vào hệ thống Menu của Pascal.

4. Các thành phần cơ bản của chương trình

4.1. Từ khóa

     Từ khoá là các từ mà Pascal dành riêng để phục vụ cho mục đích của nó. (Chẳng hạn như: BEGIN, END, IF, WHILE,…)

     Chú ý: Với Turbo Pascal 7.0 trở lên hoặc Free Pascal, các từ khoá trong chương trình sẽ được hiển thị khác màu với các từ khác.

4.2. Tên (định danh)

Định danh là một dãy ký tự dùng để đặt tên cho các hằng, biến, kiểu, tên chương trình con… Khi đặt tên, ta phải chú ý một số điểm sau:

Không được đặt trùng tên với từ khoá

        Ký tự đầu tiên của tên không được bắt đầu bởi các ký tự đặc biệt hoặc chữ số.

        Không được đặt tên với ký tự space,các phép toán.

Ví dụ: Các tên viết như sau là sai

     1XYZ             Sai vì bắt đầu bằng chữ số.

     #LONG     Sai vì bắt đầu bằng ký tự đặc biệt.

     FOR                Sai vì trùng với từ khoá.

     KY  TU           Sai vì có khoảng trắng (space).

     LAP-TRINH  Sai vì dấu trừ (-) là phép toán.

4.3. Dấu chấm phẩy (;)

Dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách giữa các câu lệnh. Không nên hiểu dấu chấm phẩy là dấu kết thúc câu lệnh.

Ví dụ:

for i := 1 to 50 do write(i, ' ');

Trong câu lệnh trên, lệnh write(i) được thực hiện 50 lần. Nếu hiểu dấu chấm phẩy là kết thúc câu lệnh thì lệnh write(i) chỉ thực hiện 1 lần.

4.4. Lời giải thích

     Các lời bàn luận, lời chú thích có thể đưa vào bất kỳ chỗ nào trong chương trình để cho người đọc dể hiểu mà không làm ảnh hưởng đến các phần khác trong chương trình. Lời giải thích được đặt giữa hai dấu ngoặc { và } hoặc giữa cụm dấu (* và *).

Ví dụ:

var a, b, c : real; {Khai báo biến}
Delta := b*b – 4*a*c; (* Tính delta để giải phương trình bậc 2 *)

Trên đây là những gì cơ bản nhất để viết một chương trình Pascal. Trong phần sau chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về phần khai báo trong Pascal.

Vivu’s Blog

Advertisement

Share this:

  • Twitter
  • Facebook

Thích bài này:

Thích Đang tải...

This entry was posted on Thứ Ba, 09 Tháng Sáu 2015 at 10:22 chiều and tagged with cac thanh phan trong chuong trinh pascal, hoc lap trinh pascal, hoc pascal nhu the nao, lap trinh pascal, ngon ngu pascal, pascal cơ bản, viet chuong trinh pascal co ban and posted in Lập trình Pascal. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed.