Cách làm mềm giày thể thao

Khi chơi thể thao, đặc biệt là chơi bóng đá, đôi giày sẽ đóng vai trò thiết yếu để bảo vệ đôi chân của bạn. Vì thế, để tránh cho chân bị đau, thậm chí bị tổn thương, hãy làm mềm đôi giày đá bóng trước khi sử dụng.

Hãy làm mềm giày đá bóng

Việc làm mềm giày đá bóng rất quan trọng khi bạn có đôi giày đá bóng mới. Bạn có biết tại sao khi bạn mang một đôi giày cũ luôn có cảm giác thoải mái, mềm mại? Bởi đôi giày ấy đã được làm mềm sau một thời gian dài bạn sử dụng. Vì thế khi mua một đôi giày đá bóng mới, hãy làm mềm nó để khi mang vào chân sẽ không làm tổn thương, gây xước da chân.

Một đôi giày đá bóng mới thường bó chặt, rất ôm chân

Một đôi giày ôm chân là yếu tố cần thiết khi mang giày chơi bóng. Sở dĩ khi giày còn mới sẽ ôm sát chân bởi nhà sản xuất đã tính đến độ bai, giãn của giày sau một thời gia sử dụng. Chính vì vậy, khi chọn mua giày đá bóng mới, lúc thử bạn cảm thấy nó ôm sát chân, nghĩa là bạn đã chọn đúng size giày rồi đó. Để chân bạn thích ứng tốt với đôi giày mới, cần có quá trình để chân làm quen với da giày và cách tốt nhất hãy làm mềm giày trước khi sử dụng.

Mua giày đá bóng mới, đừng chọn đôi khi đi vào chân cảm thấy quá thoải mái ngay

Tâm lý nhiều người vì sợ đau chân nên khi mua giày đã chọn size lớn hơn cỡ chân mình để cho thoải mái. Tuy nhiên đây là sai lầm lớn, đặc biệt khi chọn giày đá bóng vì sau một thời gian sử dụng giày của bạn sẽ tự giãn ra. Nếu bạn lỡ chọn size giày rộng, khi giãn sẽ bị thừa mũi giày, bị nhấc gót…

Cách làm mềm giày thể thao

Cách làm mềm giày đá bóng

Cách 1: Hãy mang giày vào chân, sau đó dùng máy sấy tóc và nhẹ nhàng sấy vào phần da giày ở phía hai bên bàn chân. Sấy đủ độ nóng, bạn có thể đi lại, chạy nhảy để giày mềm và giãn ra nhanh hơn. (Có thể thực hiện quá trình này nhiều lần)

Cách 2: Làm giãn giày bằng nươc ấm:

Hãy thực hiện các bước tuần tự như sau:

Bước 1: Chuẩn bịnước ấm, một chiếc chậu và một ít giấy báo 

Bước 2: Đổ nước ấm vào chậu (lưu ý không đổ quá nhiều quá để tránh bị ngập giày)

Bước 3: hãy đi tất, mang giày vào chân rồi đặt cả 2 chân vào chậu nước ấm (không để nước tràn vào giày).

Bước 4: Cử động ngón chân trong giày, thỉnh thoảng dùng tay sờ vào nước, nếu nước bị nguội hãy cho thêm nước ấm.

Bước 5: Ngâm khoảng 10 phút thì nhấc chân và lập tức cởi giày ra.

Bước 6:Lau khô nước bên ngoài giày, sau đó nhét thật chặt giấy báo vào phía trong giày.

Bước 7: treo giày lên nơi khô ráo thoáng mát, không để ánh nắng trực tiếp chiếu vào.

Bước 8: Tháo giấy báo độn ra là bạn đã hoàn thành quy trình làm mềm giày. Giờ thì hãy tự tin mang giày và chơi đá bóng nhé.

Đôi giày da bị cứng không chỉ khiến người đi mất tự tin mà còn có thể gây cảm giác khó chịu, thậm chí trầy xước chân. Tham khảo ngay những cách làm mềm giày da ngay trong bài viết này nếu bạn đang gặp phải tình trạng kể trên nhé.

I – Đi giày cứng gây hại như thế nào?

Những đôi giày da luôn là lựa chọn số 1 của rất nhiều đấng mày râu. Tuy nhiên, việc giày da bị cứng do giày mới hoặc chất liệu da để lâu không dùng bị cứng,…gây rất nhiều phiền toái.

Trước khi tìm hiểu các cách làm mềm giày da, cùng điểm qua những tác hại khi đi 1 đôi giày da bị cứng nhé.

1. Gây đau chân

Những đôi giày da mới thường còn rất cứng và dễ gây ma sát với chân khi di chuyển. Điều này sẽ khiến bàn chân có thể bị đau ở gót, cổ chân và các ngón chân.

Cách làm mềm giày thể thao

Đi giày cứng có thể khiến chân bị chai sần, đau cẳng chân, chảy máu,…

Khi sử dụng giày da cứng trong thời gian dài còn có thể gây đau ở cẳng chân, vùng thắt lưng,…do tăng áp lực tới các cơ bắp.

2. Tạo các nốt chai sần

Việc đi giày da bị cứng nếu kéo dài quá lâu sẽ khiến da chân bị chai, nhất là ở gót chân và các ngón tiếp giáp với mũi giày.

Ban đầu những vết chai sần này không gây đau đớn, nhưng nếu tình trạng nghiêm trọng có thể sẽ lan rộng và gây đau chân.

3. Gây mất tự tin

Mang một đôi giày da bị cứng sẽ khiến chân có cảm giác khó chịu, đau rát chân. Điều này sẽ khiến người đi cảm thấy mất tự tin, không thoải mái trong những bước đi.

II – Bật mí các cách làm mềm giày da hiệu quả

Để làm mềm da giày bị cứng, các bạn có thể tham khảo 1 trong những phương pháp dưới đây:

1. Cách làm mềm giày da cứng bằng dấm ăn

Dấm hoặc chanh là những nguyên liệu đặc biệt thích hợp để khử mùi và làm mềm giày da mới. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, các bạn có thể áp dụng theo các bước sau:

Cách làm mềm giày thể thao

Dấm ăn giúp giúp khử mùi và làm mềm giày da mới cực hiệu quả.

+ Bước 1: Chuẩn bị dấm ăn, khăn mềm sạch

+ Bước 2: Thoa 1 ít dấm ăn vào vị trí da bị cứng như mũi giày, gót giày

+ Bước 3: Nếu cả đôi giày da đều bị cứng, hãy hòa thêm với 1 chút xi đánh giày rồi thoa lên toàn bộ da giày.

+ Bước 4: Dùng khăn mềm sạch lau lại giày da để tạo độ sáng bóng.

Với các bước đơn giản nêu trên, quý ông đã có thể làm mềm đôi giày da bị cứng của mình.

Tuy nhiên, trong trường hợp dùng chanh thay dấm thì hãy lưu ý không chà xát chanh vào mặt ngoài của giày vì lượng acid cao trong chanh có thể làm da bị phai màu.

⚠️⚠️⚠️XEM TIẾP : Giày da bị mốc phải làm sao

2. Cách làm mềm giày mới mua bằng dầu oliu

Dầu Oliu là nguyên liệu giúp giày da sáng bóng và mềm hơn một cách hiệu quả mà ít người biết đến.

Để làm mềm giày mới với dầu oliu, các bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:

Cách làm mềm giày thể thao

Dầu oliu là nguyên liệu giúp giày da sáng bóng và mềm hơn.

+ Bước 1: Chuẩn bị dầu oliu, xi giày, bàn chải mềm

+ Bước 2: Thoa dầu oliu lên vùng da giày cần làm mềm, nên thoa cả vào vùng da mặt trong và ngoài của giày để đạt hiệu quả nhanh hơn

+ Bước 3: Sau khi giày mềm hơn, hãy dùng bàn chải đánh 1 lớp xi mỏng lên da. Điều này sẽ giúp giày sáng bóng, tăng độ bền cho giày.

Chỉ với 3 bước, đôi giày da mới mua bị cứng sẽ nhanh chóng mềm mại và dễ chịu hơn rất nhiều.

3. Làm mềm da giày bằng phấn rôm

Phấn rôm được biết tới với tác dụng hút ẩm, khử mùi hôi khó chịu trên giày. Bên cạnh đó, sử dụng phấn rôm còn giúp làm mềm giày da 1 cách tương đối hiệu quả.

Cách làm mềm giày thể thao

Phấn rôm không chỉ làm giảm ma sát mà còn giúp giày mềm hơn.

Phấn rôm sẽ có nhiệm vụ làm giảm ma sát giữa giày và chân. Nhờ đó bàn chân sẽ thoải mái, không còn khó chịu hay đau rát khi sử dụng.

Cách thực hiện cũng khá đơn giản, trước khi xỏ giày các bạn chỉ cần rắc 1 lớp phấn rôm lên chân và bên trong giày là được.

♻️♻️♻️ĐỪNG BỎ QUA : Cách làm giày khô nhanh nhất với phấn rôm

4. Cách làm mềm giày da bằng máy sấy tóc

Máy sấy tóc không chỉ giúp nới rộng giày bị chật, khử mùi hôi, mà còn có khả năng làm mềm giày da cứng.

Cách làm mềm giày thể thao

Máy sấy tóc không chỉ giúp khử mùi hôi, mà còn làm mềm giày da cứng.

Cách thực hiện như sau:

+ Bước 1: Xỏ chân vào giày

+ Bước 2: Dùng máy sấy sấy trực tiếp giày ở nhiệt độ vừa phải

+ Bước 3: Sấy tới khi cảm thấy da giày mềm hơn thì dừng lại.

Với cách làm này các bạn cần lưu ý để máy sấy cách xa giày khoảng 10 – 15cm. Để mức nhiệt độ vừa phải, tuyệt đối không sấy ở nhiệt độ cao vì sẽ làm da giày bị bong tróc.

✍️✍️✍️ĐỌC THÊM : Cách làm rộng giày da bằng máy sấy

5. Cách làm mềm da giày bằng Vaseline

Vaseline cũng là 1 nguyên liệu giúp làm mềm giày da hiệu quả.  Các bạn có thể kết hợp vaseline cùng 1 chút lotion dưỡng ẩm để giúp giày bóng và mềm nhanh chóng.

Cách làm mềm giày thể thao

Kết hợp vaseline cùng 1 chút lotion dưỡng ẩm sẽ giúp giày bóng và mềm nhanh hơn.

Cách thực hiện như sau:

+ Bước 1: Chuẩn bị Vaseline, lotion dưỡng ẩm, xi đánh giày

+ Bước 2: Bôi 1 chút lotion dưỡng ẩm lên da giày rồi đợi khô

+ Bước 3: Tiếp tục thoa vaseline lên giày rồi để qua đêm

+ Bước 4: Sáng hôm sau dùng xi đánh lại giày để giày bóng hơn.

Với cách làm này, các bạn cần lưu ý làm sạch bụi bẩn trên bề mặt giày trước khi thực hiện nhé.

III – Lưu ý khi làm mềm giày da cứng

Khi làm mềm da giày, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ của giày không bị ảnh hưởng.

1. Không dùng chất làm mềm da có nồng độ acid cao

Lý do là bởi việc sử dụng các chất có độ acid cao có thể sẽ khiến giày da bị bong tróc, gây mất thẩm mỹ cũng ảnh hưởng tới độ bền của giày.

Cách làm mềm giày thể thao

Lưu ý không làm mềm giày da bằng các chất có độ acid cao

Do đó, các bạn chỉ nên dùng các loại kem dưỡng tự nhiên, độ acid thấp để không ảnh hưởng tới giày.

⚡⚡⚡BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ : Cách khắc phục giày rộng

2. Bảo quản sau khi làm mềm giày mới

Sau khi làm mềm da, nếu các bạn không có cách bảo quản hợp lý, chỉ sau 1 thời gian ngắn da giày có thể sẽ bị cứng trở lại.

Theo đó, để ngăn tình trạng này xảy ra, nếu lâu ngày không đi giày, hãy dùng giấy báo nhét vào giày. Cách làm đơn giản như sau:

+ Bước 1: Chuẩn bị giấy báo, nước

+ Bước 2: Cho thật nhiều giấy báo nhúng qua nước để tạo độ ẩm

+ Bước 3: Nhét giấy báo vào lòng giày thật chặt rồi mang ra nơi khô thoáng

+ Bước 4: Tới khi giấy báo khô, bỏ giấy báo ra và bảo quản giày nơi khô thoáng.

Với cách bảo quản trên, đôi giày của các bạn sẽ luôn mềm mại và giữ được độ bền tốt hơn.

???ĐỪNG BỎ LỠ : Cách bảo quản giày da theo từng loại giày

Với những chia sẻ chi tiết về cách làm mềm giày da bên trên, Laforce mong rằng bạn đọc sẽ có thể áp dụng thành công. Nếu còn bất kỳ vấn đề, thắc mắc nào cần được tư vấn, hãy liên hệ với Laforce qua HOTLINE hoặc click chat.