Cách hạch toán nguyên vật liệu di gia công năm 2024

Địa chỉ : M17 Lê Hoàng Phái, Phường 17, Quận Gò Vấp, Tp.HCM

Phòng kinh doanh: 028.73002148, ngoài giờ 0907233866

Email: [email protected]

Customer Care: [email protected]

CN: Ấp 4, Xã Đồng Tiến, Huyện Đồng Phú, Bình Phước

CN: 1904 Quang Trung, Thị xã An Khê, Gia Lai

CN:116/5 Nguyễn Chí thanh, P.Tân An, TP. Buôn Ma Thuột, Dak lak

CN: Xã Nghĩa Thương, Huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi

CN: 165 Nguyễn Văn Cừ, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

Hàng gia công là gì? Và hạch toán như thế nào? Bài viết sau đây kế toán ATC xin thông tin đến bạn đọc nhé!

Theo Điều 178 Luật Thương mại 2005, gia công là hoạt động mà bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên thuê gia công để tiến hành sản xuất theo yêu cầu của bên thuê gia công để hưởng thù lao. Như vậy gia công hàng hóa liên quan đến hai đối tượng là bên thuê gia công và bên nhận gia công.

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, hàng gia công được hạch toán theo nguyên tắc như sau:

Cách hạch toán nguyên vật liệu di gia công năm 2024
Học kế toán ở thanh hóa

1.1 Tại bên thuê gia công

Kế toán tại bên thuê gia công cần lưu ý rằng, những hàng hóa, nguyên vật liệu gửi cho bên gia công vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoàn toàn chưa bán, cho tặng mà chỉ tạm thời mang tài sản của doanh nghiệp sang bên gia công để thực hiện dịch vụ.

Vì vậy, giá trị của hàng hóa, vật tư, nguyên vật liệu này sẽ không được hạch toán vào các khoản phải thu (TK 131, TK 138) hoặc các tài khoản phải trả (TK 331)

Khi phát sinh các chi phí liên quan đến việc gia công thì sẽ hạch toán ở TK 154.

1.2 Tại bên nhận gia công

Với bên nhận gia công, các nguyên vật liệu, hàng hóa nhập về để gia công đều không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, không phải tài sản doanh nghiệp. Vì vậy, kế toán bên nhận gia công không được theo dõi các nguyên vật liệu, hàng hóa này tại các tài khoản như TK 152 (nguyên vật liệu) hay TK 155 (thành phẩm), TK 156 (hàng hóa).

Khi nhận hàng để gia công, doanh nghiệp chủ động lập phiếu nhập kho, theo dõi và ghi chép thông tin về toàn bộ giá trị vật tư, hàng hóa nhận gia công. Khi xuất hàng gia công trả lại thì lập Phiếu xuất kho và chỉ xuất hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng) đối với tiền công gia công và tiền Nguyên vật liệu, phụ liệu …

  1. Hạch toán hàng gia công theo thông tư 200 tại bên thuê gia công

    Khi hàng hóa hoặc nguyên vật liệu mua về được chuyển thẳng đi gia công, chế biến lại mà không nhập kho, kế toán ghi:

    • Nợ TK 154: Trị giá hàng hóa, NVL mua chuyển ngay đi gia công, chế biến lại (Không gồm thuế GTGT)
    • Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào
      • Có TK 111, 112, 331,…: Tổng giá thanh toán của hàng mua.

    Nếu xuất kho hàng hóa, NVL đem đi gia công, ghi:

    • Nợ TK 154: Trị giá hàng hóa, NVL đem đi gia công, chế biến lại
      • Có TK 1561, TK 152: Trị giá xuất kho

    Chi phí gia công và các chi phí khác phát sinh trong quá trình gia công: Chi phí vận chuyển, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí tiền công,…, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán hạch toán:

    • Nợ TK 154: Chi phí phát sinh trong quá trình gia công, chế biến lại hàng hóa
    • Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
      • Có TK 111, 112, 331, 334,…: Tổng số tiền đã thanh toán hoặc phải thanh toán tương ứng

    Khi hàng gia công, chế biến xong được đem về nhập kho, được gửi bán hoặc chuyển bán thẳng, ghi:

    • Nợ TK 1561: Trị giá hàng hóa nhập kho sau khi gia công, chế biến lại
    • Nợ TK 152: Trị giá NVL nhập kho
    • Nợ TK 157: Trị giá hàng hóa nếu gửi bán thẳng sau khi gia công, chế biến lại
    • Nợ TK 632: Trị giá hàng hóa nếu bán trực tiếp cho khách hàng sau khi gia công, chế biến lại
      • Có TK 154: Trị giá hàng hoá gia công, chế biến đã hoàn thành.

    Thành phẩm thuê ngoài gia công chế biến được đánh giá theo giá thành thực tế gia công chế biến bao gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí thuê gia công và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình gia công.

    Với lợi thế nhân công giá rẻ, lĩnh vực gia công – xuất khẩu hiện nay đang là ngành nghề mũi nhọn ở Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng. Kế toán trong lĩnh vực này luôn có nhiều cơ hội việc làm thu nhập tốt, nhưng yêu cầu phải có kiến thức cơ bản, và hiểu rõ bản chất cũng như nắm vững hoạt động của Doanh nghiệp.

    Cách hạch toán NVL nhận gia công là một trong những nội dung kiến thức căn bản của Kế toán viên lĩnh vực này. Thông qua bài viết, Kế toán thuế Vision sẽ hướng dẫn bạn cách hạch toán chính xác NVL nhận gia công theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/133 2016/TT-BTC

    1. DN hạch toán theo thông tư 200

      Căn cứ Điểm đ, Mục 1, Điều 25 thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014

      Điều 25. Tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu

      đ) Không phản ánh vào tài khoản này đối với nguyên vật liệu không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp như nguyên vật liệu nhận giữ hộ, nguyên vật liệu nhận để gia công, nguyên vật liệu nhận từ bên giao ủy thác xuất-nhập khẩu…

      Thông thường, các DN gia công sẽ nhận NLV từ bên thuê gia công (các thương nhân nước ngoài hoặc các DN trong nước) và toàn bộ NVL nhận về kế toán không hạch toán và tài khoản 152 mà tiến hành mở sổ riêng để theo dõi số lượng (không theo dõi giá trị) mục đích để quyết toán sau mỗi đơn hàng (quyết toán với cơ quan Hải quan + bên thuê gia công)

      \=> Doanh nghiệp hạch toán theo thông tư 200 không hạch toán vào TK 152 NVL nhận gia công

      1. DN hạch toán theo thông tư 133

        Căn cứ Điểm đ, Mục 1, Điều 24 thông tư 133 2016/TT-BTC ngày 26 tháng 8 năm 2016.

        Điều 24. Tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu

        đ) Không phản ánh vào tài khoản này đối với nguyên vật liệu không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp như nguyên vật liệu nhận giữ hộ, nguyên vật liệu nhận để gia công, nguyên vật liệu nhận từ bên giao ủy thác xuất-nhập khẩu…

        \=> Như vậy, Doanh nghiệp hạch toán theo TT 133 cũng không ghi nhận NVL nhận gia công vào tài khoản 152 tương tự như hạch toán theo TT 200.

        1. Ghi nhận doanh thu gia công

          Doanh nghiệp nhận gia công chỉ phản ánh vào tài khoản 511 phần giá trị gia công (không bao gồm giá trị nguyên vật liệụ nhận gia công), là phần tiền công được bên thuê gia công trả.

          Doanh thu gia công = Đơn giá gia công x số lượng

          Có rất nhiều bạn kế toán ghi nhận toàn bộ giá trị hàng xuất khẩu trên tờ khai Hải quan hàng hóa xuất khẩu vào tài khoản Doanh thu, như vậy là không đúng, vì giá trị hàng xuất trên tờ khai Hải quan bao gồm: NVL + giá gia công.

          Nếu hạch toán như vậy thì vô tình các bạn đã làm cho doanh thu bị đội ảo lên rất nhiều, việc này sẽ ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế TNDN của Doanh nghiệp.

          Trên đây là cách hạch toán nguyên vật liệu nhận gia công chuẩn theo quy định của pháp luật hiện hành. Ứng với mỗi nghiệp vụ phát sinh thực tế, bạn đọc hãy linh hoạt sử dụng trong từng trường hợp bên trên để có cách hạch toán chuẩn xác nhất. Để theo dõi các bài viết bổ ích, bạn đọc vui lòng truy cập website: ketoanthuevision.com!