Cách hạch toán hàng xuất chưa có hóa đơn năm 2024

Xuất hàng không có hóa đơn đầu vào có được không? Làm thế nào để hợp thức hóa việc xuất hàng hóa khi không có hóa đơn đầu vào? Đừng bỏ qua bài viết này để được giải đáp thắc mắc chi tiết nhất.

Cách hạch toán hàng xuất chưa có hóa đơn năm 2024

Xuất hàng không có hóa đơn đầu vào là sai quy định.

1. Doanh nghiệp không được xuất hàng khi không có hóa đơn đầu vào

Hiện nay, theo đúng quy định pháp luật về hóa đơn thì các đơn vị kinh doanh không được xuất hóa đơn đầu ra khi không có hóa đơn đầu vào. Thứ nhất, các hàng hóa khi mua vào nếu không có hóa đơn đầu vào thì bên bán đang vi phạm pháp luật về thời điểm xuất hóa đơn. Bởi, căn cứ theo Điều 16, Thông tư số 39/2014/TT-BTC và Điều 4, Thông tư số 68/2019/TT-BTC, dù là hóa đơn giấy hay hóa đơn điện tử thì bên bán đều phải tuân thủ thời điểm lập hóa đơn là khi chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Điều này đồng nghĩa rằng, khi giao hàng hóa, chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng, bên bán sẽ phải giao hóa đơn cho bên mua. Việc bên bán không giao hóa đơn cho bên mua là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, việc không có hóa đơn đầu vào lại là do bên mua đã nhận được hóa đơn nhưng không may làm mất, cháy, hỏng… Đối với trường hợp này, để tránh vi phạm có thể xảy ra, bên mua cần tiến hành các thủ tục khắc phục theo đúng quy định pháp luật. Thứ hai, việc xuất hàng hóa nhưng không có hóa đơn đầu vào, nếu bị đơn vị thuế kiểm tra và phát hiện, doanh nghiệp có thể gặp phải các rủi ro sau: - Không xuất trình được hóa đơn đầu vào và phải chịu xử phạt hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn. - Cơ quan thuế chứng minh được doanh nghiệp không có hóa đơn đầu vào nhằm mục đích trốn doanh thu. Trường hợp này doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành vi trốn thuế. Như vậy, để tránh các rủi ro có thể xảy ra, doanh nghiệp cần phải đảm bảo có hóa đơn đầu vào thì mới xuất hóa đơn đầu ra. Hoặc trường hợp không có hóa đơn đầu vào thì cần tiến hành các thủ tục hợp thức hóa việc xuất hàng khi không có hóa đơn đầu vào. Chi tiết sẽ được hướng dẫn ngay tại mục bên dưới. \>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2. Cách hợp thức hóa việc xuất hàng không có hóa đơn đầu vào

Với các trường hợp hàng hóa không có hóa đơn đầu vào, kế toán doanh nghiệp cần tạo hóa đơn đầu vào để hợp thức hóa thủ tục khi xuất hóa đơn đầu ra.

.png)

DN có thể tiến hành thủ tục hợp thức hóa việc không có hóa đơn đầu vào.

Cụ thể, việc tạo hóa đơn đầu vào hợp pháp có thể tiến hành theo 1 trong 2 cách dưới đây:

Cách 1: Áp dụng vay, mượn hàng hóa, khi nào có sẽ trả lại để hợp thức hóa

Cách thứ nhất, để hợp thức hóa việc xuất hàng không có hóa đơn đầu vào, kế toán sẽ thực hiện vay, mượn hàng hóa để xuất, khi nào có hàng sẽ trả lại là xong. Bởi, căn cứ theo Khoản 2, Điều 3, Thông tư số 119/2014/TT- BTC, Bộ Tài chính đã hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng như sau: - Các hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT. - Nếu cơ sở kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nên tài sản cố định tự làm được kê khai, khấu trừ theo quy định. - Nếu là xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, chỉ cần có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh không cần phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT. Như vậy, hàng hóa không có hóa đơn khi chuyển sang hình thức vay, mượn, có chứng từ ghi rõ việc vay mượn này thì doanh nghiệp hoàn toàn không cần có hóa đơn đầu vào đối với hàng hóa đã xuất.

Cách 2: Áp dụng mua hóa đơn lẻ theo số lượng như trên và nhập kho tính giá thành bình thường để hợp thức hóa

- Kính gửi ban tư vấn! Tôi có một việc nhờ ban tư vấn hướng dẫn giúp tôi nhé. Tôi hiện đang làm kế toán cho một công ty thương mại. Khi lấy hàng công ty tôi lấy tại kho ở Hà nội. Nhưng vì kho không có chức danh ghi hóa đơn GTGT nên tôi không thể có hóa đơn ngay được mà phải chờ nơi xuất hàng báo về công ty chính ở trong miền nam vài ngày sau công ty mới viết hóa đơn cho công ty chúng tôi. Nhưng vì khi nhận hàng ở nơi bán Công ty tôi đồng thời giao thắng cho bên mua và phải ghi ngay hóa đơn. Như vậy trường hợp này đầu vào của hóa đơn ghi ngày bị chậm như vậy có hợp lý không? Kính mong ban tư vấn cho biết, xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

- Thực tế kinh doanh đang xảy ra hoạt động như các Bạn đang làm, trong chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và giáo trình kế toán cũng đề cập đến các trường hợp hàng và hoá đơn cùng về, hàng về trước hoá đơn về sau, hàng về sau hoá đơn về trước, hàng bán thẳng không qua kho,…. Tuy nhiên, thanh tra thuế luôn đặt ra quyền nghi ngờ mua khống/bán khống, rửa tiền, hợp thức hoá chứng từ cho các giao dịch không thật.

Cách hạch toán hàng xuất chưa có hóa đơn năm 2024
- Vì vậy, nếu các Bạn là DN làm ăn chân chính thì chuẩn bị sẵn các giấy tờ liên quan để bảo vệ đúng như thực tế đang diễn ra, như nội dung đang diễn giải trong thư này.

Giấy tờ gồm: Hợp đồng/Thoả thuận với các bên, các phiếu nhập, phiếu xuất kho, chứng từ chuyển tiền,….

- Với các lô hàng sau, Bạn cần

ghi rõ trong Hợp đồng về thời điểm giao hàng, thời điểm giao nhận hoá đơn, chứng từ cho hàng đi đường (bên bán sử dụng Phiếu xuất kho kiêm lệnh vận chuyển/điều động, sau khi giao nhận đủ, thanh toán tiền mới xuất Hoá đơn GTGT),…