Cách đăng ký học Giáo dục thường xuyên

Lĩnh vực:Lĩnh vực thi, tuyển sinh
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:Sở Giáo dục và Đào tạo
Cơ quan phối hợp thực hiện:trường THPT, trung tâm GDTX và các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục THPT hoặc chương trình GDTX cấp THPT; các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề; trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề; tổ chức và cá nhân tham gia kỳ thi.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định:Sở Giáo dục và Đào tạo.
Nơi tiếp nhận:Trung tâm phục vụ hành chính công Tỉnh, 01 đường Lê Lai - thành phố Huế (Điện thoại: 0234.3856868)
Thời gian tiếp nhận:Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)
Thời hạn giải quyết:90 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ (Hồ sơ xét công nhận tốt nghiệp THPT được thí sinh hoàn thiện và nộp tại nơi đăng ký dự thi theo quy định và thời hạn xét duyệt hồ sơ đăng ký dự thi được thực hiện theo hướng dẫn tổ chức thi THPT quốc gia hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.)
Phí, lệ phí:

Không

Bước thực hiện

Mô tả

a) Nộp hồ sơ:

- Người đã học hết chương trình trung học phổ thông (THPT) hoặc chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp THPT (gọi chung là chương trình THPT) trong năm tổ chức kỳ thi đăng ký dự thi tại trường phổ thông nơi học lớp 12;

- Người đã học hết chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước; người đã tốt nghiệp THPT; người đã tốt nghiệp trung cấp; các đối tượng khác được Bộ GDĐT cho phép dự thi (sau đây gọi chung là thí sinh tự do) đăng ký tại địa điểm do Sở Giáo dục và Đào tạo  quy định. Đơn vị nơi thí sinh nộp Phiếu đăng ký dự thi có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.

Thời gian nộp Phiếu đăng ký dự thi được quy định trong hướng dẫn tổ chức thi THPT quốc gia hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Khi hết hạn nộp Phiếu đăng ký dự thi, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo kịp thời cho Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi đăng ký dự thi hoặc cho Trưởng Điểm thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung.

b) Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Giám đốc Trung tâm GDTX nơi thí sinh nộp Phiếu đăng ký dự thi chịu trách nhiệm hướng dẫn đăng ký dự thi, thu Phiếu đăng ký dự thi, nhập thông tin thí sinh đăng ký dự thi, quản lý hồ sơ đăng ký dự thi và tổ chức xét duyệt hồ sơ đăng ký dự thi; chậm nhất trước ngày thi 20 ngày phải thông báo công khai những trường hợp không đủ điều kiện dự thi. Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Giám đốc Trung tâm GDTX nơi thí sinh nộp Phiếu đăng ký dự thi chuyển hồ sơ, dữ liệu đăng ký dự thi cho Sở Giáo dục và Đào tạo;

c) Sở Giáo dục và Đào tạo  quản trị dữ liệu đăng ký dự thi của thí sinh và gửi dữ liệu về Bộ Giáo dục và Đào tạo;

d) Bộ Giáo dục và Đào tạo quản trị dữ liệu đăng ký dự thi toàn quốc và chuyển dữ liệu về các Hội đồng thi để tổ chức thi.

   

Cách thức thực hiện:

Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh, số 01 Lê Lai, thành phố Huế.

Yêu cầu thêm

a) Các đối tượng dự thi phải đăng ký dự thi và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thủ tục, đúng thời hạn;

b) Người đã học hết chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi phải đảm bảo thêm các điều kiện được đánh giá, xếp loại ở lớp 12: hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên, học lực không bị xếp loại kém. Riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn ở GDTX thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm.

c) Thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT phải đảm bảo các điều kiện:

- Đã tốt nghiệp trung học cơ sở;

- Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0, đảm bảo khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm đủ điều kiện học lực không bị xếp loại kém;

Hồ sơ kèm theo

Tên hồ sơMẫu tải về
Đối với đối tượng thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT: a) 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau; b) Học bạ THPT hoặc học bạ GDTX cấp THPT (bản sao được chứng thực từ bản chính, bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu); c) Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có). Để được hưởng chế độ ưu tiên liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, thí sinh phải có bản sao Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú; d) 02 ảnh cỡ 4x6 cm, 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh. Đối với đối tượng là thí sinh tự do, ngoài các hồ sơ trên còn có thêm: đ) Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi thí sinh học lớp 12 hoặc nơi thí sinh đăng ký dự thi về xếp loại học lực đối với thí sinh không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12; e) Bằng tốt nghiệp THCS hoặc trung cấp (bản sao được chứng thực từ bản chính, bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu); g) Giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận. Riêng đối với thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp không có học bạ THPT hoặc học bạ GDTX cấp THPT đăng ký dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào đại học xét tuyển vào cao đẳng, trung cấp có nhóm ngành đào tạo giáo viên phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa trung học phổ thông theo quy định. Hồ sơ xét công nhận tốt nghiệp THPT được thí sinh hoàn thiện và nộp tại nơi đăng ký dự thi theo quy định trong hướng dẫn hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. ()
Đối với thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT: a) 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau; b) Bằng tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp (bản sao); c) 02 ảnh cỡ 4x6 cm, 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh. ()

Số lượng hồ sơ: 1

Căn cứ pháp lý

SỞ TƯ PHÁP - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Cách đăng ký học Giáo dục thường xuyên
Trung tâm giáo dục thường xuyên tphcm – Tôn Đức Thắng

Cái tên “Trung tâm giáo dục thường xuyên” chắc hẳn không còn xa lạ đối với mọi người. Nhưng cụ thể Trung tâm giáo dục thường xuyên là gì? Nó có giống với việc mình học Phồ thông, Đại học hay không?,… Do đó, bài viết này sẽ tháo gỡ những thắc mắc này nhé!

Trung tâm giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm giáo dục thường xuyên bao gồm Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp và cấp tỉnh. Do đó, hầu như các tỉnh đều có ít nhất 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên.

Bạn sẽ xem: Làm sao để học ít mà vẫn đạt điểm cao

Trung tâm giáo dục thường xuyên có nhiều chương trình giáo dục, đào tạo và những chức năng khác:

Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục:

Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.

Chương trình đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm:

  • Chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin – truyền thông
  • Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
  • Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ
  • Chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức
  • Công tác tại vùng dân tộc, miền núi theo kế hoạch hằng năm của địa phương
  • Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông

    Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn

    Xác định nội dung học tập, đề xuất với sở giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phương việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng.

    Xem thêm: Cách viết sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên

    Tổ chức các lớp học

    Theo các chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ dành riêng cho các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyết tật, theo kế hoạch hằng năm của địa phương.

    Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp

    , các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập.

    Nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm

    về tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên. Hình thức học tập – Tổ chức lớp học của Trung tâm giáo dục thường xuyên đa dạng và phù hợp đối với nhiều đối tượng:

    ==>> Vừa làm vừa học:

    Học viên học tập tại trung tâm giáo dục thường xuyên được tổ chức theo lớp học. Mỗi lớp học có một giáo viên chủ nhiệm; có lớp trưởng, một hoặc hai lớp phó. Lớp trưởng và lớp phó do tập thể lớp bầu ra.

    ==>> Học từ xa

    , tự học có hướng dẫn: Học viên học tập tại trung tâm giáo dục thường xuyên được thực hiện theo quy định riêng của từng Trung tâm.

    Trong tiềm thức của mỗi người luôn nghĩ rằng chất lượng giáo dục của Trung tâm giáo dục thường xuyên không tốt, không thể nào bằng được so với chương trình học của các trường Trung học, Phổ thông, Đại học,… Tuy nhiên, chất lượng giáo dục của Trung tâm giáo dục thường xuyên hiện nay đang dần được cải thiện với đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn sâu rộng đến từ các trường Đại học uy tín, hệ thống giáo trình ngày càng được nâng cao, cập nhật thường xuyên,…

    Xem thêm: Gia sư giá rẻ

    Ngoài ra, cơ sở vật chất cũng được cải thiện phục vụ tốt nhu cầu của người học. Thời gian học của các chương trình cũng ngắn hơn so với các hệ khác giúp người học có thêm nhiều thời gian cho các hoạt động như tình nguyện, làm thêm,… tích lũy các kỹ năng cần thiết cho con đường tương lai sau này.