Cách chăm sóc cây cam sau tết

Sau những ngày nghỉ tết, bà con nông dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) bắt đầu tiến hành chăm sóc vườn cam để cây trồng sớm phục hồi sau mùa thu hoạch.

Cách chăm sóc cây cam sau tết

Vợ chồng anh Đoàn Tân Quốc ở thôn Hồng Thủy, xã Kim Hoa chăm sóc vườn cam sau thu hoạch

Sáng sớm mùng 5 tết, vợ chồng anh Đoàn Tân Quốc ở thôn Hồng Thủy, xã Kim Hoa đã lên đồi để bón phân cho vườn cam bù, cam chanh hơn 200 gốc vừa thu hoạch trong dịp tết.

Anh Quốc cho biết: “Năm nay cam được mùa trĩu quả, gia đình tôi thu về gần 2 tấn cam các loại. Để phục hồi vườn cam sau kỳ thu hoạch, chúng tôi tiến hành làm cỏ, dọn vệ sinh trong vườn để tránh làm nơi trú ngụ cho các loài sâu bệnh, đồng thời tăng cường vun xới đất, bón phân chuồng cho từng gốc để cây khỏe mạnh, phát triển tốt.”

Cách chăm sóc cây cam sau tết

Sau thu hoạch, người dân tiến hành làm cỏ, bón phân chuồng nhằm nâng cao sức đề kháng cho cây cam

Cách chăm sóc cây cam sau tết

Nông dân cắt tỉa cành cam bị sâu bệnh, cành yếu, không có khả năng mang quả sau thu hoạch.

Việc chăm sóc vườn cam sau thu hoạch đúng kỹ thuật sẽ làm tăng năng suất cho cây những vụ tiếp theo.

“Việc tạo cành, tỉa tán là một trong những biện pháp chăm sóc bắt buộc đối với cây cam. Tán thông thoáng sẽ tăng khả năng quang hợp, giúp cây phục hồi nhanh và hạn chế sâu bệnh. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng bón phân vào gốc để bổ sung chất dinh dưỡng, bồi bổ cho bộ rễ phát triển giúp cây cho ra lá non mới” - ông Tống Trần Sử ở thôn 8, xã Sơn Trường cho hay.

Cách chăm sóc cây cam sau tết

Hiện tại, một số diện tích cam bù trên địa bàn huyện vẫn đang cho thu hoạch

Hiện tại, một số vườn cam bù tại các xã Sơn Trường, Kim Hoa… người dân vẫn đang thu hoạch sản lượng còn lại. Số đã thu hoạch xong, bà con nông dân tranh thủ chăm sóc, phục hồi vườn cam. Đây là công việc không thể chậm trễ bởi nó quyết định cả năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho vụ cam tiếp theo.

Cách chăm sóc cây cam sau tết

Bà con vừa tranh thủ thu hoạch nốt những quả chất lượng, vừa thực hiện các biện pháp chăm vườn để đón mùa thu hoạch sau.

Theo kinh nghiệm của một số người dân, chăm sóc cây cam sau thu hoạch, đặc biệt là cam bù khá cầu kỳ. Trước hết, người nông dân cần phải bón phân đúng cách, đúng thời điểm; phòng trừ sâu bệnh kịp thời và đúng kỹ thuật. Sau thu hoạch 15 - 20 ngày, người trồng phải tiến hành cắt tỉa và vệ sinh vườn, tiếp đó bón phân chuồng, vôi, lân supe, đạm urê với tỷ lệ cân đối. Có như vậy cây mới cho sai quả, mọng nước vào mùa sau.

Cách chăm sóc cây cam sau tết

Chăm sóc, khôi phục cây cam sau kỳ thu hoạch là biện pháp kỹ thuật bắt buộc để nâng cao năng suất, sản lượng cho vụ tiếp theo

Toàn huyện Hương Sơn hiện có 2.276 ha trồng cam bù và cam chanh cho thu hoạch. Sau mỗi vụ thu hoạch, cây cam cần một chế độ dinh dưỡng và chăm sóc cần thiết để cây bền khỏe, sẵn sàng cho vụ sau.

Ông Phạm Xuân Yên - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện cho biết: "Sau thu hoạch người dân cần áp dụng linh hoạt các tiến bộ kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ cây cam. Để giúp vườn cây cam phát triển tốt, bà con cần bón phân chuồng trước, sau đó bón phân hữu cơ. Khi các vi sinh vật đã có trong đất thì tiếp tục bón phân vô cơ.

Ngoài ra, bà con thường xuyên thăm vườn, theo dõi tình hình sâu bệnh, áp dụng quy trình phòng trừ tổng hợp theo đúng hướng dẫn kỹ thuật; tiến hành cắt tỉa, loại bỏ loại quả không đạt chất lượng và chủ động phòng, trừ một số sâu bệnh gây hại lá và quả nhằm hạn chế quả chín sớm và rụng trong mùa tiếp theo."

I. Nguồn gốc và đặc điểm

* Nguồn gốc: Cam Canh là giống được trồng lâu đời ở xã Vân Canh –  huyện Hoài Đức (Hà Tây). Hiện giờ đang được trồng nhiều ở Từ Liêm (Hà Nội), Văn Giang (Hưng Yên), và các tỉnh miền Trung.

* Đặc điểm: Cây cam Canh sinh trưởng khoẻ, tán cây hình dù, lá không eo, màu xanh đậm. Cây cao 3-3,5 m, đường kính 3-4 m, ra hoa tháng 2-3. Thu hoạch tháng 11-12. Quả có hình cầu dẹt, chín màu đỏ, vỏ mọng, ruột màu vàng, ăn ngọt, thơm. Trọng lượng trung bình 80 gr – 120 gr/quả.

>>> Xem thêm: Mô hình trồng cam sành trên đất lúa

Cách chăm sóc cây cam sau tết

II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

1. Làm đất, đào hố, bón lót

* Làm đất và đào hố: Làm sạch cỏ dại và đào hố theo kích thước rộng 60 cm, sâu 60 cm.

* Bón lót: Bón các loại phân sau vào hố trồng

– Phân chuồng hoai mục:

 

– Super lân:

– Vôi bột:

20-30 kg/hố

 

0,5-0,7 kg/hố

0,3-0,5 kg/hố

 

2. Thời vụ, mật độ, cách trồng

* Thời vụ:

– Vụ Xuân trồng vào tháng 2-4.

– Vụ Thu trồng vào tháng 8-10.

* Mật độ trồng cây

Tuỳ theo từng vùng đất xấu hay tốt mà bố trí mật độ trồng khác nhau: Khoảng cách trung bình (5 x 6 m) thì mật độ 333 cây/ha. Có điều kiện thâm canh cao trồng dày khoảng cách (3 x 3,5 m) thì mật độ 800 – 1.000 cây/ha.

* Cách trồng

Hố thường phải đào trước khi trồng cây 15-30 ngày. Trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15-20 cm.  Vét một hố nhỏ để đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc bật rễ làm chết cây.

3. Chăm sóc sau  khi trồng

* Tưới nước:

Sau khi trồng cây xong cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng hạn tưới 1lần/ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới nước cho phù hợp.

* Bón phân

– Thời kỳ cây còn nhỏ 1-3 tuổi: Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm: Tháng 1, tháng 2, tháng 5 và tháng 11.

Lượng bón:

– Phân hữu cơ hoai mục:

 

– Đạm Urê:

– Super lân:

– Kali:

5-20 kg

 

0,1-0,2 kg/cây

0,2-0,5 kg/cây

0,1-0,2 kg/cây

Khi bón cần kết hợp xới xáo, làm cỏ.

– Thời kỳ thu hoạch từ năm thứ 4 trở đi: Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm:

+ Bón cơ bản (tháng 8 – tháng 11): Phân hữu cơ + Super lân + Vôi.

+ Bón đón hoa, cành xuân từ 15/1 – 15/3: Đạm Urê + Kali.

+ Bón thúc tăng trọng cho quả vào tháng 5: Đạm Urê + Kali.

+ Bón thúc cành thu và tăng trọng cho quả tháng 7 – tháng 8: Đạm Urê + Kali.

Ngoài ra bón cho cây sau khi thu hoạch làm cây chóng phục hồi, lượng bón thúc như sau:

– Phân hữu cơ hoai mục:

 

– Đạm Urê:

– Super lân:

– Kali:

– Vôi bột:

20-30 kg/cây

 

0,5-0,8 kg/cây

0,5-1,0 kg/cây

0,1-0,3 kg/cây

0,5-1 kg/cây

Các năm sau lượng phân tăng theo độ tuổi cây, năng suất quả và tuỳ thuộc loại đất để tăng hoặc giảm lượng phân bón cho cây.

Cách bón: Đào rãnh hoặc hốc rộng 20 cm, sâu 15-20 cm xung quanh tán cây, rắc phân lấp đất, tưới đẫm nước.

* Bón tỉa cây

Khi cây có quả, sau mỗi lần thu hoạch cần đốn tỉa bỏ cành nhỏ, cành trong tán, cành sâu bệnh… và tiến hành chăm sóc thường xuyên tạo thuận lợi cho việc hình thành quả.

* Phòng trừ sâu bệnh

Thường xuyên kiểm tra vườn cây để phát hiện sâu bệnh kịp thời.

Sử dụng các biện pháp canh tác (xén tỉa cành lá sâu bệnh…) sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, thuốc hoá học ít độc, không dùng thuốc cấm và chú ý sử dụng thuốc theo nguyên tắc bốn đúng và chú ý một số loại sâu bệnh sau:

– Bọ xít, nhện chích hút, rầy, rệp phun: Sherpa 25 EC; Trebon 2,5 EC; Pegasus 500 EC; Actara 25 WG; Danitol 10 EC…

– Bệnh loét sẹo, đốm lá thân và cành lớn, thân quả cần phun: Rhidomil MZ 73 WP; Score 250 EC; thuốc gốc đồng…

Ngoài ra có thể dùng Basudin 10 G để trị kiến, mối, bọ cánh cứng, côn trùng có hại: Trộn tỷ lệ 1 thuốc + 10 cát rắc xung quanh gốc và hố.

* Chú ý: Sử dụng thuốc theo nồng độ ghi ở nhãn thuốc.

IV. Thu hoạch và bảo quản

Khi quả cam bắt đầu già, vỏ quả hơi vàng màu đặc trưng của giống thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại. Nếu vận chuyển đi xa thì khi đóng vào sọt hoặc thùng không quá 5 lớp (đóng sọt phải có lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả).

Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa các cành già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc.