Các tác giả đoạt giải Nobel văn học

Sách do Nhã Nam phát hành, sắp có mặt trên thị trường

Ảnh: T.L

GD&TĐ - Nobel Văn học là giải thưởng cao quý đối với người theo nghiệp văn chương. Các tác phẩm đoạt giải thưởng này luôn là những cuốn sách đáng đọc ít nhất một lần trong đời.

Hãy cùng điểm qua những tác phẩm đoạt giải Nobel Văn học “chứa đựng” tính nhân văn sâu sắc.

1. Thiên đường Tiểu thuyết gia người

Các tác giả đoạt giải Nobel văn học

Thiên đường.

Tanzania Abdulrazak Gurnah (72 tuổi), đã trở thành nhà văn da màu thứ hai ở châu Phi đoạt giải Nobel Văn học năm 2021. Những tác phẩm của ông thể hiện sự thâm nhập kiên định và nhân ái đối với tác động của chủ nghĩa thực dân và số phận những người tị nạn trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa.

Cuốn tiểu thuyết thứ 4 “Thiên đường” (năm 1994) của Abdulrazak Gurnah được coi là bước đột phá trong sự nghiệp văn chương. Tiểu thuyết phát triển từ một chuyến đi nghiên cứu đến Đông Phi vào khoảng năm 1990. Đây là câu chuyện về quá trình trưởng thành và một chuyện tình buồn trong thế giới khác biệt và va chạm những hệ thống niềm tin khác nhau.

Đây cũng được xem là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông Abdulrazak Gurnah được lọt vào danh sách rút gọn của giải Booker và giải thưởng văn học Whitbread, được trao hằng năm cho những nhà văn sống ở Anh và Ireland.

Người phát ngôn của Ủy ban trao giải Nobel Văn học đã nhận xét về ý nghĩa to lớn trong các tác phẩm của Gurnah: “Xuyên suốt trong các tác phẩm của ông là sự thâm nhập không nhân nhượng và đầy lòng trắc ẩn đối với những tác động của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người tị nạn trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa”.

Ông Anders Olsson - Chủ tịch Ủy ban Nobel thuộc Viện Hàn lâm Thụy Điển đánh giá, các tiểu thuyết của Gurnah khiến người đọc biết nhiều hơn đến một nền văn hóa Đông Phi vốn còn xa lạ với thế giới.

2. Dịch hạch

Các tác giả đoạt giải Nobel văn học

Dịch hạch.

“Dịch hạch” là tên một tiểu thuyết của nhà văn, triết gia người Pháp Albert Camus. Tác phẩm ra đời năm 1947. Năm 1957, Albert Camus được trao giải thưởng Nobel Văn học vì các sáng tác của ông đã đưa ra ánh sáng những vấn đề đặt ra cho lương tâm loài người ở thời đại chúng ta.

Tiểu thuyết “Dịch hạch” ra đời ngay sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Những gì tác phẩm miêu tả khiến người đọc liên tưởng tới một đại dịch khủng khiếp mà nhân loại vừa thoát khỏi trước đó 2 năm: Chủ nghĩa phát xít. Albert Camus được cho là một nhà dự báo thiên tài. Bởi, bối cảnh tác phẩm “Dịch hạch” ra đời 73 năm qua đang diễn ra trong đời sống nhân loại ngày nay, khi toàn thế giới đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19.

Câu chuyện trong “Dịch hạch” xảy ra ở Oran - một thành phố bên bờ Địa Trung Hải ở Algerie khi còn thuộc Pháp. Oran là một thành phố yên tĩnh bỗng một ngày xuất hiện và xảy ra những sự kiện “không đúng chỗ, có phần không bình thường”. Đầu tiên là những con chuột chết lẻ tẻ nơi cầu thang, rồi người ta bắt gặp xác chuột chết ở ngoài đường không đúng chỗ…

Dịch hạch xuất hiện. Các bệnh nhân bắt đầu được đưa vào bệnh viện và đã có những người tử vong đầu tiên. Vài ngày sau những hiện tượng bất bình thường này, dịch bệnh bùng phát. Sau nhiều cuộc tranh cãi, chính quyền phải công nhận đó là đại dịch.

Thành phố bị đóng cửa, mọi liên lạc với bên ngoài đều bị cắt đứt. Bắt đầu từ đây, một cuộc chiến cam go giữa con người với dịch bệnh đã diễn ra âm thầm, quyết liệt bên trong thành phố bị phong tỏa đó.

Trong bối cảnh cả thành phố bị cách ly, cuộc sống của con người vẫn phải tiếp diễn. Những công dân của thành phố mỗi người mang một tâm trạng khác nhau. Người sống trong sợ hãi, người tuyệt vọng tìm những thú vui để quên đi sự lo âu. Trong khi đó, một số kẻ cơ hội tìm cách kiếm lợi từ đại dịch.

Bác sĩ Rieux - người đầu tiên nhìn thấy những xác chuột chết vào buổi sáng 16/4 năm ấy đã cùng những con người can đảm, với các phương tiện ít ỏi cố gắng nỗ lực cứu người, đẩy lùi đại dịch. Bác sĩ Rieux có suy nghĩ đơn giản, rõ ràng nhưng quyết liệt: “Nếu không điên thì cũng mù, không mù thì cũng hèn nhát mới cam chịu buông tay trước dịch hạch”, “sức lực tôi đến đâu thì tôi bảo vệ họ đến đó...”.

Những lời nói và hành động của Rieux đã thuyết phục được nhiều người, trong đó có linh mục Paneloux, Jean Tarrou - một trí thức xuất thân danh giá. Jean Tarrou là người đáng lẽ đứng ngoài cuộc, nhưng anh đã tình nguyện cùng Rieux chống lại bệnh dịch.

Khi viết “Dịch hạch”, Albert Camus hiểu rằng, mọi người đều mang bệnh dịch trong mình. Bởi, không ai trên thế giới thoát khỏi nó… Bệnh dịch có mầm mống tự nhiên. Khi kết thúc tác phẩm “Dịch hạch”, Albert Camus đã nhận ra rằng: “Bài học rút ra được giữa lúc gặp tai họa là trong con người, có nhiều điều đáng khâm phục hơn là cái đáng khinh ghét… Dịch bệnh được đẩy lùi thì mầm bệnh vẫn lẩn khuất đâu đó và chỉ chờ dịp để bùng phát lại. Do đó, con người vừa luôn phải cảnh giác, vừa luôn phải đoàn kết giữ vững niềm tin. Chỉ có như vậy, con người mới có thể chiến thắng đại dịch”.

3. Của chuột và người

Các tác giả đoạt giải Nobel văn học

Của chuột và người.

Xuất bản năm 1937, giữa thời kỳ Đại suy thoái của nước Mỹ, “Của chuột và người” là một trong những tác phẩm xuất sắc giúp John Steinbeck đoạt giải Nobel Văn học năm 1962. Cuốn sách là sự suy ngẫm về số phận nghiệt ngã của những người lao động nghèo dưới đáy xã hội trong cơn khủng hoảng kinh tế. Họ là những con người nay đây mai đó, bấu víu vào hy vọng nhỏ nhoi để tiếp tục sống, tìm lối thoát giữa nỗi tuyệt vọng của thời cuộc.

“Của chuột và người” là một câu chuyện kể về George Milton và Lennie Small - hai chàng trai làm công cho một nông trại. Tuy cuộc sống vất vả và công việc nặng nhọc, nhưng họ luôn cố gắng đạt được ước mơ sở hữu một nông trại của riêng mình.

Bên bờ sông Salinas trong trẻo, tươi vui, George vẽ ra trước mắt Lennie viễn cảnh tương lai tràn ngập hạnh phúc, khi họ có thể sở hữu một căn nhà nhỏ của riêng mình, khu vườn đầy ắp hoa trái. Họ hình dung ra những loài thú nuôi đáng yêu cùng đồng hành trong ngày tháng tự do không phải chịu áp bức từ những chủ nô.

George tuy nhỏ bé nhưng thông minh và có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, luôn hành động dứt khoát theo lý trí. Lennie to khỏe, nhưng đầu óc chậm phát triển, lúc nào cũng như một đứa nhóc to xác biết vâng lời và ngoan ngoãn.

“Của chuột và người” khắc họa bức tranh xã hội Mỹ đương thời - nơi con người phải vật lộn để kiếm sống trong cuộc đại khủng hoảng. Đặc biệt, những người lao động chân tay nghèo khổ thường không có gia đình lẫn của cải. Họ phải liều mạng để làm việc, nhưng vẫn chỉ đủ ăn.

Họ mất đi sự tự do. Tiếng nói cá nhân cũng theo đó bị vùi lấp bởi sự sợ hãi và nỗi lo về cơm áo gạo tiền. Tác phẩm kết thúc với một bi kịch đầy bất ngờ và trần trụi, cũng diễn ra cạnh bờ sông Salinas. Đây là sự tượng trưng cho vòng lặp khổ đau mà những người dân nghèo chẳng tài nào thoát ra được.

4. Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ

Các tác giả đoạt giải Nobel văn học

Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ.

Với “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ”, tác giả Svetlana Alexievich là nhà văn đầu tiên của Belarus được trao giải Nobel Văn học (năm 2015). Xuất sắc vượt qua nhiều ứng cử viên nặng kí, Alexievich trở thành chủ nhân giải Nobel Văn học thứ 112 trong lịch sử “vì lối viết phức điệu, một tượng đài tưởng niệm sự thống khổ và lòng can đảm trong thời đại của chúng ta” (theo trích dẫn của giải thưởng).

“Bằng phương pháp độc đáo - ghi nhận tiếng nói của nhiều người và đưa vào tác phẩm của mình, nữ tác giả Alexievich giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về cả một kỷ nguyên”, Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đánh giá.

Nhà văn - nhà báo Alexievich tự sự rằng, bà đã chọn những thể loại phù hợp để theo đuổi con đường văn chương. Thông thường, bà cần khoảng 3 - 4 năm để hoàn thành một cuốn sách. Tuy nhiên, bà đã dành tâm huyết cho “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ” trong gần 10 năm. Để viết cuốn sách này, bà phải gặp gỡ, phỏng vấn, lấy tư liệu thật, ghi âm giọng nói của nhiều người khác nhau.

Đời sống và thân phận của phụ nữ Nga trong chiến tranh đã hiện lên trong những cuốn sách của Alexievich, đầy đau khổ và anh hùng. “Thật khó khăn để tiếp tục làm một người phụ nữ trong chiến tranh. Tuy nhiên, cuốn sách của tôi phải là tiếng nói cất lên từ những người dân. Đó là một cách để thế giới biết sự thật”, bà Alexievich bày tỏ.

Cuộc chiến tranh được ghi nhận trong con mắt một nửa của thế giới là đàn ông chủ yếu bằng những con số, dữ liệu, sự kiện. Trong khi đó, với nữ giới, dường như, họ nhìn chiến tranh qua cảm xúc.

Nobel văn học là một giải thưởng hàn lâm vô cùng danh giá và có uy tín. Vì thế những tác phẩm văn học đoạt được giải thưởng cao quý này đều có thể được coi như là những tác phẩm kinh điển khó có thể bỏ qua. Hôm nay bài viết xin được giới thiệu đến với các bạn 7 cuốn tiểu thuyết đoạt giải Nobel văn học bán chạy nhất hiện nay trên mạng tại Việt Nam. Chúng tôi cam đoan đây là những tác phẩm văn học chắc chắn sẽ không bao giờ làm bạn thất vọng.

1. Sông Đông êm đềm - Mikhail Solokhov

Các tác giả đoạt giải Nobel văn học

Sông Đông êm đềm là bộ tiểu thuyết vĩ đại nhất của nhà văn Nga Mikhail Aleksandrovich Sholokhov. Với tác phẩm này, Sholokhov đã được tặng Giải Nobel văn học năm 1965.

Sông Đông êm đềm miêu tả một giai đoạn lịch sử mười năm từ 1912 đến 1922 trong phạm vi địa lý rộng lớn: mặt trận miền Tây nước Nga trong Thế chiến thứ nhất, Ukraina, Ba Lan, România cho đến Sankt-Peterburg, Moskva nhưng chủ yếu diễn ra ở hai bờ sông Đông và tập trung vào một làng Cossack ven sông. Trong phần đầu của tiểu thuyết, Sholokhov đã quay lại quá khứ của gia đình Melekhov từ thời người ông nội với cô vợ người Thổ Nhĩ Kì bị người dân Cossack xa lánh và dị nghị do lối sống kì lạ. Gregori Melekhov là con thứ hai trong một gia đình ông nội là người Cossack, bà nội là người Thổ Nhĩ Kỳ. Gregori đem lòng yêu Aksinia, vợ một người hàng xóm và nhằm ngăn cản mối quan hệ này, gia đình Melekhov cưới Natalia cho chàng. Để được tiếp tục sống bên nhau, Gregori và Aksinia cùng bỏ nhà đi làm thuê. Tủi nhục, phẫn uất, Natalia đã quyên sinh nhưng không chết.

Gregori phải đi lính khi đến tuổi và cùng với những chàng trai Cossack khác, trong đó có người anh Pyotr nhập ngũ trước đó chiến đấu chống lại quân Áo, Đức trong những năm đầu của Thế chiến thứ nhất. Tham gia chiến tranh, do cứu sống một Trung tá bị thương, chàng được tặng Huân chương thánh Gorge đồng thời cảm nhận thấy tính chất tàn bạo, vô nghĩa của chiến tranh và luôn day dứt về điều đó. Ở quê nhà, Aksinia sống trong cơ cực, cô đơn, tuyệt vọng, đứa con đầu lòng cũng không sống nổi vì bệnh tật, nàng đã chấp nhận quan hệ với Evgeni, con trai của chủ nhà. Bị thương và về phép, biết được chuyện của Aksinia, Gregori quay trở về sống với Natalia và sau khi chàng trở lại quân ngũ ít lâu thì Natalia sinh đôi một trai, một gái. Cách mạng tháng Mười nổ ra, trong những ngày hỗn loạn ấy, Gregori bị xô đẩy hết từ "bên Đỏ" rồi lại sang "bên Trắng". Mặc dù chán ghét và không ý thức được mình chém giết để làm gì nhưng vó ngựa Cossack của Gregori vẫn phiêu bạt khắp các chiến trường, lao vào những trận đánh đẫm máu.

Bất chấp những gì đã xảy ra, Gregori và Aksinia vẫn yêu nhau và họ đã nối lại quan hệ. Tuyệt vọng, Natalia nhờ một bà lang băm bỏ đi giọt máu của mình và Gregori mà nàng đang mang trong người rồi chết do mất máu, trước khi chết Natalia đã tha thứ cho Gregori. Không lâu sau, con gái của Gregori và Natalia cũng chết do bệnh tật. Sau khi giải ngũ về quê, đã chán ghét cảnh chém giết trên chiến trường chàng chỉ mong có một cuộc sống bình yên cùng Aksinia. Bất chấp điều đó và mặc dù giữa em gái Gregori với Miska Kosevoi, một người bạn của chàng đã trở thành đại diện cho chính quyền Xô viết trong vùng yêu nhau tha thiết, chàng luôn sống trong sự đe dọa phải trả giá cho những gì đã gây ra khi chống lại chính quyền mới. Lo sợ trước nguy cơ bị bắt giam và xét xử, Gregori bỏ trốn theo quân thổ phỉ của Fomin.

Chính quyền Xô viết ngày càng được củng cố và toán phỉ của Fomin không còn đất dung thân, Gregori đem Aksinia bỏ trốn đi một nơi xa mong có được cuộc sống yên ổn nhưng trên đường trốn chạy bị phát hiện, truy đuổi, Aksinia trúng đạn chết trên tay Gregori. Cùng trong lúc này, Gregori đã đem tất cả vũ khí thả xuống sông Đông như một hành động giã từ vũ khí. Trở về vùng sông Đông, anh gặp lại con trai. Anh được biết bố mẹ đã mất, anh trai (lính bảo hoàng) bị em rể (hồng quân) giết. Tất cả những gì còn lại của Gregori trên đời là đứa con trai duy nhất. Hình ảnh cuối cùng của bộ tiểu thuyết là cảnh Gregori bồng đứa con về nhà.2. Tên tôi là đỏ - Orhan Pamuk

Các tác giả đoạt giải Nobel văn học

- Đạt Giải Nobel Văn Chương 2006 -

Ẩn dấu bên trong bức màn bí ẩn, đầy lôi cuốn của câu chuyện trinh thám với những án mạng bi thảm, Tên tôi là Đỏ đã đưa độc giả trở về 4 thế kỷ trước, giữa thành Istanbul hoa lệ, khám phá chiều sâu tâm hồn của một dân tộc.

Câu chuyện bắt đầu vào mùa đông năm 1591, trong lễ kỷ niệm một ngàn năm Hegira, Hoàng đế Thổ ra lệnh cho Enishte - một nhà tiểu họa tài ba, thực hiện một cuốn sách ca ngợi đế quốc của mình, và phải được minh hoạ theo phong cách Venice, vốn là lối vẽ của phương Tây. Trong bối cảnh lịch sử, văn hóa của Thổ Nhĩ Kỳ thế kỷ XVI, đây là một điều bị ngăn cấm, ai thực hiện có thể sẽ gặp nguy hiểm. Nhận trọng trách từ Đức vua, Enishte bí mật giao cho những nhà tiểu họa bậc thầy: Zeytin, Zarif, Leylek, Kelebek, mỗi người một phần việc riêng để hoàn thành cuốn sách mà không một ai thấy được thành phẩm hoàn chỉnh.

Thế nhưng, cuốn sách chưa kịp làm xong thì những vụ án mạng đã xảy ra. Zarif - người thợ mạ vàng tài hoa bị giết chết thảm khốc và ném xác xuống giếng hoang. Sau đó, Enishte bị hạ sát ngay tại nhà bằng chiếc bình mực cổ. Kẻ sát nhân đã để lại những vết tích kỳ lạ trên cuốn sách dang dở. Bao mối hoài nghi được đặt ra, phải chăng mục đích giết người là sự đố kỵ nghề nghiệp, lòng ghen tuông tình ái… Bức màn bí ẩn chỉ thực sự hé mở vào cuổi tác phẩm. Người đi tìm lời giải mã là chàng Siyah và sư phụ Osman - một nhà tiểu họa già. Động lực tình yêu của Siyah với Shekure, con gái của Enishte, đã đưa chàng khá phá vụ án bí ẩn đó. Chính điều này khiến Tên tôi là Đỏ đa chiều hơn, phong phú hơn, đẹp đẽ hơn.

Từ câu chuyện trinh thám ly kỳ, Tên tôi là Đỏ đưa ra một cuộc đối thoại Đông – Tây, để rồi từ đó khai phá chân dung và vẻ đẹp tinh thần ẩn chứa dưới những bức thành Istanbul, những nét đặc sắc đã đưa người Ba Tư trở thành một huyền thoại mãi mãi của thế giới. Cũng từ đó, tác phẩm khai phá một triết lý sống với những chiêm nghiệm về tình yêu, nghệ thuật, sự sống và cái chết.

3. Trăm năm cô đơn - Gabriel Garcia Marquez

Các tác giả đoạt giải Nobel văn học

Cho đến nay Trăm năm cô đơn vẫn là cuốn tiểu thuyết lớn nhất của Gabriel Garcia Márquez, nhà văn Columbia, người được giải Nobel về văn học năm 1982.

Trăm năm cô đơn ra đời (1967) đã gây dư luận sôi nổi trên văn đàn Mỹ Latinh và lập tức được cả thế giới hâm mộ. Sau gần hai mươi năm, Trăm năm cô đơn đã có mặt ở khắp nơi trên hành tinh chúng ta để đến với mọi người và mọi nhà.

Trăm năm cô đơn là câu chuyện về dòng họ Buênđya tồn tại bảy thế hệ, người đầu tiên bị trói vào gốc cây và người cuối cùng bị kiến ăn, một dòng họ tự lưu đày vào cõi cô đơn để trốn tội loạn luân. Trong cõi cô đơn ấy, những Accađiô, Aurêlianô, Rêmêđiôt và những Amaranta đã ra đời, sống với số phận bi đát như đã được định trước: lay lắt trong nỗi cô đơn và hoài nhớ, thấp thỏm lo phạm tội loạn luân. Nhưng rồi họ yêu nhau mãnh liệt và lấy nhau với hy vọng tình yêu sẽ cải tạo nòi giống mình. Nhưng họ vẫn đẻ ra những đứa con có đuôi lợn và chính nó đã kết liễu dòng họ Buênđya.

Trăm năm cô đơn là lời kêu gọi mọi người hãy sống đúng bản chất người - tổng hòa các mối quan hệ xã hội - của mình, hãy vượt qua mọi định kiến, thành kiến cá nhân, hãy lấp bằng mọi hố ngăn cách cá nhân để cá nhân mình tự hòa đồng với gia đình, với cộng đồng xã hội. Vì lẽ đó Garcia Márquez từng tuyên bố cuốn sách mà ông để cả đời sáng tác là cuốn sách về cái cô đơn và thông qua cái cô đơn ông kêu gọi mọi người đoàn kết, đoàn kết để đấu tranh, đoàn kết để chiến thắng tình trạng chậm phát triển của Mỹ Latinh, đoàn kết để sáng tạo ra một thiên huyền thoại khác hẳn. Một huyền thoại mới, hấp dẫn của cuộc sống, nơi không ai bị kẻ khác định đoạt số phận mình ngay cả cái cách thức chết, nơi tình yêu có lối thoát và hạnh phúc là cái có khả năng thực sự, và nơi những dòng họ bị kết án trăm năm cô đơn cuối cùng và mãi mãi sẽ có vận may lần thứ hai để tái sinh trên mặt đất này.

Người đọc tìm đến với Trăm năm cô đơn bởi đó là cuốn sách văn học thực sự mang hơi thở đời sống hiện đại - cuốn sách của niềm tin và những số phận con người.

4. Bác sĩ Zhivago - Boris Pasternak

Các tác giả đoạt giải Nobel văn học

Tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago được Pasternak viết xong năm 1956, nhưng do nội dung không thích hợp với đời sống văn học, chính trị Liên Xô lúc bấy giờ, nên đã bị Viện Văn học Moskva và Hội Nhà văn Liên Xô kịch liệt phản đối, các nhà xuất bản ở Liên Xô từ chối xuất bản, còn bản thân Pasternak bị Hội Nhà văn Liên Xô kịch liệt lên án, đả kích.

Dù không được xuất bản trong nước và bị lên án dữ dội, nhưng tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago vẫn tìm được đường đến với độc giả các nước phương Tây. Năm 1957, bản thảo truyện được in thành sách tiếng Nga tại Ý. Năm sau có ấn bản tiếng Ý và tiếng Anh. Pasternak nhờ đó mà được đề nghị nhận giải Nobel văn chương năm 1958, nhưng chính quyền Xô viết bấy giờ ép ông phải từ chối nhận giải thưởng này. Mãi đến 1988, tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago mới được cho in và xuất bản tại Nga.

Cho đến tận ngày nay, Bác sĩ Zhivago vẫn được xem là cuốn tiểu thuyết gây sóng gió bậc nhất, là tác phẩm văn học điển hình nhất của cuộc chiến tư tưởng giữa hai siêu cường thời Chiến tranh lạnh.

5. Trên sa mạc và trong rừng thẳm - Henryk Sienkiewicz

Các tác giả đoạt giải Nobel văn học

Câu chuyện kể về cuộc phiêu lưu trên vùng đất Đông Phi của cậu bé Stas mười bốn tuổi và cô bé Nell tám tuổi khi bị bắt cóc và đem từ kênh đào Suez qua sa mạc Sahara tới Sudan. Trải qua không biết bao nhiêu hiểm nguy, đối mặt với nhiều gian nan thử thách, khi thì trên sa mạc nắng cháy, lúc giữa rừng già thẳm sâu, cuối cùng, Stas và Nell cũng đoàn tụ được với gia đình.

Là tác phẩm duy nhất viết cho thiếu nhi của nhà văn Ba Lan nổi tiếng Henryk Sienkiewicz, ngay từ khi xuất bản lần đầu năm 1912, Trên sa mạc và trong rừng thẳm đã được hoan nghênh nhiệt liệt, được tái bản ngay và được dịch ra nhiều thứ tiếng, sau đó được dựng thành phim năm 1973 và 2001. Trong suốt một thế kỷ qua, tác phẩm đề cao lòng quả cảm, khát vọng đi tới những chân trời xa, thực hiện những kì tích phi thường này luôn được coi là một trong những cuốn truyện hay nhất dành cho thiếu nhi.

Cuốn sách Trên sa mạc và trong rừng thẳm được dịch giả Nguyễn Hữu Dũng dịch từ nguyên tác tiếng Ba Lan "W pustyni i w puszczy" - NXB Pans twowi institut widawniczi.

6. Ông già và biển cả - Ernest Hemingway

Các tác giả đoạt giải Nobel văn học

Ông già và Biển cả (tên tiếng Anh: The Old Man and the Sea) là một tiểu thuyết ngắn được Ernest Hemingway viết ở Cuba năm 1951 và xuất bản năm 1952. Nó là truyện ngắn dạng viễn tưởng cuối cùng được viết bởi Hemingway. Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng và là một trong những đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Tác phẩm này đoạt giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 1953. Nó cũng góp phần quan trọng để nhà văn được nhận Giải Nobel văn học năm 1954.

Trong tác phẩm này, ông đã triệt để dùng nguyên lý mà ông gọi là “tảng băng trôi”, chỉ mô tả một phần nổi còn lại bảy phần chìm, khi mô tả sức mạnh của con cá, sự chênh lệch về lực lượng, về cuộc chiến đấu không cân sức giữa con cá hung dữ với ông già. Tác phẩm ca ngợi niềm tin, sức lao động và khát vọng của con người.

7. Từ thăm thẳm lãng quên - Patrick Modiano & Sempé

Các tác giả đoạt giải Nobel văn học

Một câu chuyện bỗng nhiên hiện ra từ quá khứ mịn màng. Lúc nào người ta cũng tự hỏi, làm cách nào, bằng thứ giả thuật kim nào, mà tác giả có thể tạo ra những ký ức tinh xảo đến thế.

Nhưng Jaquenline, Van Bever rồi Peter Rachman, Paris và London của giai đoạn hậu chiến trong "Từ thăm thẳm lãng quên" dần dà làm cho chúng ta hiểu rằng vỏ bọc quá khứ mịn màng hoàn toàn có thể chứa đựng những kỷ niệm đâu đớn đến thế nào, những kỷ niệm ngủ yên nhưng sẽ quay trở lại quấy nhiễu chúng ta sau từng quãng thời gian mười lăm năm.

Cuốn sách không chỉ dệt nên mối quan hệ kỳ lạ giữa quá khứ và thực tại, mà còn tạo ra những mối liên hệ với các tiểu thuyết khác của Patrick Modiano, nhất là " Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối"

Theo top7thuvi.com

21,612 lượt xem