Các quy định pháp luật về nhận tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng thương mại

Quyền được nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng. Quy định về việc nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại, công ty tài chính, quỹ tín dụng, công ty cho thuê tài chính, ngân hàng nước ngoài...

Trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, nhận tiền gửi là một hình thức nghiệp vụ phổ biến. Khách hàng sẽ gửi tiền gửi tại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc được hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận. Vậy giữa các hình thức tín dụng khác nhau việc nhận tiền gửi được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề này.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ.

Luật các tổ chức tín dụng năm 2010

-Thông tư số 48/2018/TT-NHNN Thông tư quy định về tiền gửi tiết kiệm. 

1. Nhận tiền gửi là gì?

Khoản 13 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: “Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.”

Nhận tiền gửi là nghiệp vụ của hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật tổ chức tín dụng. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.

2. Quyền được nhận tiền gửi của các hình thức tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân (khoản 1 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010).

Quyền là khái niệm dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức, theo đó cá nhân và tổ chức được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế. Quyền được nhận tiền gửi của các hình thức tổ chức tín dụng là hoạt động kinh doanh nghiệp vụ của doanh nghiệp dưới nhiều hình thức: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền được người gửi tiền gửi tại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc được hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng gồm các hình thức: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiêu chí khác do tổ chức tín dụng xác định.

Nhận tiền gửi không kì hạn hoặc tiền gửi có kì hạn là khoản tiền được người gửi tiền gửi tại tổ chức tín dụng theo một thời hạn từ ngày tháng năm này đến ngày tháng năm khác nhất định hoặc không xác định thời hạn gửi. 

Xem thêm: Mẫu quyết định thanh lý xe ô tô, thanh lý tài sản cố định của công ty

a, Ngân hàng thương mại

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 98 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, ngân hàng thương mại được nhận tiền gửi dưới các hình thức sau:

“1.Nhận tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền .

2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong và ngoài nước”.

Trong đó quyền nhận tiền gửi tiết kiệm được quy định cụ thể tại Điều 2 Thông tư số 48/2018/TT-NHNN Thông tư quy định về tiền gửi tiết kiệm: Ngân hàng thương mại được nhận tiền gửi tiết kiệm của mọi cá nhân, theo các điều khoản khác nhau, chỉ có những ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối mới được nhận tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, và việc nhận tiền gửi này phải phù hợp với quy định pháp luật hiện hành của chính phủ Việt Nam và ngân hàng nhà nước về quản lí ngoại hối Ngân hàng thương mại nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các cá nhân Việt Nam và các cá nhân nước ngoài sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, nhận tiền gửi bằng ngoại tệ từ các cá nhân người cư trú.

b,Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính

Theo Điều 108Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, công ty tài chính được thực hiện quyền nhận tiền gửi dưới các hình thức sau:

 “a,Nhận tiền gửi của tổ chức;

Xem thêm: Tổ chức tín dụng là gì? Đặc điểm và hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

b,Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức;

c,Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

d) Cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng;

đ) Bảo lãnh ngân hàng;

e) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác;

g) Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

2.Chính phủ quy định cụ thể điều kiện để công ty tài chính thực hiện hoạt động ngân hàng quy định tại khoản 1 Điều này.”

Công ty tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì trên tài khoản tiền gửi này số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc; được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Công ty tài chính được phép thực hiện hoạt động phát hành thẻ tín dụng được mở tài khoản tại ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối; Công ty tài chính được mở tài khoản tiền gửi, tài khoản quản lý tiền vay cho khách hàng.

Xem thêm: Phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Tương tự công ty cho thuê tài chính có quyền:

“1. Nhân tiền gửi của tổ chức.

2.Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức” (Điều 112 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010)

Như vậy, theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì phạm vi nhận tiền gửi của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính bị hạn chế hơn so với ngân hàng thương mại. Theo đó các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, chỉ được nhận tiền gửi từ các tổ chức mà không được nhận tiền gửi từ đối tượng là cá nhân . Đồng thời việc phát hành tiền gửi, kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu, chỉ để nhằm huy động vốn của các tổ chức trong khi ngân hàng thương mại được Luật quy định khá mở: “để huy động vốn trong và ngoài nước”.

Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính chỉ được nhận tiền gửi của tổ chức. Việc thay đổi đối tượng huy động vốn của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính đã phù hợp hơn với thông lệ áp dụng tại hầu hết các nước và tạo điều kiện giảm bớt rủi do cho các ngân hàng , cho phép các công ty tài chính được mở rộng phạm vi cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác nhau của mình.

c,Quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng hợp tác xã.

 Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Theo khoản 1 Điều 118 Luật các Tổ chức tín dụng 2010, quỹ tín dụng nhân dân được phép: Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam trong các trường hợp sau đây:

Xem thêm: Hạn chế tín dụng là gì? Các hạn chế tín dụng về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

“a. Nhận tiền gửi của thành viên.

b. Nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên theo quy định của Ngân hàng nhà nước.”

So với ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, thì quỹ tín dụng nhân dân không được nhận tiền gửi dưới hình thức phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, trái phiếu, tín phiếu. Đồng thời về đối tượng được gửi tiền vào quỹ tín dụng nhân dân cũng bị hạn chế rõ rệt, đó là : nhận tiền của thành viên, việc nhận tiền của các đối tượng không phải là thành viên phải theo quy định của ngân hàng nhà nước.

Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân.

Ngân hàng hợp tác xã bản chất là các quỹ tín dụng nhân dân tạo thành. Hiện nay chưa có một ngân hàng hợp tác xã nào đi vào hoạt động, sự ra đời của ngân hàng hợp tác xã sẽ khắc phục những hạn chế hiện nay về hoạt dộng của quỹ tín dụng nhân dân trung ương, tạo điều kiện liên kết các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, hỗ trợ các hệ thống này phát triển.

Các quy định pháp luật về nhận tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng thương mại

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

d,Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài.

Xem thêm: Giao kết, thực hiện hợp đồng tín dụng, một số lỗi thường gặp

Tổ chức tín dụng nước ngoài là tổ chức tín dụng được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài. Tổ chức tín dụng nước ngoài được hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài.

Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài là loại hình ngân hàng thương mại; công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài là loại hình công ty tài chính; công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài là loại hình công ty cho thuê tài chính theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 .

Quy định của pháp luật về quyền năng nhận tiền gửi của ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các nội dung sau: Các quy định chung về các chủ thể trong quan hệ tiền gửi Các quy định về các loại tiền gửi Các quy định giới hạn quyền huy động vốn bằng nhận tiền gửi của ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài. Các quy định về trách nhiệm ,nghĩa vụ của ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài trong hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi Các quy định quản lí nhà nước đối với hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi của ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài.